Kì thi cuối học kì 2 sắp tới, nhu cầu tìm kiếm nguồn tài liệu ôn thi chính thống có lời giải chi tiết của các em học sinh là vô cùng lớn. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi xin giới thiệu đến các em đọc 2 Bộ đề thi tiếng Việt học kì 2 lớp 2 năm 2021 phần 2 có lời giải chi tiết. Nội dung bám sát theo chương trình học trong nhà trường. Giúp các em học sinh ôn tập và luyện tập làm quen với nhiều dạng đề, đồng thời cũng chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới của mình. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây.
A/ Kiểm tra đọc (10 điểm)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Kho báu (Trang 83- TV2/ Tập 2)
2. Những quả đào (Trang 91 - TV2/ Tập 2)
3. Cây đa quê hương (Trang 93 - TV2/ Tập 2)
4. Ai ngoan sẽ được thưởng (Trang 100 - TV2/ Tập 2)
5. Chuyện quả bầu (Trang 107 - TV2/ Tập 2)
6. Bóp nát quả (Trang 124 - TV2/ Tập 2)
7. Người làm đồ chơi (Trang 133 - TV2/ Tập 2)
8. Đàn Bê của anh Hồ Giáo (Trang 136 - TV2/ Tập 2)
II/ Đọc hiểu (6 điểm) (35 phút)
Đọc thầm bài sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:
Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
Vũ Tú Nam
Câu 1. Câu chuyện này tả về? (0.5 điểm)
A. Tả cây gạo
B. Tả đàn chim
C. Tả cây gạo và đàn chim
D. Tả hoa của cây gạo
Câu 2. Đàn chim tới đậu trên các cành cây gạo vào mùa nào? (0.5 điểm)
A. Mùa lá rụng
B. Mùa hoa rụng
C. Mùa hoa nở
D. Mùa ra quả
Câu 3. Hãy ghép nối để được các kết hợp đúng mà tác giả đã sử dụng trong bài? (0.5 điểm)
1.Cây gạo a. Ngọn lửa hồng
2. Bông hoa b. Tháp đèn khổng lồ
Câu 4. Vì sao hết mùa hoa, cây gạo lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư? (0.5 điểm)
A. Vì mưa nhiều hơn nên cây xanh tốt.
B. Vì chim chóc vãn, không còn sự ồn ã như khi hoa nở
C. Vì lũ chim tới đậu dưới gốc cây nhiều hơn
D. Vì đàn chim nhắc nhở nhau giữ yên lặng
Câu 5. Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào? (0.5 điểm)
A. Vào mùa hoa nở
B. Vào mùa xuân
C. Vào mùa hoa rụng
D. Vào 2 mùa kế tiếp
Câu 6. Câu văn sau sử dụng kiểu nhân hóa nào? (0.5 điểm)
Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được.
A. Gọi con vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi con người.
B. Dùng những từ ngữ chỉ hành động của người để gán cho con vật
C. Trò chuyện thân mật với con vật như đối với con người.
D. Cả B và C
Câu 7. (1 điểm): Em hãy đặt một câu theo mẫu Ai thế nào? trong đó có sử dụng ít nhất 1 dấu phẩy.
Câu 8. (1 điểm): Gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm trong câu:
Nếu ông còn sống, chắc ông cũng sẽ rất vui vì tấm lòng thơm thảo của cháu.
Câu 9. Viết lời đáp của em trong trường hợp sau: (1 điểm)
Em giúp mẹ dọn dẹp bàn ăn. Mẹ em nói: “Mẹ cảm ơn con, con ngoan quá.”
B/ Kiểm tra viết (10 điểm)
1/ Chính tả: Nghe - viết (4 điểm - 15 phút)
Quả tim khỉ
- Bạn là ai? Vì sao bạn khóc?
- Tôi là Cá Sấu. Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi.
Khỉ nghe vậy, mời Cá Sấu kết bạn.
Từ đó, ngày nào Cá Sấu cũng đến, ăn những hoa quả mà Khỉ hái cho.
2/ Tập làm văn (6 điểm - 25 phút)
Viết lời giới thiệu (4 – 5 câu) về một con vật mà em thích.
Gợi ý:
- Đó là con gì? Ở đâu?
- Hình dáng con vật ấy có gì nổi bật?
- Hoạt động thường ngày của con vật đó là gì ?
- Tình cảm của em với con vật ấy như thế nào?
A/Kiểm tra đọc (10 điểm)
1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
2/Đọc hiểu: (6 điểm)
Câu 1. A. Tả cây gạo
Câu 2. C. Mùa hoa nở
Câu 3. 1 - b, 2 - a
Câu 4. B. Vì chim chóc vãn, không còn sự ồn ã như khi hoa nở
Câu 5. D. Vào 2 mùa kế tiếp
Câu 6. B. Dùng những từ ngữ chỉ hành động của người để gán cho con vật
Câu 7. Đặt 1 câu theo mẫu Ai thế nào?, có dùng đúng ít nhất 1 dấu phẩy được 1 điểm. Nếu đầu câu và tên riêng (nếu có) không viết hoa hoặc thiếu dấu chấm cuối câu trừ 0,25 điểm.
VD: Hưng rất ngoan ngoãn, hiếu thảo với bà.
Chú chim sâu chăm chỉ, lễ phép và thân thiện.
Câu 8. HS gạch chân được 1 từ chỉ đặc điểm được 0,5 điểm.
Nếu ông còn sống, chắc ông cũng sẽ rất vui vì tấm lòng thơm thảo của cháu.
Câu 9.
Gợi ý: Không có gì đâu ạ, sau này con sẽ giúp mẹ việc nhà nhiều hơn nữa ạ.
B/ Kiểm tra viết (10 điểm)
1/Chính tả: (nghe viết) (4 điểm )
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng,viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi ): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch , đẹp: 1 điểm
2/ Tập làm văn: (6 điểm)
Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:
- Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau: (4 điểm)
+ Đó là con gì? Ở đâu?
+ Hình dáng con vật ấy có gì nổi bật?
+ Hoạt động thường ngày của con vật đó là gì ?
+ Tình cảm của em với con vật ấy như thế nào?
- Hình thức: (2đ)
+ Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5đ
+ Dùng từ, đặt câu tốt: 1 đ
+ Bài viết có sáng tạo: 0.5 đ
Bài làm tham khảo:
Nhà em nuôi một đàn gà, nhưng nổi bật nhất vẫn là chú gà trống to lớn nhất đàn. Năm nay chú đã gần ba tuổi rồi. Đầu chú được tô điểm bởi chiếc mào đỏ lử, lúc nào cũng rực rỡ như một bông hoa. Chú có bộ lông màu đỏ tía, rất mượt mà lại óng ánh như nhung. Chiếc đuôi uốn cong càng tô thêm vẻ uy nghiêm cho chú. Chú gà trống là chiếc đồng hồ báo thức mỗi sáng của gia đình em. Em rất yêu quý gà trống.
A/ Kiểm tra đọc (10 điểm)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV kiểm tra HS ở từng tiết ôn tập theo yêu cầu kiểm tra cuối HKI môn Tiếng Việt lớp 2
II/ Đọc hiểu (6 điểm) (35 phút)
Đọc thầm bài sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:
Cô gái đẹp và hạt gạo
Ngày xưa, ở một làng Ê - đê có cô Hơ - bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ - bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi:
- Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế?
Hơ - bia giận dữ quát:
- Tôi đẹp là nhờ công mẹ công cha chớ đâu thèm nhờ đến các người.
Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ - bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ - bia phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này sang mùa khác, da đen xạm.
Thấy Hơ - bia đã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ đó, Hơ - bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa.
Theo Truyện cổ Ê - đê
Câu 1. Hơ-bia là một cô gái như thế nào?
A. Xinh đẹp, chăm chỉ
B. Xấu xí, lười biếng
C. Nhút nhát, tự ti
D. Xinh đẹp nhưng lười biếng
Câu 2. Vì sao thóc gạo bỏ Hơ-bia đi vào rừng? (0.5 điểm)
A. Vì thóc gạo thích đi chơi.
B. Vì Hơ-bia khinh rẻ thóc gạo.
C. Vì Hơ-bia đuổi thóc gạo đi
D. Vì Hơ-bia không chơi với thóc gạo
Câu 3. Thóc gạo bỏ đi vào lúc nào? (0.5 điểm)
A. Sáng sớm
B. Buổi trưa
C. Chiều tối
D. Đêm khuya
Câu 4. Sau khi thóc gạo bỏ đi, Hơ-bia sống như thế nào? (0.5 điểm)
A. Hơ-bia tự mình ra chợ mua thêm thóc gạo về ăn
B. Hơ-bia khóc òa òa đòi cha mẹ đi tìm thóc gạo về
C. Hơ-bia ân hận, phải đào củ trồng bắp nên da đen xạm.
D. Hơ-bia chạy vào rừng bắt thóc gạo trở về
Câu 5. Sau khi thóc gạo trở về, Hơ-bia thay đổi như thế nào? (0.5 điểm)
A. Hơ-bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và càng xinh đẹp hơn xưa.
B. Hơ-bia lại tiếp tục khinh thường thóc gạo và vung vãi cơm gạo.
C. Hơ-bia ngày càng giàu có vì có nhiều thóc gạo trong nhà.
D. Hơ-bia đón cha mẹ đến nhà sống để cùng ăn cơm gạo với mình
Câu 6. Các từ chỉ đặc điểm trong câu “Ngày xưa, ở một làng Ê-đê có cô Hơ-bia xinh đẹp nhưg rất lười biếng.” là: (0.5 điểm)
A. Xinh đẹp
B. Xinh đẹp, lười biếng
C. Lười biếng
D. Hơ-bia
Câu 7. Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên? (0.5 điểm)
Câu 8. Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch dưới trong câu: (1 điểm)
Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.
Câu 9. Tìm từ thích hợp chỉ muông thú điền vào chỗ trống: (1 điểm)
- Đầu .... đuôi chuột.
- Mặt nhăn như ... ăn ớt.
- Nói như ....
- Nhát như ....
B/ Kiểm tra viết (10 điểm)
1/ Chính tả: Nghe - viết (4 điểm - 15phút)
Chuyện quả bầu
Từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra. Người Khơ-mú nhanh nhảu ra trước. Tiếp đến, người Thái, người Tày, người Nùng, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh,… lần lượt ra theo.
Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay.
2/ Tập làm văn ( 6 điểm - 25 phút)
Viết một đoạn văn (4 – 5 câu) kể về nghề nghiệp của người thân trong gia đình em.
Gợi ý:
- Người thân của em làm nghề gì?
- Người thân của em làm việc đó như thế nào?
- Nghề đó có ích lợi như thế nào?
A/Kiểm tra đọc (10 điểm)
1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
2/ Đọc hiểu: (6 điểm)
Câu 1. D. Xinh đẹp nhưng lười biếng
Câu 2. B. Vì Hơ-bia khinh rẻ thóc gạo.
Câu 3. D. Đêm khuya
Câu 4. C. Hơ-bia ân hận, phải đào củ trồng bắp nên da đen xạm.
Câu 5. A. Hơ-bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và càng xinh đẹp hơn xưa.
Câu 6. B. Xinh đẹp, lười biếng
Câu 7. Trả lời đúng ý một trong các ý sau:
- Cần phải quý trọng hạt gạo và chăm chỉ làm việc.
- Cần biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- Cần chăm chỉ học hành và yêu quý mọi người xung quanh.
Câu 8.
Chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng khi nào?
Câu 9.
- Đầu voi đuôi chuột.
- Mặt nhăn như khỉ ăn ớt.
- Nói như vượn
- Nhát như cáy
B/ Kiểm tra viết (10 điểm)
1/Chính tả: (nghe viết) (4 điểm )
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng,viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi ): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch , đẹp: 1 điểm
2/ Tập làm văn: (6 điểm)
Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:
- Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau: (4 điểm)
+ Người thân của em làm nghề gì?
+ Người thân của em làm việc đó như thế nào?
+ Nghề đó có ích lợi như thế nào?
+ Suy nghĩ của em về công việc của người đó
- Hình thức: (2đ)
+ Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5đ
+ Dùng từ, đặt câu tốt: 1 đ
+ Bài viết có sáng tạo: 0.5 đ
Bài làm tham khảo :
Dì Ngân của em là cô giáo vùng cao. Mỗi sáng dì phải thức dậy từ rất sớm, vượt qua con đường nhiều dốc đèo mới tới được ngôi trường nhỏ. Dì yêu thương học sinh của mình như con vì hoàn cảnh của các bạn ấy rất khó khăn. Mỗi mùa đông tới, dì Ngân lại kêu gọi mọi người dưới xuôi ủng hộ áo quần để giúp đỡ các bạn nhỏ. Em rất khâm phục dì. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành cô giáo giống như dì.
Tham khảo thêm đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt khác:
Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn tiếng việt khác được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.
►►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ bên dưới để tải về 2 bộ đề thi tiếng việt lớp 2 học kì 2 năm 2021 phần 2, file word, pdf hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.