Logo

2 Bộ đề thi khảo sát lớp 9 môn Văn 2021 - Phần 2 (Có đáp án)

2 Bộ đề thi khảo sát lớp 9 môn Văn 2021 - Phần 2 có lời giải chi tiết được cập nhật mới nhất từ hệ thống kho đề thi, đề kiểm tra. Hỗ trợ học sinh lớp 9 ôn luyện giải đề KSCL hiệu quả nhất
5.0
1 lượt đánh giá

Chuyên trang chúng tôi xin giới thiệu 2 bộ đề thi khảo sát đầu năm lớp 9 môn Văn năm 2021 - Phần 2 được tuyển chọn hay nhất có đáp án chính xác và hướng dẫn giải chi tiết dành cho các em học sinh lớp 9 và giáo viên làm nguồn tài liệu tham khảo giúp củng cố kiến thức và hỗ trợ luyện tập giải đề hiệu quả nhất.

Các đề khảo sát chất lượng lớp 9 môn Văn năm 2021 được cập nhật liên tục mới nhất từ hệ thống kho đề thi trên toàn quốc và từ đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm sẽ giúp các em học sinh tiếp cận và làm quen đa dạng các dạng đề thi, nắm vững phương pháp giải toàn diện.

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Văn 2021 - Đề số 1

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:

Ngọc trai nguyên chỉ là một hạt cát, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai. Cái bụi bặm khách quan nơi rốn bể lẻn vào cửa trai. Trai xót lòng. Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những cơ thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngoài gieo vào giữa lòng mình (và vì trai chết nên cát bụi kia vẫn chỉ là hạt cát). Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống, sống lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót. Tới một thời gian nào đó, hạt cát khối tình con, cộng với nước mắt hạch trai, đã trở thành lõi sáng của một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.

Câu 1 (0,5đ): Thành quả sau những đau đớn mà ngọc trai phải chịu là gì?

Câu 2 (1đ): Khi bị những hạt cát xâm lăng, những chú trai đã có hành động gì?

Câu 3 (1,5đ): Đoạn văn giúp em nhận ra bài học gì? (Trình bày bằng một đoạn văn).

II. Tập làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Viết một đoạn văn với chủ đề vươn lên trong cuộc sống bằng hình thức diễn dịch.

Câu 2 (5đ): Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ.

Đáp án đề thi khảo sát chất lượng lớp 9 môn Văn (Đề số 1)

I. Đọc hiểu văn bản

Câu 1:

Thành quả sau những đau đớn mà ngọc trai phải chịu: một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.

Câu 2:

Khi bị những hạt cát xâm lăng, những chú trai đã có hành động: Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những chú trai không chịu được đau xót nên đã chết. Những cơ thể trai sống thì lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót.

Câu 3:

Bài học rút ra sau đoạn văn:

  • Trong cuộc sống sẽ có nhiều khó khăn thử thách ập đến mà chúng ta không lường trước được.

  • Lựa chọn vượt qua hay bỏ cuộc trước những khó khăn, thử thách là của chính bản thân mỗi người.

  • Khi vượt qua khó khăn, chúng ta sẽ có được những thành quả ngọt ngào.

II. Tập làm văn:

Câu 1:

Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào gợi ý sau:

  • Câu chủ đề là câu mở đầu của đoạn văn.

  • Các câu luận cứ phải có kết nối với nhau và đều phản ánh nội dung câu chủ đề.

  • Giọng văn trôi chảy, mạch lạc không mắc lỗi lặp từ, sai cú pháp, lủng củng.

Câu 2:

Dàn ý Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyên Hồng và đoạn trích Trong lòng mẹ.

2. Thân bài

a. Hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng

  • Cha mất sớm, vì đói nghèo nên mẹ phải đi tha hương cầu thực.

  • Cậu sống nhờ người cô ruột nhưng bị ghẻ lạnh, đay nghiến và không có được hạnh phúc.

→ Sống trong đau khổ, đáng thương và tội nghiệp.

b. Tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ của mình

  • Dù cho người cô có nói gì xấu xa thậm tệ về mẹ thì vẫn giữ được tình yêu thương, sự tin tưởng tuyệt đối với mẹ của mình.

  • Cậu đã rất đau khổ và khóc rất nhiều khi nghe cô nói không tốt về mẹ của mình → những điều một đứa trẻ không xứng đáng phải nghe, phải nhận từ người cô ruột của mình.

  • Thiếu thốn tình cảm nên luôn khao khát và mong muốn được yêu thương.

  • Khi nghe tin mẹ về, cậu vui mừng nhưng vẫn ngờ vực vì không biết đó có thật sự là mẹ hay không. Khi nhận ra mẹ mình, tất cả mọi cảm xúc của cậu như vỡ òa, ùa vào lòng mẹ để cảm nhận hơi ấm, tình yêu thương của một trái tim bé bỏng bị chính người thân của mình làm cho lạnh giá.

  • Cậu là người con biết cảm thông với hoàn cảnh của mẹ. Chính tình mẫu tử thiêng liêng đã giúp cậu vượt qua mọi định kiến của xã hội và vững tin vào tình yêu mẹ dành cho mình. Những đau khổ cậu bé đã phải trải qua đã nhận về thành quả xứng đáng đó là những giây phút vỡ òa hạnh phúc khi được ở trong lòng mẹ.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 năm 2021 môn Văn - Đề số 2

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:

Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cần phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội. Trước hết, trong mỗi gia đình, bố mẹ phải có ý thức uốn nắn lời ăn tiếng nói hàng ngày của con cái. Nếu bố mẹ nói năng không chuẩn mực, thiếu văn hóa thì con cái sẽ bắt chước. Đặc biệt, trong nhà trường, việc rèn giũa tính chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt cho học sinh phải được xem là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên... Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng cũng phải tuyên truyền và nêu gương trong việc sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực, đồng thời tích cực lên án các biểu hiện làm méo mó tiếng Việt.

Câu 1 (0,5đ): Nêu câu chủ đề của đoạn văn.

Câu 2 (1đ): Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cần sự chung tay của những thành phần nào?

Câu 3 (1,5đ): Là một học sinh, em cần phải làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? (Trình bày thành đoạn văn ngắn).

II. Tập làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về thực trạng chêm xen tiếng Anh vào ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của một số bạn trẻ hiện nay.

Câu 2 (5đ): Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh.

Đáp án đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Văn (Đề số 2)

I. Đọc hiểu văn bản

Câu 1:

Câu chủ đề của đoạn văn: Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cần phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội.

Câu 2:

Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cần sự chung tay của những thành phần:

  • Trong mỗi gia đình: bố mẹ phải có ý thức uốn nắn lời ăn tiếng nói hàng ngày của con cái.

  • Nhà trường: xem việc rèn giũa tính chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt cho học sinh phải là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên.

  • Các phương tiện thông tin đại chúng cũng phải tuyên truyền và nêu gương trong việc sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực, đồng thời tích cực lên án các biểu hiện làm méo mó tiếng Việt.

Câu 3:

Những việc cần làm để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:

  • Trau dồi vốn từ tiếng Việt của bản thân mình.

  • Không lạm dụng những từ nước ngoài vào giao tiếp hằng ngày.

  • Tuyên truyền, giới thiệu về vẻ đẹp của tiếng Việt đến bạn bè năm châu.

II. Tập làm văn:

Câu 1:

Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào gợi ý sau:

  • Thực trạng: không khó để bắt gặp những bạn học sinh sử dụng tiếng Anh vào giao tiếp hằng ngày…

  • Nguyên nhân: muốn thể hiện bản thân, chứng minh trình độ của mình…

  • Hậu quả: làm mất đi sự trong sáng, phong phú của tiếng Việt…

  • Biện pháp: cần giáo dục các bạn về vẻ đẹp của tiếng Việt, mỗi cá nhân phải có ý thứ trau dồi vốn từ của mình.

  • Rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Câu 2:

Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ Tức cảnh Pác Bó.

2. Thân bài

Sáng ra bờ suối, tối vào hang.

Cuộc sống nhịp nhàng, nề nếp của con người: Sáng ra, tối vào → Nơi ở chật chội, thiếu thốn, khó khăn, gian khổ.

Tuy nhiên, trong cuộc sống gian khổ đó, Người vẫn giữ một tâm hồn khoáng đạt, đa cảm, sống ung dung nơi núi rừng.

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.

Cuộc sống thiếu thốn về vật chất: rau cháo qua ngày.

Bác không mảy may cảm thấy mình vất vả mà ngược lại Bác cảm thấy rất vui. Niềm vui của một con người sau bao năm bôn ba nước ngoài được về sống ở quê hương, tổ quốc của mình.

Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng.

Nơi làm việc cũng không thoải mái: bàn đá chông chênh, nhưng dáng điệu của Bác vẫn lồng lộng đường hoàng. Bác say mê với công việc, tập trung cao độ vào công việc mà chẳng hề quan tâm đến vật chất quanh mình.

Từ láy “chông chênh” chỉ sự tạm bợ, nghèo nàn về vật chất. Nhưng sống giữa thiên nhiên, làm việc giữa đất trời khoáng đạt, Bác cảm thấy vui và hăng say với công việc của mình.

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

“sang”: không phải là vật chất sang trọng, giàu sang phú quý mà đây là cái thoải mái tinh thần, cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng.

→ Đề cao sự cao đẹp, giá trị to lớn của cách mạng và những con người hoạt động cách mạng.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

Tham khảo thêm một số đề thi khảo sát lớp 9 khác:

Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn ngữ văn khác được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.

►►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ bên dưới để tải về 2 bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 9 2021 - phần 2, file word, pdf hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status