Logo

CIC là gì? Cách kiểm tra CIC cá nhân nhanh và chuẩn nhất bạn cần biết

Bạn đang không biết CIC là gì trong xuất nhập khẩu cùng các thông tin liên quan khác đến CIC? Tham khảo ngay bài viết chi tiết dưới đây của chúng tôi. Đảm bảo giúp bạn nắm rõ định nghĩa của CIC, cách kiểm tra CIC cá nhân chuẩn nhất
5.0
3 lượt đánh giá

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ về CIC trong lĩnh vực tài chính, xuất nhập khẩu cùng với đó là hướng dẫn cách kiểm tra CIC cực chuẩn. Mời bạn theo dõi!

CIC là gì?

CIC là viết tắt của cụm từ Credit Information Center, hay còn gọi là Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng trực thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, làm nhiệm vụ thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý của ngân hàng nhà nước.

Đây là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc sự quản lý của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Đơn vị này có chức năng:

  • Đăng kí tín dụng quốc gia cho tất cả người dùng theo quy định của pháp luật hiện hành. Từ đây đơn vị sẽ hỗ trợ mọi người kiểm tra CIC nhanh chóng.
  • Thu nhận thông tin về nợ xấu của các tổ chức, cá nhân đi vay tín dụng. Sau đó CIC sẽ tiến hành xử lý, lưu trữ và phân tích thông tin tín dụng.
  • Phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
  • Chấm điểm tín dụng của mọi người trên tư cách pháp nhân. Kế đến đơn vị sẽ xếp hạng tín dụng của từng cá thể trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Mục đích của việc làm này chính là phục vụ cho công tác quản lý của ngân hàng nhà nước.
  • Cung cấp các loại hình dịch vụ và sản phẩm tín dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tính đến thời điểm hiện tại kho dữ liệu CIC đã lưu trữ hơn 30 triệu thông tin khách hàng vay vốn. Vì vậy quá trình kiểm tra CIC online trước khi phê duyệt khoản vay gần như là yêu cầu bắt buộc.

CIC trắng là gì?

Khi chưa vay ở đâu thì được gọi chung là CIC trắng tức là chưa bao giờ vay tiền hoặc trả góp ngân hàng hoặc Công Ty Tài Chính.

Phí CIC là gì trong xuất nhập khẩu?

Rất nhiều câu hỏi như CIC là phí gì? Phí CIC là gì? Theo đó phụ phí CIC (Container Imbalance Charge hay Equipment Surcharg) được dịch là phí mất cân bằng container, đây là một loại phụ phí vận tải biển, do hãng tàu thu nhằm mục đích bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng, từ nơi thừa container rỗng (cont rỗng) về nơi có nhu cầu conttainer rỗng đễ đóng hàng xuất.

Chi phí này hình thành do việc mất cân bằng về số lượng container rỗng. Tình trạng công rồng không cân bằng phát sinh do mất cân bằng trong cán cân xuất nhập khẩu của các quốc gia. Phí CIC được thu nhằm để bù đắp chi phí vận chuyển.

Tham khảo thêm:

Cam kết ngoại bảng trên CIC là gì?

Cam kết ngoại bảng trên CIC được hiểu là cam kết ngoại bảng được phân loại đối với khách hàng do Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) cung cấp tại thời điểm phân loại.

CIC hoạt động như thế nào?

CIC hoạt động khi có các thông tin về khoản vay, tên người vay, tổ chức cho vay, giá trị khoản vay, quá trình thanh toán được cung cấp từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng… Khi nhận được thông tin, CIC sẽ liên tục tổng hợp, cập nhật các cơ sở dữ liệu mới nhất và trình báo lên để người sử dụng hệ thống có thể nắm bắt lịch sử tín dụng của từng cá nhân, doanh nghiệp một cách rõ ràng, cụ thể. 

Nói cách khác CIC là hoạt động như một cuốn sổ, ghi chép các cá nhân, doanh nghiệp về thông tin các khoản vay với phía ngân hàng, và là kho thông tin để ngân hàng truy xuất khi quyết định cho một cá nhân hay doanh nghiệp nào nó vay vốn hay không. Thông tin các khoản vay của khách hàng từng đi vay sẽ được hệ thống CIC chia thành 5 nhóm:

● Nhóm 1: Dư nợ cho vay đủ tiêu chuẩn. Là những khoản nợ được đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Trường hợp quá hạn trả nợ từ 1-10 ngày vẫn được nằm trong nhóm 1 nhưng sẽ bị phạt lãi.

● Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý Liệt kê danh sách các khoản vay đáo hạn hạn muộn tù 10-90 ngày.

● Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn Gồm nhóm các khoản nợ quá hạn từ 90 -180 ngày.

● Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ Là các khoản nợ trong nhóm quá hạn từ 181 – 360 ngày.

● Nhóm 5: Nhóm dư nợ có khả năng mất vốn (nhóm nợ xấu). Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

Việc phân loại các nhóm nợ giúp hệ thống CIC xác định đâu là nhóm nợ xấu, đâu là cá nhân có lịch sử vay không đạt tiêu chuẩn, từ đó giúp các Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng đơn vị đưa ra giải pháp xử lý.

Tham khảo thêm:

Cách kiểm tra CIC cá nhân nhanh nhất

Rất nhiều người muốn biết cách check CIC là gì, tra CIC là gì. Mời bạn theo dõi hướng dẫn dưới đây của chúng tôi:

- Kiểm tra CIC cá nhân trên website

Bước 1: Truy cập vào website https://cic.gov.vn/ và bấm vào ô “Đăng ký” phía trên góc phải màn hình.

Bước 2: Nhập thông tin đăng ký, bao gồm các nội dung như sau:

- Họ và tên;

- Ngày sinh;

- Số điện thoại;

- Số CMND/CCCD; ngày cấp; nơi cấp.

- Email;

- Giới tính;

- Ảnh CMND/CCCD (mặt trước, mặt sau, chân dung)

- Địa điểm;

Bước 3: Thiết lập mật khẩu

Bước 4: Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại mà đã đăng ký, sau đó ấn “tiếp tục“

Bước 5: Nhân viên CIC sẽ gọi điện thoại cho bạn để xác thực thông tin qua hình thức hỏi – đáp

Bước 6: Sau khi tạo tài khoản thành công, kết quả đăng ký, tên đăng nhập, mật khẩu sẽ được gửi qua SMS/Email của bạn.

Bước 7: Đăng nhập vào hệ thống CIC, và kiểm tra lịch sử tín dụng ở phần thông tin cá nhân.

- Kiểm tra CIC cá nhân trên ứng dụng CIC Credit Connect

Bước 1: Tải về cài đặt ứng dụng CIC cho điện thoại.

Bước 2: Đăng ký tài khoản CIC theo các bước yêu cầu của hệ thống

Bước 3: Đăng nhập tài khoản khi CIC xét duyệt thành công. Quá trình xét duyệt có thể mất 1-3 ngày ngày làm việc hành chính.

Bước 4: Sử dụng tính năng tra cứu kiểm tra nợ xấu theo các bước yêu cầu của hệ thống

Bước 5: Nhận kết quả tra cứu

Hy vọng những thông tin chúng tôi tổng hợp trên đã giúp ích cho bạn tìm hiểu rõ về CIC là gì cũng như cách kiểm tra CIC cá nhân nhanh và chuẩn nhất. Trân trọng.

Tham khảo thêm:

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download CIC là gì? Cách kiểm tra CIC cá nhân nhanh và chuẩn nhất bạn cần biết file pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
3 lượt đánh giá
Có thể bạn quan tâm
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com