Logo

Đáp án đề thi Văn THPT Quốc Gia 2020 lần 1, 2 chính thức

Đáp án đề thi THPT quốc gia 2020 môn Ngữ Văn - Đề thi dự bị môn Văn 2020 trong kỳ thi tốt nghiệp THPTQG lần 1, lần 2 chính thức được cập nhật mới và chính xác nhất. Có file tải word, pdf hỗ trợ các em ôn luyện đạt hiệu quả.
2.0
45 lượt đánh giá

Cập nhật mới nhất nội dung đề thi và đáp án môn Ngữ Văn thi thpt quốc gia năm 2020 dành cho các em học sinh 2K2 tham khảo và thực hiện so kết quả nhanh nhất.

Bấm vào các liên kết dưới đây để tải miễn phí đề thi và đáp án môn Văn thi THPT quốc gia năm 2020 chính thức:

→ 

→ 

Đáp án đề thi THPT quốc gia 2020 môn Văn của bộ giáo dục

Xem ngay đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn Văn 2020 chính thức từ Bộ giáo dục được cập nhật chi tiết tại đây:

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0đ)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận (0,5đ)

Câu 2: Sự sinh trưởng của các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực giữa mùa hè ngắn ngủi: đua nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết hoa, chen chúc vươn mình.(0,75đ)

Câu 3: Điểm tương đồng về sự sống của các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực và ở vùng sa mạc Sahara: sống trong điều kiện khắc nghiệt; tận dụng cơ hội thuận lợi để sinh trưởng trong khoảnh thời gian ngắn.(0,75đ)

Câu 4: (1,0đ)

- Bày tỏ quan điểm của bản thân : đồng tình/ không đồng tình một phần.

- Lí giải hợp lí, thuyết phục.

Phần II. Làm văn (7đ)

Câu 1.Viết đoạn  văn về sự cần thiết phải trân trọng (2,0đ)

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn(0,25đ)

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân –hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vẫn đề cần nghị luận(0,25đ)

Sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày.

c. Triển khai vấn đề nghị luận (1đ)

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp đê triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải trân trọng trong cuộc sống mỗi ngày.

Có thể theo hướng:

Trân trọng cuộc sống mối ngày giúp con người biết trải nghiệm để tận hưởng cuộc sống; tận dụng thời gian và cơ hội để phát triển bản thân; từ đó tạo ra các giá trị, chuẩn bị cho tương lai, đóng góp cho cộng đồng.

d. Chính tả, ngữ pháp(0,25đ)

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo(0,25đ)

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2: Phân tích tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trongn đoạn trích (5,0đ)

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25đ)

Mở bải nêu được vấn đề, Thân bìa triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5đ)

Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được Nguyễn Khoa Điểm thể hiện trong đoạn trích.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chững; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, trường ca “Mặt đường khát vọng” và đoạn trích (0,5đ)

* Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn trích (2,0đ)

- Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được thể hiện qua sự khẳng định vai trò của nhân dân – những người bình dị, vô danh đối với đất nước:

+ Nhân dân xây dựng, bảo vệ và làm ra lịch sử đất nước: cần cù làm lụng, ra trận, giặc đến nhà đàn bà cũng đánh,…

+ Nhân dân sáng tạo, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa vật chất, tinh thần của dân tộc: giữ và truyền hạt lúa, chuyền lửa, truyền giọng điệu,..

+ Nhân dân là chủ nhân của đất nươc: Đất Nước Nhân dân, Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.

- Tư tưởng Đất Nước của Nhân dan được thể hiện bằng giọng điệu vừa trữ tình tha thiết vừa suy tư sâu lắng; thể thơ tự do; phép điệp, phép liệt kê; ngon ngữ, hình ảnh giản dị, vận dụng sáng tạo, chất liệu văn hóa, văn học dân gian. (0,5đ)

* Đánh giá (0,5đ)

- Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân thể hiện nhận thức sâu sắc của nhà thơ về vai trò của nhân dân đối với đất nước; góp phàn làm nên phong cách trữ tình – chính luận của Nguyễn Khoa Điềm.

- Tư tưởng Đất nước của Nhân dân có ý nghĩa thức tỉnh thế hệ trẻ thời chống Mĩ và tuổi trẻ hôm nay về tình yêu, trách nhiệm với đất nước.

d. Chính tả, ngữ pháp (0,25đ0

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo (0,5đ)

Thể hiệ suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Trên đây là nội dung đáp án Văn THPT quốc gia 2020 đã được chuyên trang chúng tôi tổng hợp và thông tin đến các bạn.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm đáp án đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, GDCD, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức ,Tiếng Nhật. cũng đã được cập nhật trên chuyên trang của chúng tôi:

→ Đáp Án Đề Thi Lý THPT Quốc Gia 2020 Mới Nhất

 Đáp Án Đề Thi Hóa THPT Quốc Gia 2020 Mới Nhất

 Đáp Án Đề Thi Sinh THPT Quốc Gia 2020 Mới Nhất

 Đáp Án Đề Thi Sử THPT Quốc Gia 2020 Mới Nhất

 Đáp Án Đề Thi Toán THPT Quốc Gia 2020 Mới Nhất

 Đáp Án Đề Thi GDCD THPT Quốc Gia 2020 Mới Nhất

 Đáp Án Đề Thi Tiếng Anh THPT Quốc Gia 2020 Mới Nhất

→ Đáp Án Đề Thi Tiếng Nhật THPT Quốc Gia 2020 Mới Nhất

→ Đáp Án Đề Thi Tiếng Trung THPT Quốc Gia 2020 Mới Nhất

Đề thi THPT quốc gia 2020 môn Văn mới nhất

Xem ngay toàn bộ nội dung đề Văn của kỳ thi THPT quốc gia năm học 2020-2021 được cập nhật sớm nhất tại chuyên trang của chúng tôi.

Phần I. Đọc hiểu

Đọc đoạn trích:

Không cần ngôn ngữ, mọi sự sống nỏ nhoi trong tự nhiên đều dạy cho loài người chúng ta biết tầm quan trọng của việc "sống hết mình ở thời khắc này". Chẳng hạn tại vùng Tsunoda thuộc Bắc Cực, giữa mùa hè ngắn ngủi. Có lẽ chúng chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với mùa đông dài khắc nghiệt sắp tới và phó thác sinh mạng mình cho tự nhiên. Rõ ràng là chúng thực sự sống hết mình cho hiện tại, không ảo tưởng, không phân tâm.Ngay cả ở vùng sa mạc khô cằn Sahara, nơi mà mỗi năm chỉ có một hai cơn mưa, nhưngmỗi khi có những giọt nước hiếm hoi trút xuống thì các loài thực vật lại vội vã nở mầm và nở
hoa. Và trong khoảng thời gian từ một đến hai tuần ngắn ngủi, chúng ra hạt, oằn mình chịuđựng trong cát, trong cái nóng như thiêu như đốt, tiếp tục sống chờ đến trận mưa sau để nòigiống của chúng sẽ lại trỗi dậy …Quả thật là muôn loài trong tự nhiên đều sống hết mình, sốngnghiêm túc trong từng khoảnh khắc, trong suốt khoảng thời gian sống được hạn định…

Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai. Vậy thì loài người chúng ta càng phải biết trân trọng cuộc sống mỗi ngày để không thua kém cỏ cây muông thú. 

(Trích Cách sống từ điều bình thường trở nên phi thường, INAMORIKAZUO, Phạm Hữu Lợi dịch, Nxb Lao động 2020, tr.103-104)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực sinh trưởng như thế nào giữa mùa hè ngắn ngủi?

Câu 3. Chỉ ra những điểm tương đồng về sự sống của các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực và ở vùng sa mạc Sahara trong đoạn trích.

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với nhận định của tác giả "Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai"? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích tư tưởng, Đất Nước của Nhân dân được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn trích sau:

Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp 
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ 
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi 

Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại

 

(Trích Đất Nước – trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm,

Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 121)

Đề thi chính thức môn Văn THPT quốc gia 2020 mới nhất

Đề thi dự bị môn Văn 2020 tốt nghiệp THPT

Mời các bạn tham khảo nội dung đề dự phòng môn Văn năm 2020 như sau:

Đề dự phòng Văn 2020 kỳ thi THPT quốc gia mới nhất

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

  Thiên nhiên luôn chưa đựng đầy rẫy những ẩn dụ để giúp ta hiểu ra các nghịch lý giữa đón nhận sự hỗ trợ hay đơn độc dấn thân. Ví dụ như tập quán bay thành hình chữ V của đàn chim. Bay như thế sẽ tiết kiệm được nhiều năng lượng, làm giảm sức cản của gió mà chim bay một mình sẽ gặp phải. Kết quả là, đàn chim có thể bay được xa hơn so với bay riêng. Các nhà khoa học cho rằng, kiểu bay hình chữ V còn cho phép các chú chim trong đàn liên lạc với nhau dễ dàng bằng cách ra hiệu động tác, nhờ vậy sẽ khó bị lạc đàn. Khi chim đầu đàn - nhân vật làm việc nhiều nhất - thấm mệt và bay lùi về, một chú chim khác sẽ nhanh chóng thế chỗ. Thật ra, mỗi con trong đàn đều có cơ hội bay đầu. Cơ hội sống sót trong suốt cuộc di cư trường kỳ phụ thuộc vào sức mạnh của cá nhân và tinh thần tập thể. Chúng hòa hợp các kỹ năng về sự tự chủ và hỗ trợ lẫn nhau theo bản năng.

  Đối với chúng ta, kiểu hòa hợp hai loại kỹ năng đó lại không đến tự nhiên. vài người trong chúng ta cảm thấy nếu nhờ ai đó giúp đỡ thì thật kỳ cục. và nếu thuộc trường hợp này, bạn có lẽ phải chịu đựng gánh nặng từ quan niệm sai lầm rằng "nếu mình không tự làm được là không ổn rồi". Tệ hoen bạn sẽ tin rằng mình không xứng đáng nhận sự trợ giúp. mọi người đều xứng đáng nhận được giúp đỡ, và chúng ta phải học cách cho đi cũng nhận lại điều này. 

(Trích Trân trọng chính mình, Patrica Spandaro, NXB Thanh niên, 2020, tr.73-74)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, tập quan bay của đàn chim có tác dụng gì trong cuộc di cư trường kỳ?

Câu 3. Chỉ ra cách phối hợp với nhau giữa những con chim trong đàn khi di cự được nêu trong đoạn trích.

Câu 4. Anh/Chị vó đồng tình với quan điểm của tác giả "Mọi người đều xứng đáng nhận được giúp đỡ, và chúng ta phải học cách cho đi cũng nhận lại điều này"? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sức mạnh của sự đoàn kết trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích tâm trạng của người Việt Bắc và người cán bộ trong kháng chiến được nhà thơ Tố Hữu thể hiện trong đoạn trích sau:

- Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.

- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...

(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.109)

HẾT

Đề thi Văn THPT Quốc Gia lần 2 2020

Mời các bạn xem ngay nội dung đề thi tốt nghiệp THPT đợt 2 năm 2020 dành cho các thí sinh tại tỉnh Đà Nẵng và Quảng Nam môn Ngữ Văn chi tiết như sau:

Đề Văn thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia lần 2 năm 2020 tại Đà Nẵng, Quảng Nam

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích

Chỉ những ai dám tin mình có thể làm được những việc tưởng chừng bất khả thi mới thực sự cacsng đáng được công việc! Trái lại, những người thiếu niềm tin thì chẳng bao giờ đạt được gì cả. Niềm tin cho ta sức mạnh để thực hiện mọi điều dù khó khăn nhất.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, niềm tin có thể giúp ta làm được nhiều việc lớn hơn cả dịch chuyển một ngọn núi. Chẳng hạn như trong thám hiểm vũ trụ, yếu tố quan trọng nhất cũng là yêu tố cần thiết nhất, chính là niềm tin vào khả năng nhân loại có thể làm chủ được không gian bao la ấy. Nếu không có niềm tin vững chắc vào khả năng con người du hành trong không gian các nhà khoa học đã không thể có đủ lòng dũng cảm, niềm đam mê và sự nhiệt tình để biến điều đó thành sự thật. Trong việc đối diện với ung thư cũng vậy, niềm tin vào khả năng chữa khỏi căn bệnh nan y này đã tạo động lực lớn lao giúp con người tìm ra nhiều đồ điều trị. Hoặc vào trước năm 1994, người ta bàn luận xôn xao chung quanh việc xây dựng đường hầm xuyên biển Manche nối liền nước Anh với lục địa châu Âu dài trên 50km, với e ngại đó là một đại dự án viển vông. Qủa thực, dự án xuyên biển Manche được khởi đầu với không ít sai lầm, nhưng cuối cùng đã thành công vào năm 1994, trở thành đường hầm dưới biển dài nhất thể giới. Chính niềm tin kiên trì là động lực quan trọng dẫn đến sự ra đời của đường hầm biển Manche, mà Hiệp hội Kỹ sư Dân dụng Mỹ gọi đó là một trong bảy kỳ quan thế giới hiện đại.

(Trích Dám nghĩ lớn, David J. Schwartz, Ph.D, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr.19-20)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích

Câu 2. Theo đoạn trích, người ta e ngại điều gì khi xây dựng đường hầm xuyên biển Manche?

Câu 3. Chỉ ra điểm tương đồng về cơ sở làm nên thành công trong thám hiểm vũ trụ và xây dựng đường hầm xuyên biển Manche được nêu trong đoạn trích.

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: "Niềm tin cho ta sức mạnh để thực hiện mọi điều dù khó khăn nhất"? Vì sao?

II. LÀM VĂN

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải có niềm tin vào cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong khánh chiến được nhà thơ Tố Hữu thể hiện qua đoạn trích sau:

Nhớ khi giặc đến giặc lùng 
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây 
Núi giăng thành luỹ sắt dày 
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù 
Mênh mông bốn mặt sương mù 
Ðất trời ta cả chiến khu một lòng. 

Ai về ai có nhớ không? 
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng 
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng 
Nhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà… 

 

Những đường Việt Bắc của ta 
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung 
Quân đi điệp điệp trùng trùng 
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan 
Dân công đỏ đuốc từng đoàn 
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay. 
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày 
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên. 
Tin vui chiến thắng trăm miềm 
Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về 
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê 
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng. 

(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ Văn 12 Tập một, NXB giáo dục Việt Nam, 2019, tr.112-113)

HẾT

Các bạn có thể tham khảo thêm Đề thi vào lớp 10 năm 2020 môn Toán, Văn, Anh cả nước có lời giải

Đánh giá bài viết
2.0
45 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com