Nội dung hướng dẫn giải Bài 16B: Thầy cúng đi bệnh viện được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.
1. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi:
- Những người trong tranh là ai?
- Họ đang làm gì?
Lời giải chi tiết:
- Những người trong tranh là Bác sĩ, cụ Ún và con trai cụ Ún
- Họ đang đưa cụ Ún vào bệnh viện để mổ sỏi thận
2-3-4: Đọc, giải nghĩa, luyện đọc bài: "Thầy cúng đi bệnh viện".
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
(1) Cụ Ún làm nghề gì?
(2) Khi mắc bệnh, cụ đã tự chữa bằng cách nào?
Chọn ý đúng để trả lời:
a. Tự mình cúng đuổi tà ma.
b. Mời học trò đến cúng đuổi tà ma.
c. Mời bác sĩ đến khám chữa bệnh.
(3) Vì sao bị sỏi thận mà cụ không chịu mổ, trôn bệnh viện về nhà?
(4) Nhờ đâu cụ Ún khỏi bệnh?
(5) Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào?
Chọn ý đúng để trả lời:
a. Cụ đã chán nghề thầy cúng.
b. Cụ không tin thầy cúng chữa khỏi bệnh.
c. Cụ tin tưởng chỉ có thầy thuốc mới chữa khỏi bệnh.
Lời giải chi tiết:
1. Cụ Ún làm nghề thấy cúng.
2. Khi mắc bệnh, cụ đã tự chữa bằng cách
Đáp án đúng là: b. Mời học trò đến cúng đuổi tà ma.
3. Bị sỏi thận mà cụ không chịu mổ, trôn bệnh viện về nhà vì cụ sợ mổ và hơn nữa, cụ không tin bác sĩ người Kinh bắt được con ma người Thái nên cụ trốn viện về nhà.
4. Cụ Ún khỏi bệnh nhờ có hai người mặc áo trắng, đó là bác sĩ và y tá của bệnh viện đi tìm cụ Ún. Bác sĩ đã tiêm thuốc giảm đau, cụ Ún thấy đỡ và gia đình đã đưa cụ trở lại bệnh viên. Nửa tháng sau cụ đã khỏi bệnh.
5. Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ:
Đáp án đúng là: c. Cụ tin tưởng chỉ có thầy thuốc mới chữa khỏi bệnh.
1-2-3. Đề bài: Hãy kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm bên gia đình
Lời giải chi tiết:
Thời gian trôi qua thật nhanh! Thấm thoắt mà đã gần một năm. Mới hôm nào ông bà nội lần đầu tiên lên Hà Nội đón tết nguyên đán vậy mà lại sắp sửa một cái tết nữa lại đến. Tự nhiên lòng em lại nhớ về không khí của bữa cơm sum họp hiếm hoi ngày ấy.
Tết năm ấy chính là cái tết ý nghĩa nhất và đầy đủ nhất vì gia đình đón ông bà nội lên chơi. Phòng khách được trang hoàng đẹp đẽ với bình hoa tươi và cành đào đang đua nhau nở. Trên bàn thờ được trang hoàng đầy đủ và không kém phần linh thiêng. Nào đèn, nến, rượu, trà, bánh chưng, mứt, hoa quả… được ông em sắp xếp thật trang trọng.
Ngày 30 tết, từ sáng sớm, bà và mẹ đã đi chợ Đồng Xuân mua sắm những thứ cần thiết để nấu cỗ. Mẹ em là “bếp trưởng” phụ trách những món chính. Còn bà nội và chị Hà cùng với em làm “phụ bếp”. Mấy mẹ con, bà cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui. Em cũng học được cách tỉa rau củ thành những bông hoa, những con vật ngộ nghĩnh, xinh xinh để trang trí cho các món ăn thêm hấp dẫn.
Mâm cơm cúng chiều 30 tết đã hoàn thiện, cả nhà cùng thắp hương cúng tổ tiên rồi quây quần ngồi bên nhau kể lại những câu chuyện của năm cũ và sắp sửa đón chào năm mới. Thức ăn được dọn ra bàn: bánh chưng xanh, xôi gấc đỏ, thịt gà luộc vàng ươm, bát canh măng khô hầm chân giò màu nâu sẫm đặt bên cạnh đĩa xào gồm thịt bò, cà rốt, khoai tây, nấm hương, mộc nhĩ… Rồi giò lụa, giò thủ, nem rán… món nào cũng ngon lành và hấp dẫn.
Bố em rót rượu kính mời ông bà. Mọi người nâng cốc chúc mừng ngày vui, ba thế hệ quây quần bên mâm cơm ngày Tết. Trong bữa ăn, ông bà cũng không quên kể những câu chuyện của quê hương. Rồi ông quay sang xoa đầu em và bảo:
– Quang Anh này! Tuy cháu sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng cháu phải luôn luôn nhớ rằng quê hương cháu ở Hà Nam, ở đó có mồ mả tổ tiên, có ngôi nhà của ông bà, nơi bố cháu đã sinh ra vả lớn lên. Sau này trưởng thành, dù đi đâu về đâu cũng đừng quên quê hương, cháu nhé!
Rồi ông đọc cho cả nhà nghe hai câu thơ:
Cây có cội mới nảy cành xanh lá,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.
Ông giải thích cặn kẽ ý nghĩa của hai câu thơ trên. Giọng nói ấm áp, chân tình của ông khiến cho mọi người cảm động. Bố tôi kín đáo lau giọt nước mắt ứa trên mi....
Bữa cơm gia đình nhà em như vậy đấy, không quá cao sang nhưng luôn đầy ắp tiếng cười và niềm hạnh phúc. Hạnh phúc khi tất cả đều khỏe mạnh, hạnh phúc khi các thành viên đều yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và hạnh phúc khi ai cũng luôn hướng về nguồn cội của mình. Đó quả là một cái tết thật ý nghĩa.
5. Kiểm tra viết bài văn tả người:
Đề bài:
Mỗi chúng ta đều phải trải qua những giai đoạn trưởng thành khác nhau và một trong những mốc quan trọng nhất của con người là ở độ tuổi tập đi,tập nói. Và bé Nam, em trai của em cũng đang trải qua giai đoạn quan trọng này.
Bé Nam năm nay đã hơn hai tuổi rồi. Mẹ đã để cho em kiểu tóc trái đào rất dễ thương. Em có đôi mắt bi ve to tròn lúc nào cũng mở to nhìn mọi vật một cách hiếu kì. Cặp má hồng phúng phính như hai chiếc bánh bao trắng trắng mềm mềm càng tăng vẻ dễ thương cho em. Đôi môi em chúm chím lúc nào cũng bập bẹ tập nói. Tiếng nói cười bi bô vang khắp cả nhà, trở thành liều thuốc tinh thần cho mọi người sau những giờ làm việc vất vả. Em rất hay cười và đặc biệt hiếu kì với mọi thứ xung quanh. Gặp cái gì lạ, cái gì vui em đều thích thú muốn cầm lấy mà chẳng sợ thứ gì. Đôi bàn tay mũm mĩm vươn ra như muốn nắm lấy tất cả mọi thứ. Đôi chân mới tập đi chập chững đi tới đi lui trong nhà. Nam tuy chưa đi vững nhưng em rất thích thú mỗi đi được bước đi trên sân. Cứ mỗi buổi chiều đến, Nam đều đi loanh quanh trong sân chờ đón mọi người về. Vừa bước vào đến cổng, em đã thấy một cậu bé vừa cười vừa lon ton chạy đến bên mình. Khi chạy đến bên em, Nam có vấp ngã một lần. Em lăn ra đất có vẻ rất đau nhưng lại không khóc và tiếp tục đứng lên đi từng bước, từng bước chập chững nhào vào lòng em. Ôm cục bông trắng mềm trong tay, em cảm thấy rất hạnh phúc. Khi nhận được cây kẹo chúc mừng cho sự cố gắng của mình, Nam cười khúc khích. Đôi mắt to tròn của em sáng lấp lánh, đôi môi chúm chím bập bẹ nói hai từ “cảm ơn” sao mà đáng yêu đến vậy!
Em rất yêu quý Nam và mong em có thể lớn thật nhanh để cùng em chơi đùa, chạy nhảy và đi đến mọi nơi trên trái đất.
4. Tả một người lao động đang làm việc (nông dân, công nhân, thợ thủ công, bác sĩ, ý tá, thầy giáo, cô giáo,...).
Căn nhà nhỏ bé của ông tôi lúc nào cũng thơm mùi gỗ. Không gì thú vị bằng được ngồi xem ông làm việc.
Mỗi khi có dịp về quê chơi, tôi lại đến bên cạnh xem ông làm việc. Tôi chăm chú ngắm nhìn từng động tác của ông. Hai tay ông cầm cái bào. Đám vỏ bào mùn lên cứ y như những sợi bánh đa cua. Những sợi bánh đa cua lúc thì cong vồng, lúc thì xoăn xoăn, đợt thì màu trắng, đợt thì màu nâu rồi thì màu hồng ùn lên phía trước và nhẹ rơi xuống đất. Khi ông cưa, cái cưa ngoan ngoãn khoe sự điều khiển của ông. Tiếng lưỡi cưa kêu xoèn xoẹt nghe thật vui tai. Mùn cưa rắc nhẹ từng đống xôm xốp tựa như hoa sữa mùa thu rụng xuống sân trường. Bàn tay ông thật tài tình. Mảnh gỗ xù xì đã biến thành thanh gỗ vuông vắn, nhẵn bóng. Ông nheo mắt lại, đưa thanh gỗ lên sát mắt, ngắm nghía rồi lại đẽo, gọt. Ông còn sửa bàn, ghế, chuồng gà, chuồng lợn, cánh cửa hỏng cho bà con trong xóm. Lúc rảnh rỗi ông dạy tôi sửa chữa bàn ghế hỏng. Tôi đã biết dùng miếng gỗ mỏng để chêm lại cái ghế bị lỏng chân ở lớp.
Bây giờ ở quê tôi còn rất ít người làm thợ mộc. Riêng ông tôi vẫn hàng ngày đẽo, gọt, sửa chữa đồ dùng cho mọi nhà. Tôi thấy vui và tự hào khi nghe mọi người trong xóm gọi ông một cách thân thương là “ông phó mộc”.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Bài 16B: Thầy cúng đi bệnh viện Tiếng Việt lớp 5 VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.