Logo

Giải Tiếng Việt VNEN lớp 5 Tập 1 Bài 9A: Con người quý nhất

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 9A: Con người quý nhất Tập 1 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, dễ hiểu giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả.
5.0
0 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài 9A: Con người quý nhất được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.

Hoạt động cơ bản - Bài 9A Tiếng Việt lớp 5 VNEN

Câu 1.

Nói về một trong các bức tranh dưới đây:

Lời giải chi tiết:

Quan sát các bức tranh em thấy:

- Tranh 1: Người nông dân đang gặt lúa. Công việc của họ là trồng, chăm sóc và thu hoạch lương thực phục vụ cho nhu cầu nuôi sống con người.

- Tranh 2: Người kĩ sư đang thiết kế mẫu ô tô. Công việc của họ tạo ra phương tiện vận chuyển tốt hơn, nhanh hơn, hiện đại hơn, hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

- Tranh 3: Người thợ mỏ đang khoan ở hầm mỏ. Công việc của họ mang đến sản phẩm phục vụ nhu cầu cuộc sống con người như than, đá vật liệu xây dựng...

- Tranh 4: Người thợ điêu khắc đang tạc tượng. Công việc của họ phục vụ cho đời sống văn hoá, tâm linh của con người...

Câu 2.

Nghe thầy cô hoặc bạn đọc bài sau:

Cái gì quý nhất?

Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất.

Hùng nói: "Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?"

Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước. Quý vội reo lên: "Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì! Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo!"

Nam vội tiếp ngay: "Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc!"

Cuộc tranh luận thật sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai. Hôm sau, ba bạn đến nhờ thầy giáo phân giải.

Nghe xong, thầy mỉm cười rồi nói:

- Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm. Còn thì giờ đã qua thì không ai lấy lại được, đáng quý lắm. Nhưng lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ? Đó chính là người lao động các em ạ. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị mà thôi.

Theo Trịnh Mạnh

Câu 3.

Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải thích

- Tranh luận: bàn cãi để tìm ra lẽ phải.

- Phân giải: giải thích cho thấy rõ đúng sai, phân trái, lợi hại.

- Thì giờ: thời gian

- Vô vị: không có ý nghĩa gì (nghĩa trong bài)

Câu 4.

Cùng luyện đọc.

Câu 5.

a. Nối từ ngữ ở 3 cột trong phiếu học tập để tạo thành ý kiến của mỗi bạn Hùng, Quý, Nam:

b. Dựa vào kết quả làm bài tập ở mục (a), nói thành câu trọn vẹn theo mẫu.

- Theo bạn Hùng, quý nhất là ... vì ...

- Theo bạn Quý, quý nhất là ... vì ...

- Theo bạn Nam, quý nhất là ... vì ...

Lời giải chi tiết:

a. Nối như sau:

b. Nói thành câu trọn vẹn là:

- Theo bạn Hùng, quý nhất là lúa gạo vì lúa gạo nuôi sống con người.

- Theo bạn Quý, quý nhất là vàng bạc vì vàng bạc quý và hiếm.

- Theo bạn Nam, quý nhất là thì giờ vì có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc.

Câu 6.

Cùng nhau hỏi - đáp theo các câu hỏi dưới đây:

(1) Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?

(2) Trong số những tên khác dưới đây của bài Cái gì quý nhất em thích tên nào? Vì sao?

a. Con người đáng quý nhất

b. Người ta là hoa đất

c. Con người làm ra tất cả.

Lời giải chi tiết:

(1) Thầy giáo cho rằng người lao động là quý nhất vì không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.

(2) Trong số những tên khác dưới đây của bài Cái gì quý nhất, em thích nhất là tên: "Người ta là hoa đất" vì con người rất thông minh và tài trí, có thể lên rừng xuống biển, con người làm được tất cả.

Câu 7.

Tìm hiểu về đại từ

(1) Đọc các câu sau:

a. Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sông được không?”. Quý và Nam cho là có lí.

b. Chích bông sà xuống vườn cải. Nó tìm bắt sâu bọ.

c. Tôi rất thích thơ. Em gái tôi cũng vậy.

d. Lúa gạo hay vàng đều rất quý. Thời gian cũng thế. Nhưng quý nhất là người lao động.

(2) Chọn từ in đậm xếp vào mỗi cột A hoặc B trong bảng ở phiếu học tập:

A

B

Từ dùng gọi mình hoặc người nói chuyện với mình hoặc nói về người khác (từ dùng để xưng hô).

Từ dùng thay thế từ khác để để tránh lặp từ.

M. nó

M. vậy

Lời giải chi tiết:

A

B

Từ dùng gọi mình hoặc người nói chuyện với mình hoặc nói về người khác (từ dùng để xưng hô).

Từ dùng thay thế từ khác để để tránh lặp từ.

Tớ, cậu, nó, hắn, ta, tôi...

Vậy, thế, nhưng, thì...

Hoạt động thực hành - Bài 9A Tiếng Việt VNEN lớp 5

Câu 1.

Thảo luận, trả lời câu hỏi:

(1) Các từ in đậm trong đoạn thơ sau được dùng để chỉ ai?

(2) Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ tình cảm gì?

Mình về với Bác miền xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người

Lời giải chi tiết:

(1) Các từ in đậm được dùng để chỉ Bác Hồ.

(2) Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ sự kính trọng, yêu mến Bác Hồ.

Câu 2.

Xếp các đại từ có trong bài ca dao sau vào nhóm thích hợp:

- Cái cò, cái vạc, cái nông,
Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?

- Không không, tôi đứng trên bờ,
Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.
Chẳng tin, ông đến mà coi,
Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia

a) Đại từ chỉ nhân vật đang nói: ông,…

b) Đại từ chỉ nhân vật đang nghe: ….

c) Đại từ chỉ nhân vật được nói đến: ……

Lời giải chi tiết:

a) Đại từ chỉ nhân vật đang nói: ông, tôi

b) Đại từ chỉ nhân vật đang nghe: mày, ông

c) Đại từ chỉ nhân vật được nói đến: nó

Câu 3.

Đọc hai đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

A

B

Một con quạ khác nước. Quạ tìm thấy một chiếc lọ có nước. Song nước trong lọ có ít, cổ lọ lại cao, quạ không sao thò mỏ vào uông được. Quạ liền nghĩ ra một kế. Quạ lấy mỏ gắp từng hòn sỏi bỏ vào lọ. Nước dâng lên dần dần. Thế là quạ tha hồ uống.

Một con quạ khát nước. Nó tìm thấy một chiếc lọ có nước. Song nước trong lọ có ít, cổ lọ lại cao, nó không sao thò mỏ vào uống được. Quạ liền nghĩ ra một kế. Nó lấy mỏ gắp từng hòn sỏi bỏ vào lọ. Nước dâng lên dần dần. Thế là quạ tha hồ uống.

a) Cách dùng từ ở hai đoạn văn có gì khác nhau?

b) Cách dùng từ ở đoạn văn nào hay hơn? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

a) Đọc hai đoạn văn ta thấy:

- Đoạn A có từ quạ được lặp lại.

- Đoạn B có đại từ nó thay cho từ quạ.

b) Cách dùng từ ở đoạn B hay hơn. Tránh lặp lại từ quạ.

Câu 4.

a) Nhớ - viết: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà (khổ thơ 2 và khổ thơ 3)

Lúc ấy
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.

Ngày mai
Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà gửi ánh sáng đi muôn ngả
Từ công trình thuỷ điện lớn đầu tiên.

b) Đổi bài với bạn để sửa lỗi

Câu 5.

Thi tìm nhanh từ ngữ chứa tiếng có trong bảng:

a)

la

lẻ

lo

lở

na

nẻ

no

nở

b)

man

vần

buôn

vươn

mang

vầng

buông

vương

Lời giải chi tiết:

a)

la: con la, sao la, la bàn, ...

lẻ: tiền lẻ, lẻ loi. lẻ tẻ...

lo: âu lo, lo lắng, lo nghĩ

lở: đất lở, lở loét, lở mồm…

na: nết na, quả na...

nẻ: nẻ mặt, nẻ môi, nứt nẻ...

no: ăn no, no nê, no tròn...

nở: hoa nở, nở mặt, nở nụ cười…

b)

man: miên man, lan man, khai man…

vần: vần cơm, vần thơ, đánh vần…

buôn: bán buôn, mối buôn, buôn bán, buôn làng…

vươn: vươn lên, vươn vai, vươn người…

mang: mang vác, mênh mang, con mang…

vầng: vầng trán, vầng trăng…

buông: buông màn, buông tay, buông xuôi…

vương: ngôi vương, vương vấn, vương tơ…

Câu 6.

Thi tìm từ nhanh (chọn a hoặc b).

a) Các từ láy âm đầu i.

M: long lanh

b) Các từ láy vần có âm cuối ng.

M: lóng ngóng

Lời giải chi tiết:

a) Các từ láy âm đầu l: long lanh, lung linh, lạnh lùng, lóng lánh, lạnh lẽo, lạ lùng, lạc lõng, lúng liếng, lai láng, lam lũ...

b) Các từ láy vần có âm cuối ng: vội vàng, vang vọng, lông bông, loáng thoáng, loạng choạng, lúng lúng, leng keng, lúng túng...

Hoạt động ứng dụng - Bài 9A Tiếng Việt 5 VNEN

Trao đổi với người thân về một nghề nào đó (nghề đó sản xuất ra thứ gì, cần dụng cụ lao động gì, nghề đó yêu cầu gì ở người lao động: sức khoẻ, sự cẩn thận, sự khéo léo,...).

Lời giải chi tiết:

Ví dụ mẫu:

- Nghề trồng lúa là nghề sản xuất ra thóc gạo để đáp ứng nhu cầu lương thực cho mọi người.

- Để trồng lúa nước, người nông dân phải làm cày sâu, cuốc bẫm, làm đất thật kĩ, bón phân gieo mạ, phun thuốc, làm cỏ,...

- Để có thể làm nghề trồng lúa người đó cần phải có sức khỏe, chịu bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, cần cù, chịu khó...

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Bài 9A: Con người quý nhất Tiếng Việt lớp 5 VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com