Nước chấm muốn ngon và phù hợp với món ăn bạn cần có công thức và tỷ lệ pha phù hợp. Vậy còn chần chờ gì nữa mà không bắt tay vào bếp cùng chúng tôi thực hiện ngay 8+ cách làm nước mắm chua ngọt chấm mọi thứ siêu hấp dẫn thôi nào.
Nguyên liệu làm nước mắm chua ngọt chấm gỏi cuốn:
Cách pha nước mắm chua ngọt chấm gỏi cuốn:
Cho 50 ml nước lọc vào bát, thêm 2 muỗng đường, cốt chanh, nước mắm, tỏi, ớt băm nhuyễn rồi khuấy cho tới khi tan đường.
Tham khảo thêm: 8 cách làm phở cuốn ngon chuẩn vị ngay tại nhà
Nguyên liệu nấu nước mắm chua ngọt ăn bún thịt nướng:
Cách pha nước nắm chua ngọt ăn bún thịt nướng:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Rửa sạch 2 quả chanh, cắt chanh thành các lát đều nhau rồi lần lượt vắt để lấy nước.
Tỏi sau khi lột vỏ thì rửa với nước sạch, sau đó băm nhuyễn.
Ớt khi mua về thì rửa sạch, chọn ra 2 quả ớt và loại bỏ hạt. Tiếp đó băm nhuyễn rồi cho vào chén.
Gọt vỏ của cà rốt và củ cải trắng, rửa sạch với nước. Đối với từng loại củ, lần lượt dùng dao cắt đôi, rồi cắt lát mỏng. Xếp các lát dọc theo chiều dao rồi tiếp tục cắt thành các sợi mỏng. Sau đó cho vào cùng 1 tô.
Bước 2: Pha nước chấm bún thịt nướng
Chuẩn bị 1 cái tô khác, cho vào đó 3 muỗng canh đường, 1/2 chén nước lọc (loại chén ăn cơm), 2 muỗng canh nước cốt chanh. Rồi nhẹ nhàng khuấy đều để gia vị tan vào nhau.
Thêm vào tiếp 2 muỗng canh nước mắm, 1.5 muỗng canh tỏi băm, 1 muỗng canh ớt băm rồi tiếp tục khuấy đều.
Bước 3: Làm đồ chua
Đối với tô chứa cà rốt và củ cải trắng cắt sợi, thêm vào 1 muỗng canh muối, 1/2 muỗng canh đường sau đó trộn đều và để thấm gia vị trong vòng 5 phút.
Chuẩn bị thêm 1 cái tô lớn khác, cho vào đó 1/3 chén đường, 1/2 chén nước lọc, 1/2 chén giấm (loại chén ăn cơm) rồi dùng muỗng nhẹ nhàng khuấy đều để gia vị tan vào nhau.
Vắt cà rốt và củ cải trắng sau khi ướp. Tiếp tục đem đi rửa qua nước sạch để giảm đi độ mặn của nguyên liệu. Sau đó, ngâm phần nguyên liệu này vào hỗn hợp nước lọc và giấm.
Thành phẩm
Khi ăn cho đủ lượng đồ chua vừa làm tùy theo sở thích vào chén nước mắm tỏi ớt.
Nước mắm tỏi ớt thơm ngon với độ mặn vừa phải mang theo vị cay cay của ớt và tỏi, thêm vào đó là độ giòn mát, ngọt thanh của củ cải trắng và cà rốt. Tất cả thấm đều gia vị vô cùng hấp dẫn.
Chan một ít nước mắm lên dĩa bún thịt nướng bắt mắt rồi thưởng thức thì còn gì tuyệt vời hơn. Bắt tay ngay vào bếp và làm cho mình một chén nước mắm tỏi ớt thật chuẩn vị và ngon miệng nhé!
Tham khảo: 5 cách làm bún chả tại nhà thơm ngon đậm đà, ai cũng mê
Nguyên liệu nấu nước mắm chua ngọt với thơm:
Cách nấu nước mắm chua ngọt với dứa:
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Dứa đã gọt vỏ, thái thành từng khoanh tròn.
Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.
Ớt sừng rửa sạch, bỏ hạt, băm nhuyễn.
Bước 2: Nấu nước mắm chua ngọt
Cho phần nước dừa tươi vào nồi, đun đến khi sôi thì cho đường vào khuấy đều.
Tiếp tục cho thêm nước mắm, muối và dứa đã thái khoanh vào. Nếu dùng giấm thay cho chanh thì tại bước này các bạn cho giấm vào đun.
Đun hỗn hợp nước mắm ở lửa vừa, hớt bọt liên tục để nước mắm trong.
Tùy vào mục đích chấm mà bạn có thể đun nước mắm trong khoảng thời gian từ 10 – 20 phút. Nếu chấm các món như bánh cuốn, bánh xèo thì đun trong 10 phút. Nếu dùng để ăn kèm cơm tấm thì đun trong 20 phút. Đun càng lâu, nước mắm càng sánh và đậm vị.
Khi đun đến thời gian phù hợp, tắt bếp và để nước mắm thật nguội. Sau đó cho tiếp tỏi ớt băm nhuyễn và nước cốt chanh vào khuấy đều.
Nước mắm ăn không hết có thể cho vào hũ thủy tinh và trữ trong tủ lạnh để dùng dần, có thể để được 1- 2 tháng.
Thành phẩm
Nước mắm chua ngọt đặc sánh, thơm nhẹ mùi dứa. Phần tỏi, ớt nổi lên trên. Đậm vị chua, cay, mặn, ngọt. Nước mắm trong và để được lâu, chấm cùng các món cuốn hay ăn kèm cơm tấm đều rất ngon.
Nguyên liệu pha nước mắm chua ngọt miền Tây:
Cách pha nước mắm chua ngọt miền Tây chuẩn vị:
Pha hỗn hợp gồm nước mắm, đường và nước ấm. Khuấy đều để đường tan hết và nước chấm hơi sánh lại.
Khi nước đã nguội hẳn, cho nước ngâm củ kiệu vào (có thể thay bằng nước cốt chanh hoặc giấm). Khuấy đều rồi cho tỏi, ớt băm nhỏ vào khuấy đều để tỏi, ớt nổi lên trên.
Nước chấm miền Tây có mùi thơm đặc biệt của nước ngâm củ kiệu, chấm cùng các món như bánh xèo cực kì hợp. Bạn có thể làm thêm một chút nộm cà rốt, su hào chua ngọt để ngâm trong nước mắm cũng rất ngon.
Nguyên liệu nấu nước mắm chua ngọt gừng:
Cách pha nước mắm chua ngọt với gừng:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Gừng mua về bạn gọt vỏ, rửa sạch, để ráo, rồi dùng dao cắt thành từng lát mỏng.
Kế đến, bạn giã nhuyễn gừng hoặc dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn.
Ớt bạn bỏ cuống, rửa sạch rồi giã nhuyễn. Chanh bạn vắt lấy nước cốt.
Bước 2: Pha nước chấm
Bạn cho vào tô 200gr đường. 150ml nước mắm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, thêm phần gừng băm và tỏi băm vào tô.
Tiếp đó bạn thêm 100ml nước lọc và nước cốt chanh vào, đảo đều và nêm nếm lại cho vừa ăn là hoàn thành rồi!
Thành phẩm
Nước mắm gừng là sự kết hợp hoàn hảo giữa độ cay nồng đặc trưng từ gừng và các nguyên liệu khác với nhau.
Chén nước mắm với sự góp mặt đầy đủ của vị mặn, ngọt, chua, cay rất tuyệt vời! Đã thế, còn điểm thêm 1 ít gừng cay nồng thật sự quá đỗi thơm ngon luôn!
Thế là từ giờ món cá chiên sẽ trở nên hoàn hảo hơn nhờ có chén nước mắm gừng này rồi! Đặc biệt, bạn còn có thể chấm cùng cháo vịt, cháo gà hay ốc luộc gì cũng đều hoàn hảo hết nha!
Nguyên liệu làm nước mắm me ngon:
Cách nấu nước mắm me ngon đúng điệu:
Bước 1: Ngâm me
Đầu tiên, lấy chén rồi cho 30gr me và 50ml nước đun sôi vào, dùng muỗng nén, ép me 1 cách nhẹ nhàng rồi tiến hành ngâm me trong vòng 10 - 15 phút.
Khi thấy me đã ra hết nước cốt thì bạn dùng rây để loại bỏ phần hạt, chỉ giữ lại nước cốt.
Bước 2: Pha nước chấm
Kế đến, bắc chảo lên bếp cùng 1 muỗng canh dầu ăn với lửa nhỏ. Dầu nóng thì bạn cho 2 muỗng cà phê tỏi băm vào phi thơm.
Khi tỏi tỏa ra mùi thơm và chuyển sang màu vàng thì bạn tắt bếp, vớt tỏi phi cho ra chén.
Kế đến, tiếp tục bắc chảo đó lên bếp cùng toàn bộ phần nước cốt me, 3 muỗng canh đường, 1.5 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng canh tương ớt và 2 muỗng canh nước lọc vào, dùng vá đảo đều rồi nấu trong vòng 5 phút với lửa nhỏ.
Đường đã tan, đồng thời nước chấm hơi sánh lại thì bạn nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp, cho ra chén. Cuối cùng, bạn thêm nốt toàn bộ phần tỏi phi và ớt hiểm băm vào là hoàn thành rồi nhé!
Thành phẩm
Nước mắm me đúng là không quá khó để thực hiện các bạn nhỉ? Nước mắm me sánh mịn mà còn có độ chua chua, ngọt ngọt rất tuyệt vời! Điểm thêm ít tỏi phi và ớt hiểm làm cho chén nước mắm me trở nên hoàn hảo vô cùng!
Nếu bạn chuộng nước chấm đậm đà và yêu thích hương vị cay nhẹ, thơm nồng của tiêu thì thử ngay công thức nước mắm đường tiêu khi chấm xoài non giòn rụm nhé.
Bạn cho nước mắm vào vừa đủ ướt lớp đường, rồi khuấy cho tới lúc đường sệt lại. Thêm vào ớt xắt nhỏ và tiêu đen phủ một lớp mỏng trên nước chấm là hoàn thành rồi đấy. Nước chấm đòi hỏi độ sệt cao mới dung hoà được độ chua của xoài. Do đó lưu ý tỉ lệ pha và khuấy đều sao cho nước chấm kẹo lại là thành công nhé.
Nếu từng có cơ hội đặt chân đến “xứ sở Chùa Vàng" và thử món xoài chấm sốt Nam Pla Wan của nước bạn có lẽ sẽ không quên được vị độc đáo của loại sốt chấm này. Chính vị cay hăng khác biệt đã kích thích vị chua của xoài non, khiến bạn thưởng thức không dừng tay.
Đầu tiên, lấy tôm khô ngâm với nước ấm, rồi xay nhuyễn một nửa. Sau đó, bắt chảo lên bếp và nấu tan chảy đường thốt nốt với lửa nhỏ. Khi đường chảy ra thì cho thêm nước mắm, tôm khô xay nhuyễn và mắm ruốc vào. Trộn đều hỗn hợp mắm đến khi sôi thì thêm phần tôm khô còn lại vào đun trong vòng 1 phút rồi tắt bếp. Múc mắm ruốc ra chén nhỏ, thêm vào hành phi cắt lát và ớt cắt nhỏ là bạn đã hoàn thành chén nước chấm mắm ruốc kiểu Thái siêu thơm rồi.
Tham khảo thêm:
Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn các bạn 8+ cách làm nước mắm chua ngọt chấm cho các món ăn thêm ngon và tròn vị. Hy vọng sẽ giúp bạn hoàn thành món ngon để chiêu đãi cả nhà, cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!