Logo

Chứng chỉ tiền gửi là gì? Phân biệt chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm

Bạn đang không biết chứng chỉ tiền gửi là gì? Hay chứng chỉ tiền gửi MB là gì để tìm hiểu và tham khảo? Theo dõi ngay bài viết chi tiết dưới đây của chúng tôi. Đảm bảo giúp bạn hiểu rõ từ A-Z khái niệm, cách phân biệt, phân loại chứng chỉ tiền gửi. Xem ngay!
5.0
2 lượt đánh giá

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ chứng chỉ tiền gửi là gì cùng với các thông tin quan trọng khác để dễ dàng thuận lợi trong các giao dịch. Mời bạn theo dõi!

Tham khảo thêm:

Chứng chỉ tiền gửi là gì?

Rất nhiều câu hỏi như mua chứng chỉ tiền gửi là gì? Chứng chỉ tiền gửi ngân hàng là gì? Theo đó, Chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ có giá, được các ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các tổ chức hoặc cá nhân. Trên thực tế, loại giấy tờ này có giá trị như một quyển sổ tiết kiệm để thể hiện bạn đang có một khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng đó.

Loại hình chứng chỉ này xuất hiện lần đầu tại Mỹ vào năm 1961 và được lưu hành rộng rãi hơn ở Anh. Khi đó, chứng chỉ tiền gửi được xem là một loại trái phiếu và người sở hữu có thể chuyển nhượng, tặng cho người khác. Khi bạn sở hữu chứng chỉ tiền gửi này, bạn vẫn sẽ được hưởng các lãi suất định kỳ theo quy định của ngân hàng, nên bạn có thể an tâm hơn về độ an toàn và minh bạch.

Chứng chỉ tiền gửi Tiếng Anh là gì? Chứng chỉ tiền gửi là Certificate of Deposit.

Theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 01, nội dung ghi trên chứng chỉ tiền gửi bao gồm:

- Tên tổ chức phát hành;

- Tên gọi chứng chỉ tiền gửi;

- Ký hiệu, số sê-ri phát hành;

- Chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định;

- Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán;

- Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi;

- Họ tên, số Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, địa chỉ của người mua (nếu người mua là cá nhân); tên tổ chức mua, số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp), địa chỉ của tổ chức mua (nếu người mua là tổ chức);

- Đối với kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành, ghi rõ người sở hữu chỉ được chuyển quyền sở hữu cho tổ chức;

- Các nội dung khác của kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định.

Chứng chỉ tiền gửi là gì?

Chứng chỉ tiền gửi MB là gì?

Hiện nay, nhiều khách hàng thắc mắc mua mới chứng chỉ tiền gửi MB là gì? Chứng chỉ gửi tiền MB là gì? Theo đó, Chứng chỉ tiền gửi MB được ngân hàng Quân đội (MBBank) phát hành bởi ngân hàng với mục đích chứng nhận quyền sở hữu của khách hàng khi gửi tiền tại ngân hàng. MB là ngân hàng đầu tiên áp dụng việc điều chỉnh tăng lãi suất chứng chỉ tiền gửi theo lãi suất cơ bản của NHNN.

Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc là gì?

Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc – Techcombank iCAP là giải pháp tài chính do Techcombank tiên phong cải tiến. Chỉ với số vốn nhỏ từ 100 triệu đồng, khách hàng đã có thể tham gia sản phẩm. Theo đó, lợi nhuận từ việc mua bán thực tế của Techcombank iCAP được đánh giá rất cạnh tranh với 2,5%/năm theo ngày và 3,6%/năm cho thời hạn nắm giữ 3 tháng.

Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc là gì?

Chứng chỉ tiền gửi SCB là gì?

Chứng chỉ tiền gửi SCB ngắn hạn là một hình thức gửi tiền đặc biệt hấp dẫn cam kết mang đến lợi ích cao nhất cho Khách hàng với lãi suất vượt trội và chuyển nhượng linh hoạt.

Đối tượng tham gia: Khách hàng tổ chức cư trú và Khách hàng cá nhân.

Kỳ hạn: 189 ngày.

Mệnh giá: 100 triệu đồng, 200 triệu đồng, 500 triệu đồng, 1 tỷ đồng, 2 tỷ đồng và 5 tỷ đồng.

Phương thức trả lãi: cuối kỳ.

Quy định khác:

  • Không được thanh toán trước hạn Chứng chỉ tiền gửi.
  • Không thực hiện tái ký gửi. CCTG đến hạn, SCB sẽ giữ hộ, tạm treo gốc lãi chờ Khách hàng đến nhận. Trong thời gian giữ hộ Khách hàng không được hưởng lãi và không phải trả phí giữ hộ.
  • CCTG được sử dụng làm tài sản cầm cố tại SCB hoặc tại các tổ chức tín dụng khác theo các quy định hiện hành của SCB và pháp luật có liên quan.
  • Các nội dung khác thực hiện theo các Quy định tiền gửi của SCB, của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật.

Các loại chứng chỉ tiền gửi

Hiện nay, có 3 loại chứng chỉ tiền gửi chính, bao gồm:

  • Chứng chỉ tiền gửi ghi danh: Là giấy tờ có giá phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có mang tên người sở hữu.
  • Chứng chỉ tiền gửi vô danh: Giấy tờ có giá phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ không mang tên người sở hữu. Khi đó, quyền sở hữu chứng chỉ sẽ thuộc về người nắm giữ.
  • Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ: Là loại chứng chỉ không được quyền chuyển nhượng, thường sẽ bán theo mệnh giá và lĩnh lãi vào ngày đáo hạn.

Tham khảo thêm:

Các loại chứng chỉ tiền gửi

Ưu và nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi

- Ưu điểm:

  • Cả gốc và lãi đều được bảo đảm trong toàn bộ thời gian gửi tiền như một hình thức gửi tiết kiệm, rủi ro thấp.
  • Chứng chỉ tiền gửi thường có lãi suất cao hơn so với các tài khoản tiết kiệm thông thường có cùng kỳ hạn. 

  • Người mua có thể cầm cố, chuyển nhượng linh hoạt.

- Nhược điểm:

  • Người mua bắt buộc không được thanh toán trước hạn.
  • Tính thanh khoản không cao.

  • Lãi suất thấp nếu đầu tư dài hạn.

Ưu và nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi

Phân biệt chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm

 

Chứng chỉ tiền gửi

Sổ tiết kiệm

Lãi suất

Thường có lãi suất cao hơn và ổn định hơn, cũng tùy vào kỳ hạn dài hay trung hạn.

Thường thấp hơn, tùy từng kỳ hạn và từng ngân hàng.

 

Kỳ hạn

Có kỳ hạn dài hơn, tùy từng ngân hàng và đợt phát hành.

Thông thường gửi tiết kiệm có các kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng…

Tính thanh khoản

khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi không được rút trước hạn, nếu có cũng phải chờ sau 1 nửa kỳ hạn (tùy ngân hàng), vậy nên tính thanh khoản sẽ kém hơn so với hình thức gửi tiết kiệm. 

 Gửi tiết kiệm là kênh có tính thanh khoản cao, khách hàng có thể rút tiền khi đến hạn và cũng có thể rút trước hạn nhưng phải chịu lãi suất không kỳ hạn rất thấp.

Tham khảo thêm:

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ Chứng chỉ tiền gửi là gì cũng như ưu, nhược điểm của nó. Trân trọng

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Chứng chỉ tiền gửi là gì? Phân biệt chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm file pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status