Logo

Đề cương môn Toán lớp 6 học kì 2 năm 2021 (Ngắn gọn)

Trọn bộ kiến thức trọng tâm lý thuyết phần hình học, đại số môn Toán lớp 6 chi tiết kèm một số dạng toán tiêu biểu từ đội ngũ chuyên gia biên soạn và chia sẻ. Hỗ trợ các em lớp 6 ôn luyện chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối kì sắp tới.
3.2
21 lượt đánh giá

Kì thi cuối học kì 2 sắp tới, nhu cầu tìm kiếm nguồn tài liệu ôn thi chính thống của các em học sinh là vô cùng lớn. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi đã dày công sưu tầm Đề cương ôn tập Toán 6 học kì 2 năm 2021 (Ngắn gọn) với nội dung gồm tổng hợp lý thuyết kèm một số bài tập tiêu biểu 2 phần hình học và đại số bám sát chương trình giảng dạy trên lớp của các em học sinh khối 6 cùng các dạng toán thường xuất hiện trong bài kiểm tra cuối kì 2.

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 6 (Ngắn gọn)

A. Tổng hợp lý thuyết ôn tập học kì 2 môn Toán 6

PHẦN ĐẠI SỐ

I. Phân số

1. Định nghĩa phân số

Người ta gọi abab  với a,b∈Z;b≠0a,b∈Z;b≠0 là một phân số, aa là tử số (tử), bb  là mẫu số (mẫu) của phân số.

2. Hai phân số bằng nhau

Hai phân số abab và cdcd gọi là bằng nhau nếu a.d=b.ca.d=b.c 

3. Tính chất cơ bản của phân số

Nếu ta nhân cả tử và mẫu của một phân số với cùng một số nguyên khác 0 thì ta được một phân số mới bằng phân số đã cho.

ab=a.mb.mab=a.mb.m với m∈Zm∈Z và m≠0m≠0 .

Nếu ta chia cả tử và mẫu của một phân số cho cùng một ước chung của chúng ta được một phân số mới bằng phân số đã cho.

ab=a:nb:nab=a:nb:nvới n∈n∈  ƯC(a;b)(a;b).

4. Rút gọn phân số

Muốn rút gọn phân số, ta chia cả tử và mẫu của phân số đó cho một ước chung khác 1 và – 1 của chúng.

5. Phân số tối giản

+) Phân số tối giản (hay phân số không rút gọn được nữa) là phân số mà cả tử và mẫu chỉ có ước chung là 1 và -1.

+) Để rút gọn một lần mà được kết quả là phân số tối giản, chỉ cần chia tử và mẫu của phân số cho ƯCLN của chúng.

+) Để rút gọn một phân số có thể phân tích tử và mẫu thành tích các thừa số, rồi rút gọn các thừa số chung

6. Các bước quy đồng mẫu số nhiều phân số với mẫu số dương

Muốn quy đồng mẫu nhiều phân số với mẫu dương ta là như sau :

Bước 1: Tìm một bội chung của các mẫu (thường là BCNN) để là mẫu chung.

Bước 2: Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu (bằng cách chia mẫu chung cho từng mẫu).

Bước 3: Nhân tử và mẫu của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng.

7. So sánh hai phân số

a. So sánh hai phân số cùng mẫu

- Trong hai phân số có cùng một mẫu dương, phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn.

b. So sánh hai phân số không cùng mẫu

- Muốn  so sánh hai phân số không cùng mẫu, ta viết chúng dưới dạng hai phân số có cùng một mẫu dương rồi so sánh các tử với nhau: phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn.

8. Cộng hai phân số cùng mẫu

Muốn cộng hai phân số cùng mẫu, ta cộng các tử và giữ nguyên mẫu.

am+bm=a+bmam+bm=a+bm

9. Cộng hai phân số khác mẫu

Muốn cộng hai phân số không cùng mẫu, ta viết chúng dưới dạng hai phân số cùng mẫu rồi cộng các tử với nhau và giữ nguyên mẫu chung.

10. Tính chất cơ bản của phép cộng phân số

+ Tính chất giao hoán: ab+cd=cd+ab

+ Tính chất kết hợp: (ab+cd)+pq=ab+(cd+pq)

Cộng với số 00 : ab+0=0+ab=ab

11. Số đối

Hai số gọi là đối nhau nếu tổng của chúng bằng 0.

Số đối của phân số abab là −ab.

12. Qui tắc trừ hai phân số

Muốn trừ một phân số cho một phân số, ta cộng số bị trừ với số đối của số trừ.

ab−cd=ab+(−cd)

13. Qui tắc nhân hai phân số

+ Muốn nhân hai phân số, ta nhân các tử số với nhau và nhân các mẫu với nhau: ab.cd=a.cb.dab.cd=a.cb.d

+ Muốn nhân một số nguyên với một phân số (hoặc một phân số với một số nguyên), ta nhân số nguyên với tử của phân số và giữ nguyên mẫu:  a.bc=a.bc

14. Tính chất cơ bản của phép nhân phân số

+ Tính chất giao hoán: ab.cd=cd.ab

+ Tính chất kết hợp: (ab.cd).pq=ab.(cd.pq)

+ Nhân với số 1: ab.1=1.ab=ab, nhân với số 0:   ab.0=0.

+ Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

ab.(cd+pq)=ab.cd+ab.pq.

15. Số nghịch đảo

Hai số gọi là nghịch đảo của nhau nếu tích của chúng bằng 1.

16. Qui tắc chia hai phân số

Muốn chia một phân số hay một số nguyên cho một phân số, ta nhân số bị chia với số nghịch đảo của số chia.

ab:cd=ab.dc=a.db.c; a:cd=a.dc=a.dc(c≠0).

17. Hỗn số

+ Nếu phân số dương lớn hơn 1, ta có thể viết nó dưới dạng hỗn số bằng cách: chia tử cho mẫu, thương tìm được là phần nguyên của hỗn số, số tư là tử của phân số kèm theo, còn mẫu vẫn là mẫu đã cho.

+ Muốn viết một hỗn số dưới dạng một phân số, ta nhân phần nguyên với mẫu rồi cộng với tử, kết quả tìm được là tử của phân số, còn mẫu vẫn là mẫu đã cho.

+ Khi viết một phân số âm dưới dạng hỗn số, ta chỉ cần viết số đối của nó dưới dạng hỗn số rồi đặt dấu “-“ trước kết quả nhận được.

18. Số thập phân

+ Phân số thập phân là là phân số mà mẫu là lũy thừa của 10.

+ Số thập phân gồm hai phần:

- Phần số nguyên viết bên trái dấu phẩy;

- Phần thập phân viết bên phải dấu phẩy.

19. Phần trăm

Những phân số có mẫu là 100 còn được viết dưới dạng phần trăm với kí hiệu %.

20. Ba bài toán cơ bản của phân số

Bài toán 1: Tìm giá trị phân số của một số cho trước

Muốn tìm mn của số bb cho trước, ta tính b.mnb.mn (m,n∈N,n≠0)

Bài toán 2: Tìm một số biết giá trị một phân số của nó

Muốn tìm một số biết mnmncủa nó bằng a thì số đó được tính bằng a:mna:mn (m,n∈N∗)

Bài toán 3: Tìm tỉ số của hai số

a. Tỉ số của hai số

Thương trong phép chia số a cho số b (b≠0) gọi là tỉ số của aa  và bb.

Kí hiệu là a:b hoặc ab

b. Tỉ số phần trăm

Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số a và b , ta nhân aa  với 100  rồi chia cho bb và viết kí hiệu % vào kết quả: a.100b%.

c. Tỉ lệ xích

Tỉ lệ xích T của một bản vẽ (hoặc một bản đồ) là tỉ số khoảng cách a giữa hai điểm trên bản vẽ (hoặc bản đồ) và khoảng cách b giữa hai điểm tương ứng thực tế: T=ab (a, b có cùng đơn vị đo).

d. Biểu đồ phần trăm

Để nêu bật và so sánh một cách trực quan các giá trị phần trăm của cùng một đại lượng, người ta dùng biểu đồ phần trăm. Biểu đồ phần trăm thường được dựng dưới dạng cột, ô vuông và hình quạt.

PHẦN HÌNH HỌC

1. Tia nằm giữa hai tia

Cho ba tia Ox;Oy;Oz chung gốc. Lấy điểm M ∈ Ox; N ∈ Oy M ∈ Ox; N ∈ Oy (M;N không trùng với O)

Nếu tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại một điểm nằm giữa MM và NN thì tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy.

2. Góc

a) Định nghĩa

- Góc là hình gồm hai tia chung gốc. Gốc chung của hai tia gọi là đỉnh của góc. Hai tia là hai cạnh của góc.

Kí hiệu: ˆxOy ; ˆAOB … (viết đỉnh ở giữa) hoặc ˆO.

- Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.

b) Điểm nằm trong góc

Khi hai tia Ox và Oy không đối nhau, điểm MM gọi là điểm nằm trong góc xOy nếu tia OMOM nằm giữa hai tia Ox và Oy. Khi đó tia OM nằm trong góc xOy.

Nếu tia OM nằm trong góc xOy thì mọi điểm thuộc tia OM đều nằm trong góc xOy.

3. Số đo góc

a) Đo góc

- Mỗi góc có một số đo xác định, lớn hơn 0o  và không vượt quá 180o

- Số đo của góc bẹt là 180o

b) So sánh hai góc

- Góc ˆA và ˆB bằng nhau nếu số đo của chúng bằng nhau. Kí hiệu ˆA = ˆB

- Góc A có số đo lớn hơn số đo góc B thì  góc A lớn hơn góc B. Kí hiệu ˆA > ˆB

c) Các loại góc

- Góc vuông là góc có số đo bằng 90o

- Góc nhọn là góc có số đo lớn hơn 0o và nhỏ hơn 90o

- Góc tù là góc có số đo lớn hơn 90o và nhỏ hơn 180o

Chú ý: Đơn vị đo góc là độ, phút, giây:  1∘=60′;1′=60′′.

4. Khi nào thì ˆxOy + ˆyOz =ˆxOz?

Nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox  và Oz thì ˆxOy + ˆyOz = ˆxOz.

Ngược lại, nếu ˆxOy + ˆyOz = ˆxOz thì tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz.

5. Hai góc kề nhau, phụ nhau, kề bù

a) Hai góc kề nhau

- Hai góc kề nhau là hai góc có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ là đường thẳng chứa cạnh chung.

b) Hai góc phụ nhau

- Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo bằng 90∘90∘ .

c) Hai góc bù nhau

- Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 180∘180∘ .

d) Hai góc kề bù

- Hai góc kề bù là hai góc vừa kề nhau, vừa bù nhau (hai góc có 1 cạnh chung và 2 cạnh còn lại là 2 tia đối nhau).

Chú ý:

+ Nếu có các tia Oy;Oz thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox và ˆxOy<ˆxOz thì tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz.

+ Hai góc cùng phụ (hoặc cùng bù) với một góc thứ ba thì bằng nhau

6. Định nghĩa tia phân giác của một góc

Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau.

Suy ra:

Tia Oz là tia phân giác của ˆxOy ⇔ ˆxOz = ˆzOy và tia Oz nằm giữa hai tia Ox;Oy

7. Đường tròn, hình tròn

a) Định nghĩa

- Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R kí hiệu (O;R)

- Hình tròn: là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó.

b) Cung, dây cung, đường kính

+ Hai điểm A,B nằm trên đường tròn chia đường tròn thành hai phần, mỗi phần gọi là một cung tròn (cung). Hai điểm A,B là hai mút của cung.

+ Đoạn thẳng AB gọi là một dây cung.

+ Dây cung đi qua tâm là đường kính.

- Đường kính dài gấp đôi bán kính và là dây cung lớn nhất.

Chú ý:

Trên đường tròn cho n điểm phân biệt (n≥2). Nối mỗi cặp điểm ta được một dây cung thì số dây cung tạo thành là n(n−1)/2 và số cung tạo thành là n(n−1)

8. Tam giác

Định nghĩa: Tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB;BC;CA khi ba điểm A;B;C không thẳng hàng.

Kí hiệu: ΔABC.

B. Các dạng bài tập ôn tập học kì 2 môn Toán 6 (hay nhất)

Bài 1. Tính hợp lý:

a, (-37) + 14 + 26 + 37

b, (-24) + 6 + 10 + 24

c, 15 + 23 + (-25) + (-23)

d, 60 + 33 + (-50) + (-33)

e, (-16) + (-209) + (-14) + 209

g, (-12) + (-13) + 36 + (-11)

h, -16 + 24 + 16 – 34

i, 25 + 37 – 48 – 25 – 37

k, 2575 + 37 – 2576 – 29

m, 34 + 35 + 36 + 37 – 14 – 15 – 16 – 17

Bài 2. Bỏ dấu ngoặc rồi tính

a, -7264 + (1543 + 7264)

b, (144 – 97) – 144

c, (-145) – (18 – 145)

d, 111 + (-11 + 27)

e, (27 + 514) – (486 – 73)

g, (36 + 79) + (145 – 79 – 36)

h, 10 – [12 – (- 9 - 1)]

i, (38 – 29 + 43) – (43 + 38)

k, 271 – [(-43) + 271 – (-17)]

m, -144 – [29 – (+144) – (+144)]

Bài 3.

a, Vẽ năm điểm M, N, P, Q, R sao cho ba điểm M, N, P thẳng hàng, ba điểm N, P, Q thẳng hàng, còn ba điểm N, P, R không thẳng hàng

b, Kẻ các đường thẳng đi qua các cặp điểm. Có bao nhiêu đường thẳng, kể tên các đường thẳng đó?

c, Có bao nhiêu đoạn thẳng? kể tên các đoạn thẳng đó.

d, Kể tên các tia gốc P. Trong các tia đó chỉ ra hai tia đối nhau? Hai tia trùng nhau?

Bài 4. Trên tia Ox lấy 2 điểm A, B sao cho OA = 3,5 cm; OB = 7 cm.

a, Trong 3 điểm O, A, B điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại? Vì sao?

b, Tính độ dài đoạn thẳng AB?

c, Điểm A có phải là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao?

Bài 5. Trên tia Ox lấy điểm A. trên tia đối của tia Ox lấy điểm B sao cho OA = OB = 3cm. Trên tia AB lấy điểm M, trên tia BA lấy điểm N sao cho AM = BN = 1cm

Chứng tỏ O là trung điểm của AB và MN

Bài 6.

a, Vẽ tam giác ABC biết AB =AC = 4cm; BC = 6cm. Nêu rõ cách vẽ?

b, Vẽ đoạn thẳng BC = 3,5cm. Vẽ một điểm A sao cho AB = 3cm, AC = 2,5 cm. Nêu rõ cách vẽ? Đo và tính tổng các góc của tam giác ABC.

Bài 7.

a, Vẽ tam giác ABC biết góc A = 60o; AB = 2cm; AC = 4 cm

b, Gọi D là điểm thuộc AC sao cho CD = 3cm. Tính AD?

c, Biết góc ADB = 30o. Tính góc CBD?

File tải về đề cương môn Toán lớp 6 học kì 2 năm 2021 (Ngắn gọn)

CLICK NGAY vào đường dẫn bên dưới để tải về đề cương ôn tập học kì 2 Toán lớp 6 năm học 2020 - 2021, hỗ trợ các em ôn luyện đạt hiệu quả nhất.

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo và đối chiếu đáp án chính xác.

►Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn toán khác được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết
3.2
21 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status