Logo

Đáp án đề thi Văn 11 học kì 1 Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La 2022 - 2023

Cập nhật mới nhất Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Văn năm học 2022 - 2023 Sở GD&ĐT Sơn La từ hệ thống đề thi kèm đáp án chi tiết. Hỗ trợ các em ôn luyện giải đề hiệu quả, đạt điểm cao trong kì thi thi học kì 1 Văn 11.
5.0
2 lượt đánh giá

Kì thi cuối học kì 1 sắp tới, nhu cầu tìm kiếm nguồn tài liệu ôn thi chính thống có lời giải chi tiết của các em học sinh là vô cùng lớn. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi đã dày công sưu tầm Đề thi Văn học kì 1 lớp 11 Sở GD&ĐT Sơn La năm học 2022 - 2023 với nôi dung được đánh giá có cấu trúc chung của đề thi cuối kì trên toàn quốc, hỗ trợ các em làm quen với cấu trúc đề thi cùng nội dung kiến thức thường xuất hiện. Mời các em cùng quý thầy cô theo dõi đề tại đây.

Tham khảo thêm: 

Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Văn Sở GD&ĐT Sơn La năm học 2022 - 2023

Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Văn Sở GD&ĐT Sơn La năm học 2022 - 2023

Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Văn Sở GD&ĐT Sơn La năm học 2022 - 2023

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

"... Mới đầu, Lộ tưởng ngồi như thế, có lẽ là yên ổn đấy. Nhưng người ta tồi lắm. Người ta nhất định bêu xấu hắn. Trong nhà đám, một chỗ dù kín đảo thế nào, mà chả có người chạy qua, chạy lại. Mỗi người đi qua lại hỏi hắn một câu:

- Lộ à, mày?

Cũng có người để thêm:

Chà! Cỗ to đấy nhỉ? Đằng ấy hoá ra lại ... bở!

(...)

- Mẹ kiếp! Không trách được người ta bảo: Tham như mỡ.

A! Họ bảo hắn là mõ vậy... Tham như mõ vậy!... Đã vậy thì hắn tham cho mà biết!... Từ đấy, không những hẳn đòi cỗ to, lúc ăn hắn lại còn đòi xin thêm xôi, thêm thịt, thêm cơm nữa. Không đem lên cho hắn thì tự hắn xông vào chỗ làm cỗ mà xúc lấy. Ăn hết bao nhiêu thì hết, còn lại hắn gói đem về cho vợ con ăn, mà nếu vợ con ăn không hết, thì kho nấu lại để ăn hai ba ngày... Hà hà! Phong lưu thật!... Cho chúng nó cứ cười khoẻ đi!

Cứ vậy, hẳn tiến bộ mãi trong nghề nghiệp mõ. Người ta càng khinh hẳn, càng làm nhục hắn, hắn càng không biết nhục. Hỡi ôi! Thì ra lòng khinh, trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến cái nhân cách của người khác nhiều lắm; nhiều người không biết gì là tự trọng, chỉ vì không được ai trọng cả; làm nhục người là một cách rất diệu để khiến người sinh để tiện…”

(Trích Tư cách mõ - Tuyển tập Nam Cao, NXB Lao động, 2010, tr.205-206)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Những lời thoại “Lộ à mày”, “ Chà cỗ to ấy nhỉ... ”, “Tham như mỡ” là lời của ai? Hướng tới đối tượng nào và nhằm mục đích gì?

Câu 3. Anh cu Lộ phản ứng như thế nào trước những lời nói xung quanh về mình ? Tại sao ?

Câu 4. Anh/ chị hiểu gì về bài học cuộc sống được thể hiện trong câu văn sau: “Thì ra lòng khinh, trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến nhân cách của người khác nhiều lắm, nhiều người không biết gì là tự trọng, chỉ vì không được ai trọng cả; làm nhục người khác là một cách rất diệu để khiến người sinh để tiện…”

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1.Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của lòng tự trọng của con người trong đời sống.

Câu 2.

“Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì. Hắn vẫn phải doạ nạt hay giật cướp. Hắn phải làm cho người ta sợ. Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng. Thị Nở thì chỉ nhìn trộm hắn, rồi lại toe toét cười. Trông thị thế mà có duyên. Tình yêu làm cho có duyên. Hắn thấy vừa vui lại vừa buồn. Và một cái gì nữa, giống như là ăn năn. Cũng có thể như thế lắm. Người ta hay ăn năn hối hận về tội ác khi không đủ sức để ác nữa. Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo rất ngon. Nhưng sao lại mãi đến bây giờ hắn mới nếm vị mùi cháo?

Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời: vì có ai nấu cho ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa! Ðời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một tay “đàn bà”. Hắn nhớ đến “bà ta”, cái con quỷ cái hay bắt hắn bóp chân mà lại kêu bóp lên trên, trên nữa, nó chỉ nghĩ đến sao cho thỏa nó chứ có yêu hắn đâu. Hồi ấy hắn hai mươi. Hai mươi tuổi, người ta không là đá, nhưng cũng không toàn là xác thịt. Người ta không thích cái gì người ta khinh. Vả lại bị một con đàn bà gọi đến nhà mà bóp chân! Hắn thấy nhục hơn là thích, huống hồi lại sợ. Quả thật, từ khi biết rằng con vợ chủ sai hắn làm một việc không chính đáng, hắn vừa làm vừa run. Không làm thì không được: mọi việc trong nhà, quyền đàn bà. Chứ hắn, hắn có lòng nào đâu! Ðến nỗi người đàn bà phát cáu. Bà thấy xa xôi không được, phải làm đến nơi. Bà bảo hắn rằng: “Mày thực thà quá! Con trai gì hai mươi tuổi mà đã như ông già”. Hắn vẫn giả vờ không hiểu. Bà lẳng lơ bảo: “Chả nhẽ tao gọi mày vào chỉ để bóp chân thế này thôi ư?...” và thấy hắn dùng dằng, bà mắng xơi xơi vào mặt. Hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì. Không, hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả. Vì thế mà bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù?

Bát cháo húp xong rồi, thị Nở đỡ lấy bát cháo và múc thêm bát nữa. Hắn thấy mình vã bao nhiêu mồ hôi. Mồ hôi chảy ra trên đầu, trên mặt, những giọt to như giọt nước. Hắn đưa tay áo quệt ngang một cái, quệt mũi cười rồi lại ăn. Hắn càng ăn, mồ hôi lại càng nhiều. Thị Nở nhìn hắn, lắc đầu thương hại. Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ. Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người?”

(Trích Chí Phèo - Nam Cao, SGK Ngữ văn 11 Nâng cao, tập một, 2021, tr.183-184)

Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật Chí Phèo được thể hiện trong đoạn văn trên. Từ đó nhận xét về triết lí tình thương của nhà văn Nam Cao.

Đáp án Đề thi Văn 11 học kì 1 năm 2022 - 2023 Sở GD&ĐT Sơn La

Đáp án chính thức được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi. Hướng dẫn giải được biên soạn chi tiết kèm phương pháp giải cụ thể, khoa học dễ dàng áp dụng với các dạng bài tập tương tự từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ôn luyện thi các cấp. Hỗ trợ các em hiểu sâu vấn đề để quá trình ôn tập diễn ra thuận lợi nhất.

Gợi ý đáp án:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. PTBĐ tự sự

Câu 2. 

- Hướng đến nhân vật Lộ

- Nhằm mục đích thể hiện tính cách của nhân vật Lộ.

Câu 3.

- Đã vậy thì hắn tham cho mà biết!...không những hẳn đòi cỗ to, lúc ăn hắn lại còn đòi xin thêm xôi, thêm thịt, thêm cơm nữa.

Câu 4. 

Đó là chúng ta không nên khinh hay trọng người khác vì chúng sẽ ảnh hưởng đến nhân cách của người khác.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1.

Tham khảo các mẫu đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩvề ý nghĩa của lòng tự trọng được chúng tôi chia sẻ tại đây:

Top 10 đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng hay nhất, đạt điểm cao

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đề thi Ngữ văn 11 học kì 1 năm 2022 - 2023 Sở GD&ĐT Sơn La chính thức file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status