Logo

Đề thi Văn 11 học kì 1 THPT B Hải Hậu - Nam Định 2022 - 2023 (có đáp án)

Cập nhật mới nhất Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Văn năm học 2022 - 2023 THPT B Hải Hậu - Nam Định từ hệ thống đề thi kèm đáp án tham khảo. Hỗ trợ các em ôn luyện giải đề hiệu quả, đạt điểm cao trong kì thi thi học kì 1 Văn 11.
3.9
4 lượt đánh giá

Kì thi cuối học kì 1 sắp tới, nhu cầu tìm kiếm nguồn tài liệu ôn thi chính thống có lời giải chi tiết của các em học sinh là vô cùng lớn. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi đã dày công sưu tầm Đề thi Văn học kì 1 lớp 11 THPT B Hải Hậu - Nam Định năm học 2022 - 2023 với nôi dung được đánh giá có cấu trúc chung của đề thi cuối kì trên toàn quốc, hỗ trợ các em làm quen với cấu trúc đề thi cùng nội dung kiến thức thường xuất hiện. Mời các em cùng quý thầy cô theo dõi đề tại đây.

Tham khảo thêm: 

Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Văn THPT B Hải Hậu - Nam Định năm học 2022 - 2023

Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Văn THPT B Hải Hậu - Nam Định năm học 2022 - 2023

Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Văn THPT B Hải Hậu - Nam Định năm học 2022 - 2023

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

Hành trình từ bản người Dao đến học bổng châu Âu của một cô gái dân tộc thiểu số sẽ truyền cảm hứng tới mọi người về khát khao chinh phục những chân trời, dù bạn là ai và sinh trong hoàn cảnh nào.

Chọn con đường ngược chiều so với suy nghĩ của bản làng, Chảo Thị Yến quyết tâm học hết cấp 3, sau đó cô trở thành sinh viên Đại học Lâm nghiệp.

Năm 2016, sau khi tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, Yến dành được học bổng toàn phần trị giá 50.000 USD tức khoảng 1,2 tỷ đồng, đào tạo Thạc sĩ ngành quản lý tài nguyên rừng bền vững tại Đức và Italy, trở thành cô gái miền núi đầu tiên của xã vùng biên giới Việt - Trung đi du học. Tất cả hành trình đầy gian nan nhưng vô cùng tự hào ấy được Chảo Yến ghi lại trong cuốn tự chuyện Đường ngược chiều.

Du học và quay trở về Việt Nam, Chảo Yến hiện là một cán bộ của Trung tâm Con người và Thiên nhiên với những dự án giúp ích cho các vùng khó khăn. Dám mơ, dám đi và dám thử một lần ngược chiều, những điều ấy đã tạo nên một Chảo Yến khác biệt, bản lĩnh và truyền cảm hứng.

(Chảo Thị Yến, Cô gái từ bản người Dao đến học bổng châu Âu, Nguyễn Nga, Trung tâm tin tức vtv24 - VTV News, thứ 4, ngày 01/04/2020) 

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Văn bản trên cung cấp cho anh/chị thông tin gì?

Câu 2. Theo tác giả, những điều gì đã làm nên sự khác biệt của Chảo Thị Yến? 

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về đường ngược chiều trong suy nghĩ của Chảo Thị Yến?

Câu 4. Thông điệp có ý nghĩa nhất anh/chị rút ra từ văn bản trên là gì? Vì sao? 

II. LÀM VĂN ( 7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tầm quan trọng của sự khác biệt trong cuộc sống. 

Câu 2 (5.0 điểm)

Phân tích nhân vật Huấn Cao qua đoạn trích:

Suốt nửa tháng, ở trong buồng tối, ông Huấn Cao vẫn thấy một người thơ lại gầy gò đem rượu đến cho mình uống trước giờ ăn bữa cơm tù. Mỗi lúc dâng rượu với đồ nhắm, người thơ lại lễ phép nói:

– Thầy quản chúng tôi có ít quà mọn này biếu ngài dùng cho ấm bụng. Trong buồng đây, lạnh lắm.

Ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm. Rồi đến một hôm, quản ngục mở khoá cửa buồng kín, khép nép hỏi ông Huấn:

– Đối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều. Miễn là ngài giữ kín cho. Sợ đến tai lính tráng họ biết, thì phiền luỵ riêng cho tôi nhiều lắm. Vậy ngài có cần thêm gì nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất.

Ông đã trả lời quản ngục:

– Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây.

Khi nói câu mà ông cố ý làm ra khinh bách đến điều, ông Huấn đã đợi một trận lôi đình báo thù và những thủ đoạn tàn bạo của quan ngục bị sỉ nhục. Đến cái cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ nữa là những trò tiểu nhân thị oai này. Ngục quan đã làm cho ông Huấn bực mình thêm, khi nghe xong câu trả lời, y chỉ lễ phép lui ra với một câu: “Xin lĩnh ý”. Và từ hôm ấy, cơm rượu lại vẫn đưa đến đều đều và có phần hậu hơn trước nữa; duy chỉ có y là không để chân vào buồng giam ông Huấn. Ông Huấn càng ngạc nhiên nữa: năm bạn đồng chí của ông cũng đều được biệt đãi như thế cả.

[...]

Biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền, từ những ngày nào, cái sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm. Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ. Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời. Viên quản ngục khổ tâm nhất là có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào mà xin được chữ. Không can đảm giáp lại mặt một người cách xa y nhiều quá, y chỉ lo mai mốt đây, ông Huấn bị hành hình mà không kịp xin được mấy chữ, thì ân hận suốt đời mất.

(Trích Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, tập 1, NXBGDVN, tr 111- 113)

Từ đó, hãy nhận xét quan niệm thẩm mĩ của nhà văn.

Đáp án Đề thi Văn 11 học kì 1 năm 2022 - 2023 THPT B Hải Hậu - Nam Định

Đáp án chính thức được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi. Hướng dẫn giải được biên soạn chi tiết kèm phương pháp giải cụ thể, khoa học dễ dàng áp dụng với các dạng bài tập tương tự từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ôn luyện thi các cấp. Hỗ trợ các em hiểu sâu vấn đề để quá trình ôn tập diễn ra thuận lợi nhất.

Mời các em theo dõi đáp án tham khảo sau:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. Văn bản cung cấp thông tin cho em về nhân vật Chảo Thị Yến - một cô gái dân tộc người Dao - đã có hành trình theo con đường ngược chiều để trở thành sinh viên Đại học Lâm nghiệp, tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, nhận học bổng toàn phần, về nước, cống hiến cho đất nước và trở thành một người khác biệt, bản lĩnh, truyền cảm hứng cho nhiều người . 

Câu 3. Em hiểu con đường ngược chiều trong suy nghĩ của Chảo Thị Yến là con đường ngược lại của con đường hủ tục lạc hậu con gái thì không cần học vấn, có học sau này cũng sẽ lấy chồng và không thành công. Vì đại đa số các dân tộc thiểu số đều có suy nghĩ như vậy. Nhưng Chảo Thị Yến đã chọn con đường ngược lại. Cô đã cố gắng học hành, nhận học bổng, du học và trở về cống hiến cho đất nước.

Câu 4. Thông điệp ý nghĩa nhất đối với em khi rút ra từ văn bản trên: Phải có hoài bão, khát khao và nỗ lực, quyết tâm, nghị lực hết mình về cuộc đời dù sinh trong hoàn cảnh nào. Vì :

+ Đây là những đức tính cần có để hoàn thiện bản thân. 

+ Chúng khiến ta có một tương lai tốt hơn, giúp thay đổi bản thân, giúp bản thân trở nên khác biệt và bản lĩnh hơn.

+ Chúng giúp cuộc đời ta thêm ý nghĩa hơn.

CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đề thi Ngữ văn 11 học kì 1 năm 2022 - 2023 THPT B Hải Hậu - Nam Định chính thức file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.9
4 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status