Logo

Soạn Công Nghệ lớp 9 Bài 2: Vật liệu và dụng cụ cắt may (đầy đủ nhất)

Soạn Công Nghệ lớp 9 Bài 2: Vật liệu và dụng cụ cắt may, hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và giải bài tập trong sách giáo khoa (SGK) kèm theo tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập SGK Công Nghệ 9 Bài 2: Vật liệu và dụng cụ cắt may có đáp án và lời giải chi tiết, ngắn gọn, dễ hiểu bám sát các yêu cầu nội dung trong sách giáo khoa. Nhằm giúp học sinh tiếp thu bài học và ôn luyện hiệu quả trong học tập.

Trả lời câu hỏi SGK Bài 2 Công Nghệ 9 trang 11, 12, 14

Câu hỏi Công nghệ 9 Bài 2 trang 11: 

Có thể phân loại vải dựa trên cơ sở nào?

Lời giải:

    Người ta có thể phân loại vải dựa trên nguồn gốc, các loại vải lụa, len, dạ… được bắt nguồn từ sợi thiên nhiên hoặc nhân tạo

    Phân loại theo cách dệt: dệt thẳng sợi như vải phin, pôpơlin…; Dệt chéo sợi như chéo go, kaki, lụa chéo… Dệt vòng như vải dệt kim, thun, mút.

Câu hỏi Công nghệ 9 Bài 2 trang 11: 

Dựa vào kiến thức đã học ở lớp sáu và nguồn gốc sợi dệt, em hãy kể tên các loại vải chính dùng để may trang phục.

Lời giải:

   Vải sợi thiên nhiên: gồm có vải sợi bông (cotton), vải sợi tơ tằm (sik), vải lanh… mặc thoáng mát, dễ bị nhàu.

   Vải sợi hoá học:

    - Vải sợi nhân tạo: mặc thoáng, ít nhàu.

   - Vải sợi tổng hợp: mặc bí, không nhàu.

    Vaỉ sợi pha: bền đẹp, ít nhàu, mặc thoáng mát.

Câu hỏi Công nghệ 9 Bài 2 trang 12: 

Dựa vào gợi ý ở hình 8, kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy nêu tên những phụ liệu cần thiết dùng trong may mặc.

Lời giải:

    Vật liệu liên kết: chỉ, vải dựng

    Vật liệu dựng: vải dựng, keo dựng (mếch).

    Vật liệu để gài: khuy, khoá, móc, dây kéo, dây chun.

    Vật liệu để trang trí: đăng ten, ru băng, hạt cườm.

Câu hỏi Công nghệ 9 Bài 2 trang 14: 

Hãy quan sát hình 9 và ghi tên các loại dụng cụ cắt may vào bảng

Lời giải:

Dụng cụ đo

Thước dây (150cm), thước gỗ thợ may (50cm).

Dụng cụ vẽ, sang dấu

Phấn thợ may, bút chì vạch.

Dụng cụ sang dấu

Dụng cụ cắt

Kéo to, kéo nhỡ, kéo nhỏ, kéo răng cưa.

Dụng cụ khâu tay

Kim khâu, gối cắm kim, đê;

Dụng cụ xâu kim, tháo chỉ.

Dụng cụ là

Bàn là, gối là, cầu là hoặc chân là.

Câu hỏi Công nghệ 9 Bài 2 trang 14:

Theo em, cần bảo quản từng loại dụng cụ cắt may như thế nào?

Lời giải:

    * Dụng cụ đo:

    - Thước gỗ đẹp: Giữ thước thật thẳng; tránh làm rơi, thước dễ mẻ, gãy.

    - Thước dây: Dùng xong phải treo ở nơi cố định, tránh làm thước bị xoắn dãn do nóng, ẩm.

    * Dụng cụ vẽ, sang dấu: để phấn ở nơi quy định, tránh làm vỡ phấn.

    * Dụng cụ cắt: cần giữ cho lưỡi kéo luôn sắc, hai mũi kéo khít để cắt vải gọn và chính xác, không dùng kéo để cắt giấy và các loại dây. Làm xong để đúng nơi quy định.

   * Dụng cụ khâu tay: phải giữ mũi kim sắc, không gỉ, tránh rơi vãi gây nguy hiểm.

    * Dụng cụ là (ủi): khi là nhớ điều chỉnh nấc nhiệt độ cho phù hợp với loại vải. Khi ngừng là phải đựng bàn là và đặt vào nơi quy định để tránh cháy chăn, cầu là…

Giải bài tập SGK Bài 2 Công Nghệ lớp 9

Câu 1 trang 14 SGK Công nghệ 9:

Hãy kể tên các loại vải dựa theo nguồn gốc và kiểu dệt vải.

Lời giải:

   Vải sợi thiên nhiên: vải sợi bông (cotton), vải sợi tơ tằm (sik), vải lanh…

    Vải sợi hoá học:

    - Vải sợi nhân tạo: vải xa tanh, vải tơ lụa nhân tạo.

    - Vải sợi tổng hợp: vải xoa, têtơron, lụa nilon.

    - Vải sợi pha: vải bông pha sợi tổng hợp, vải tơ tằm pha sợi visco…

    Theo kiểu dệt vải:

    - Vải dệt thoi: vải phin, pôpơlin, lụa chéo, kaki, chéo go…

    - Vải dệt kim: vải dệt kim, thun, mút…

Câu 2 trang 14 SGK Công nghệ 9:

Vì sao vải dệt kim bằng sợi bông phù hợp với việc may quần áo, quần trẻ em và may đồ lót.

Lời giải:

   Vải bông thoáng mát, dễ thấm mồ hôi, cách nhiệt tốt… nên phù hợp với quần áo trẻ em vốn có làn da nhạy cảm, sức đề kháng yếu.

Câu 3 trang 14 SGK Công nghệ 9:

Hãy kể tên và nêu công dụng của các phụ liệu nghề may.

Lời giải:

   Vật liệu liên kết: chỉ, vải dựng

    Vật liệu dựng: vải dựng, keo dựng (mếch).

    Vật liệu để gài: khuy, khoá, móc, dây kéo, dây chun.

   Vật liệu để trang trí: đăng ten, ru băng, hạt cườm.

Câu 4 trang 14 SGK Công nghệ 9:

Trong may mặc gia đình, cần có những dụng cụ cắt may gì?

Lời giải:

   Thước dây, thước gỗ, phấn thợ may, bút chì vạch, dụng cụ sang dấu, các loại kéo, kim khâu, gối cắm kim, đê, dụng cụ xâu kim, tháo chỉ, bàn là, chăn là…

Lý thuyết Công Nghệ Bài 2 lớp 9

I - VẬT LIỆU MAY

    Vật liệu may gồm các loại vải và phụ liệu dùng để may áo, quần và các sản phẩm may mặc khác.

1. Các loại vải

   a) Phân loại vải dựa theo nguồn gốc sợi dệt

Giải SGK Công nghệ 9 bài 2 (1)

   b) Phân loại vải dựa theo kiểu dệt

    * Vải dệt thoi: hình thành do hai hệ thống sợi dọc và sợi ngang đan liên kết với nhau theo một quy luật nhất định như kiểu dệt vân điểm: vải phin, pôpơlin; theo kiểu dệt vân chéo: lụa chéo, kaki,…

    * Vải dệt kim: hình thành từ một hoặc nhiều hệ thống sợi đan ngang hoặc đan dọc thành vải nhờ kim tạo vòng sợi.

    - Vải đan ngang theo kiểu dệt trơn: mỗi hàng vòng do một sợi tạo nên: vòng nọ nối tiếp vòng kia.

    - Vải đan dọc theo kiểu dệt trico: mỗi hàng vòng do nhiều hệ thống sợi tạo nên; trên mỗi hàng, mỗi sợi chỉ tạo một vòng sợi.

    Ngoài hai loại vải trên còn có loại vải không dệt như vải “nỉ”, được tạo thành bằng cách nén nguyên liệu dưới nhiệt độ và áp suất cao.

Giải SGK Công nghệ 9 bài 2 (2)

    Em hãy quan sát một số mẫu vải dệt kim để nhận biết kiểu dệt.

2. Phụ liệu

    Vật liệu liên kết: chỉ, vải dựng

    Vật liệu dựng: vải dựng, keo dựng (mếch).

    Vật liệu để gài: khuy, khoá, móc, dây kéo, dây chun.

    Vật liệu để trang trí: đăng ten, ru băng, hạt cườm.

II - DỤNG CỤ CẮT MAY

1. Các loại dụng cụ cắt may

Giải SGK Công nghệ 9 bài 2 (3)

Dụng cụ cắt may

Dụng cụ đo

Thước dây (150cm), thước gỗ thợ may (50cm).

Dụng cụ vẽ, sang dấu

Phấn thợ may, bút chì vạch.

Dụng cụ sang dấu

Dụng cụ cắt

Kéo to, kéo nhỡ, kéo nhỏ, kéo răng cưa.

Dụng cụ khâu tay

Kim khâu, gối cắm kim, đê; Dụng cụ xâu kim, tháo chỉ.

Dụng cụ là

Bàn là, gối là, cầu là hoặc chân là.

2. Bảo quản dụng cụ cắt may

    Cần bảo quản dụng cụ cắt may cẩn thận, đặt ở nơi quy định để sử dụng tốt và đảm bảo an toàn lao động.

    Theo em, cần bảo quản từng loại dụng cụ cắt may như thế nào?

    * Dụng cụ đo:

    - Thước gỗ đẹp: Giữ thước thật thẳng; tránh làm rơi, thước dễ mẻ, gãy.

    - Thước dây: Dùng xong phải treo ở nơi cố định, tránh làm thước bị xoắn dãn do nóng, ẩm.

    * Dụng cụ vẽ, sang dấu: để phấn ở nơi quy định, tránh làm vỡ phấn.

    * Dụng cụ cắt: cần giữ cho lưỡi kéo luôn sắc, hai mũi kéo khít để cắt vải gọn và chính xác, không dùng kéo để cắt giấy và các loại dây. Làm xong để đúng nơi quy định.

    * Dụng cụ khâu tay: phải giữ mũi kim sắc, không gỉ, tránh rơi vãi gây nguy hiểm.

    * Dụng cụ là (ủi): khi là nhớ điều chỉnh nấc nhiệt độ cho phù hợp với loại vải. Khi ngừng là phải đựng bàn là và đặt vào nơi quy định để tránh cháy chăn, cầu là…

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải bài tập SGK Bài 2: Vật liệu và dụng cụ cắt may Công nghệ 9, chi tiết, đầy đủ nhất, có file tải pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status