Logo

Soạn Công Nghệ lớp 9 Bài 9: Cắt may áo tay liền (đầy đủ nhất)

Soạn Công Nghệ lớp 9 Bài 9: Cắt may áo tay liền, hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và giải bài tập trong sách giáo khoa (SGK) kèm theo tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập SGK Công Nghệ 9 Bài 9: Cắt may áo tay liền có đáp án và lời giải chi tiết, ngắn gọn, dễ hiểu bám sát các yêu cầu nội dung trong sách giáo khoa. Nhằm giúp học sinh tiếp thu bài học và ôn luyện hiệu quả trong học tập.

Trả lời câu hỏi SGK Bài 9 Công Nghệ 9 trang 47, 48, 49

(trang 47 SGK Công nghệ 9): 

Hãy quan sát mẫu áo tay liền trên hình 41 và nêu nhận xét về:

Lời giải:

      - Tay áo: cắt liền với thân áo.

       - Thân áo: có thể may cài khuy hoặc chui đầu, bề rộng thân trước và thân sau bằng nhau, có thể trang trí bằng đăng ten, cầu vai, cầu ngực.

       - Cổ áo: có thể áp dụng kiểu cổ không bâu hoặc có bâu.

(trang 48 SGK Công nghệ 9): 

Hãy lấy số đo của bạn ngồi bên cạnh

Lời giải:

      Da = 55;     Rv = 36;     Dt = 10;     He = 33

      Vc = 32;     Vn = 80;     Vm = 84.

(trang 49 SGK Công nghệ 9): 

Hãy tính vải (khổ 1,15m) để may áo tay liền với số đo (cm):

Da : 60; Rv : 38; Dt : 14; He : 36; Vc : 32; Vn : 84; Vm : 88.

Lời giải:

   - Khổ 0,8 – 0,9m: (Dài áo + gấu + đường may) x 2

           = (55 + 2 + 0,5) x 2 = 115 (cm)

    - Khổ 1,15 – 1,2m:

           + Dài tay + 1/2 Rv > 27cm: (Dài áo + gấu + đường may) x 2

              = (55 + 2 + 0,5) x 2 = 115 (cm)

           + Dài tay + 1/2 Rv < 27cm: (Dài áo + gấu + đường may)

               = 55 + 2 + 0,5 = 57,5 (cm)

    - Khổ 1,4 – 1,6m: Dài áo + gấu + đường may

              = 55 + 2 + 0,5 = 57,5 (cm).

Giải bài tập SGK Bài 9 Công Nghệ lớp 9

Câu 1 trang 53 SGK Công nghệ 9

Hãy tính vải để may áo tay liền với số đo (cm):

Da : 65; Rv : 38; Dt : 14.

- Khổ vải 0,9m

- Khổ vải 1,15m:

Lời giải:

- Khổ 0,9m: (Dài áo + gấu + đường may) x 2

= (65 + 2 + 0,5) x 2 = 135 (cm)

- Khổ 1,15m: Dài tay + 1/2 Rv = 14 + 19 = 33cm:

(Dài áo + gấu + đường may) x 2

= (65 + 2 + 0,5) x 2 = 135 (cm)

Câu 2 trang 53 SGK Công nghệ 9: 

Hãy vẽ và cắt trên giấy thân trước và thân sau áo tay liền theo số đo mẫu.

Lời giải:

Câu 2 trang 53 Công nghệ 9

Câu 3 trang 53 SGK Công nghệ 9: 

Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa thân trước và thân sau áo tay liền chui đầu.

Lời giải:

*GIỐNG:

- Dài áo AX = số đo

- Hạ nách AC = 1/4 Vn + 3(cm)

- Hạ eo AL = số đo

- Từ các điểm A, C, L, X kẻ các đường ngang vuông góc AX

- Rộng cổ AA1 = 1/5 Vc

- Hạ xuôi vai BB1 = 1/10 Rv

- Nối sườn vai A2B1 và kéo dài thêm đoạn B2H = số đo dài tay

- Vẽ cửa tay: Kẻ đường vuông góc với A2H tại H cắt CC1 kéo dài tại H1

- Giảm cửa tay HH2 = 1cm. Nối B1H2A1B1H2 là đường sườn tay: H2H1 là cửa tay

- Ngang ngực: CC1 = 1/4 Vn + 3(cm)

                        CC2 = 1/10 Vn -1 (cm)

- Ngang eo LL1 = CC1 = 1 (cm)

- Ngang mông XX1 = CC1 + 1 (cm).

KHÁC:

Câu 3 trang 53 Công nghệ 9

Lý thuyết Công nghệ 9 Bài 9: Cắt may - áo tay liền

   Áo tay liền là loại áo có tay được cắt liền với thân áo. Thân áo tay liền có thể may cài khuy (phải thêm phần nẹp và giao khuy như thân trước áo cơ bản) hoặc chui đầu với các kiểu cổ áo không bâu, có bâu; các kiểu cầu vai, cầu ngực, tay bồng,... và các trang trí khác nhau.

    Bề rộng thân trước và thân sau bằng nhau.

    - Tay áo: cắt liền với thân áo.

    - Thân áo: có thể may cài khuy hoặc chui đầu, bề rộng thân trước và thân sau bằng nhau, có thể trang trí bằng đăng ten, cầu vai, cầu ngực.

    - Cổ áo: có thể áp dụng kiểu cổ không bâu hoặc có bâu.

Lý thuyết Công nghệ 9 Bài 9: Cắt may - áo tay liền

    Để cắt may được chiếc áo tay liền đạt yêu cầu kĩ thuật và thẩm mĩ cần thực hiện theo quy trình:

Lý thuyết Công nghệ 9 Bài 9: Cắt may - áo tay liền

I - CÁCH ĐO

    Tay trái cầm đầu thước đặt vào đầu vị trí cần đo, tay phải đưa thước đến cuối vị trí cần đo. Đo sát êm các kích thước của cơ thể.

1. Dài áo (Da): Đo từ chân cổ sau đến ngang mông hoặc dài ngắn tùy ý.

2. Hạ eo (He): Đo từ chân cổ sau đến trên eo 2÷3 cm.

3. Rộng vai (Rv): Đo từ đầu vai trái sang đầu vai phải.

4. Dài tay (Dt): Đo từ đầu vai xuống tay; dài ngắn tùy ý.

5. Cửa tay (Ct): 1/2 số đo vòng tay tại điểm dài tay.

6. Vòng cổ (Vc): Đo vừa sát quanh chân cổ.

7. Vòng ngực (Vn): Đo vòng quanh ngực chỗ nở nhất.

8. Vòng mông (Vm): Đo vòng quanh mông chỗ nở nhất.

II - CÁCH TÍNH VẢI

    - Khổ vải 0,8 ÷ 0,9 m: (Da + gấu + đường may) x 2.

    - Khổ vải 1,15 ÷ 1,2 m:

   • Dài tay + 1/2 Rv > 27 cm: (Da + gấu + đường may) x 2.

   • Dài tay + 1/2 Rv < 27 cm: Da + gấu + đường may.

    - Khổ vải 1,4÷1,6 m: Da + gấu + đường may.

    Nếu vải có độ co nhiều, khi mua cần tính thêm 5÷10 cm và ngâm, giặt vải trước khi cắt.

    Bài tập Hãy tính vải (khổ 1,15m) để may áo tay liền với số đo (cm):

    Da : 60; Rv : 38; Dt : 14; He : 36; Vc : 32; Vn : 84; Vm : 88.

III - CÁCH VẼ VÀ CẮT ( Áo tay liền cổ thuyền, chui đầu)

    Số đo mẫu (cm): Da: 55; Rv: 36; Dt: 12; He: 33; Vc: 32; Vn: 80; Vm: 84.

THÂN TRƯỚC

1. Xếp vải

    - Gấp vải theo canh vải dọc, mặt trái ra ngoài, phần vải gấp vào bằng chỗ rộng nhất của thân áo cộng với đường may.

    - Nếp gấp đặt ở phía trong người cắt.

2. Cách vẽ

    Từ đầu vải đo xuống 2cm làm đường may có điểm A.

    - Dài áo AX = số đo.

    - Hạ nách AC = 1/4 Vn + 3.

    - Hạ eo AL = số đo

    - Sa vạt XM = 1cm.

    Từ các điểm A, C, L, X kẻ đường ngang vuông góc với AX.

   a) Vẽ cổ áo

    - Rộng cổ AA1 = 1/5Vc + 4 = 32/5 + 4

    - Hạ sâu cổ AA2 = 1/5Vc + 1 = 32/5 + 1 = 7,4cm.

    Vẽ hình chữ nhật AA1A3A2. Nối A1A2, N là trung điểm của A1A2.

    - Nối A3N, trên A3N lấy NN1 = 1/3A3N. Vẽ cong vòng cổ A1N1A2.

   b) Vẽ tay liền

   - Ngang vai AB = 1/2Rv

    - Hạ xuôi vai BB1 = 1/10Rv - 1

    - Nối sườn vai A1B1 và kéo dài thêm đoạn B1H = số đo dài tay.

    - Vẽ cửa tay: kẻ đường vuông góc với A1H tại H cắt CC1 kéo dài tại H1; Giảm cửa tay HH2 = 1cm. Nối B1H2.

    A1B1H2 là đường sườn vai và tay liền; H1H2 là cửa tay.

   c) Vẽ nách áo và sườn áo

    - Ngang ngực:

    CC1 = 1/4Vn + 2(cm)

    - Ngang eo:

    LL1 = CC1 – 1(cm)

    Nối C1L1 ; C2 là điểm giữa của C3L1

    - Ngang mông:

    XX1 = CC1 + 1(cm) hoặc 1/4Vm + 2(cm)

    Vẽ cong H1C2L1X1.

   d) Vẽ gấu áo

    Giảm sườn áo X1X2 = 1cm.

    Vẽ gấu áo cong từ X2 đến khoảng 1/3XX1 sau đó vẽ thẳng đến M.

Lý thuyết Công nghệ 9 Bài 9: Cắt may - áo tay liền

Hình 43. Bản vẽ thân trước

THÂN SAU

1. Cách xếp vải: giống như thân trước

2. Cách vẽ: giống như thân trước, chỉ khác một số chi tiết.

    * Cổ áo

    - Rộng cổ: AA1 = 1/5Vc + 4(cm).

    - Sâu cổ: AA2 = 1/10Vc + 1(cm).

    - Nối A1A2; N là điểm giữa của A1A2. Nối A3N; N1 là điểm giữa của NA3 - Vẽ cong vòng cổ A1N1A2.

    * Không có sa vạt.

Lý thuyết Công nghệ 9 Bài 9: Cắt may - áo tay liền

Hình 44. Bản vẽ thân sau

3. Cách cắt

    Cắt gia đường may thân trước và thân sau giống nhau:

    - Vòng cổ: 0,5 cm nếu viền gấp mép; cắt đúng nét vẽ nếu viền bọc.

    - Sườn vai, sườn thân: 1 ÷ 2 cm.

    - Gấu tay: 2 cm nếu viền gấp mép; cắt đúng nét vẽ nếu viền bọc mép.

    - Gấu thân áo: 2 cm.

    - Nẹp cổ:

    + Viền gấp nép: dựa vào vòng cổ thân áo để cắt nẹp cổ; rộng nẹp từ 3 ÷ 4cm.

    + Viền bọc mép: vải canh xéo, rộng 2,5 ÷ 3cm.

IV - QUY TRÌNH MAY

1. Ráp đường sườn vai và tay liền.

2. May cổ áo.

3. May cửa tay.

4. Ráp sườn thân và tay.

5. May gấu áo.

6. Là (ủi), đính khuy, thùa khuyết…

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải bài tập SGK Bài 9: Cắt may áo tay liền Công nghệ 9, chi tiết, đầy đủ nhất, có file tải PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status