Logo

Giải báo cáo thực hành Vật lý 12 bài 6 hay nhất

Sau khi học các bài lý thuyết về dao động cơ của chương trình vật lý 12, các em sẽ có một bài thực hành về khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn. Vậy để làm sao để viết kết quả báo cáo thực hành bài 6 vật lý 12? Hiểu được điều đó chúng tôi sẽ hướng dẫn các em viết kết quả báo cáo thực hành một cách chuẩn xác nhất. hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
2.3
15 lượt đánh giá

Trước khi đưa ra kết quả báo cáo thực hành vật lý 12 bài 6, các chuyên gia chúng tôi đã tiến hành qua rất nhiều thí nghiệm thực tế về chuyển động của con lắc lò xo từ đó đưa ra kết luận có tính chọn lọc và chính xác cao. Hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh và thầy cô giáo.

Hướng dẫn giải báo cáo thực hành bài 6 Vật lý 12 hay

Chi tiết được cập nhật tại đây.

Kết quả báo cáo thực hành bài 6 Vật lý 12:

Bài viết kết quả báo cáo thực hành bài 6 vật lý 12 gồm 3 phần: mục đích thực hành, cơ sở lý thuyết và kết quả.

I. Mục đích thực hành

+ Phát hiện ảnh hưởng của biên độ, khối lượng, chiều dài con lắc đơn đối với chu kỳ dao động T của con lắc.

+ Tìm ra công thức và ứng dụng tính gia tốc trọng trường g tại nơi làm thí nghiệm.

II. Cơ sở lý thuyết

Trả lời các câu hỏi SGK

1. Con lắc đơn có cấu tạo gồm 1 vật nhỏ có khối lượng m được treo ở đầu của một sợi dây không dãn, khối lượng không đáng kể, dài l. Chiều dài 1 rất lớn so với kích thước quả cầu. Chiều dài của con lắc được xác định bằng cách đo khoảng cách từ điểm treo cố định đến trọng tâm của quả nặng.

Chiều dài l của con lắc đơn được đo bằng thước đo của giá thí nghiệm dùng treo con lắc đơn có cơ cấu điều chỉnh chiều dài con lắc đơn.

2. Để phát hiện sự phụ thuộc của chu kì dao động T của con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ vào biên độ dao động, ta xác định các chu kì dao động của cùng một con lắc với chiều dài 1 không đổi, nhưng có biên độ A thay đổi. Đo thời gian dao động có biên độ A khác nhau.

3. Để phát hiện sự phụ thuộc chu kỳ dao động T của con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ vào chiều dài con lắc đơn ta khảo sát chu kỳ dao động T của con lắc đơn với chiều dài tăng dần, có 3 trường hợp có thể xảy ra:

+ l tăng thì T giảm

+ l tăng thì T không đổi hay l không phụ thuộc chu kỳ T

+ l tăng thì T tăng

4. Để xác định chu kì T với sai số ΔT = 0,02s khi dùng đồng hồ có kim giây. Ta cần đo thời gian t của N dao động toàn phần.

Trong quá trình đo t của đồng hồ kim giây có sai số là 0,2s bao gồm sai số chủ quan khi bấm và sai số dụng cụ nên Δt = n.ΔT = 0,2 + 0,02 = 0,22s, do đó cần đo số dao động toàn phần N > 11 dao động.

III. Kết quả

1. Khảo sát ảnh hưởng của biên độ dao động đối với chu kỳ T của con lắc đơn.

– Chu kỳ T1 = t1/10 = 1,432s; T2 = t2/10 = 1,412s; T3 = t3/10 = 1,454s.

– Phát biểu định luật về chu kỳ của con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ:

Con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ (α >100) thì coi là dao động điều hòa, chu kỳ của con lắc khi đó không phụ thuộc vào biên độ dao động.

2. Khảo sát ảnh hưởng của khối lượng của con lắc m đối với chu kỳ dao động T.

+ Con lắc khối lượng mA có chu kỳ TA = 1,416 ± 0,026

+ Con lắc khối lượng mB có chu kỳ TB = 1,422 ± 0,020

+ Con lắc khối lượng mC có chu kỳ TC = 1,436 ± 0,028

Phát biểu định luật về khối lượng của con lắc đơn:

Chu kỳ của con lắc đơn dao động nhỏ (α >100) không phụ thuộc vào khối lượng của con lắc.

Tham khảo nhiều tài liệu học tập, đề thi, giải bài tập, vở soạn các môn toán, lý, hóa, sinh, văn, sử, địa...được biên soạn bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành của chúng tôi. Chúc các em thành công!

Đánh giá bài viết
2.3
15 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status