Logo

Lễ Phục Sinh là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ trọng đại này

Lễ Phục Sinh là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm đối với người Kitô giáo để tưởng niệm sự kiện chết và hồi sinh của chúa Giê-su, thường diễn ra từ tháng 3 đến tháng 4 dương lịch mỗi năm.
3.5
11 lượt đánh giá

Lễ Phục Sinh dựa nhiều vào nguồn gốc lễ Vượt qua của Do Thái giáo. Người Kito hữu tin rằng cái chết và Sự phục sinh của Chúa Giê-su đã hoàn thành những gì mà biến cố Xuất Hành đã tiên báo: giải phóng con người khỏi tội lỗi và đưa họ vào cuộc sống trên Thiên Đàng mà Người đã trao ban.

Lễ Phục Sinh là ngày gì?

Lễ Phục Sinh là kỷ niệm ngày vị ngôn sứ (Chúa Jesus) đã bị xử tử và sống lại của toàn thể tín đồ Thiên Chúa giáo. Vị ngôn sứ này được kinh thánh của đạo cho biết là con của đấng tối cao tạo nên muôn loài. Và cái chết thê thảm của ngài là trả nợ cho tội lỗi của loài người. Đồng thời, lễ này cũng kỷ niệm việc giao ước mới giữa loài người và đấng tối cao.

Lễ Phục sinh (Easter) được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo (Công giáo, Chính thống giáo, Tin lành, Anh giáo). Thời xa xưa người ta gọi lễ hội mùa xuân (Frühlingsfest / spring festival) hay "Ostarum" người Đức gọi là "Ostara" và danh từ "Ostern/ Easter" nguồn gốc từ chữ "Ost/ East" hướng về phương đông mùa xuân mặt trời sắp lên.

Người Do Thái gọi ngày lễ này là "Paschafest" Người Ai Cập (Ägypter) gọi là "Osterlamm/ paschal lamb)" cũng nhằm ngày rằm đầu tiên mùa xuân họ giết cừu ăn mừng được giải phóng khỏi sự đàn áp, thoát khỏi thân phận nô lệ.

Thời gian diễn ra Lễ Phục Sinh

Lễ Phục sinh ( Easter Day) thường diễn ra vào một ngày Chủ nhật bất kì khoảng cuối tháng 3 và đầu tháng 4 để tưởng niệm sự kiện chúa Jesus hồi sinh từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên Thánh giá hay cây Thập Giá. 

Lễ Phục Sinh 2023 sẽ diễn ra vào ngày Chủ Nhật, 9 tháng 4 năm 2023

Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Phục Sinh

Lễ Phục sinh không có ngày cố định mà người dân thường tính lễ Phục sinh diễn ra vào Chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên hoặc sau ngày Xuân phân. Do vậy, lễ Phục sinh còn được coi như lễ hội mùa xuân, mừng đất trời chuyển mùa với rất nhiều màu sắc rực rỡ.

Lễ Phục sinh dựa nhiều vào nguồn gốc lễ Vượt qua của Do Thái giáo. Người Kitô hữu tin rằng cái chết và Sự phục sinh của Chúa Giêsu đã hoàn thành những gì mà biến cố Xuất Hành đã tiên báo: giải phóng con người khỏi tội lỗi và đưa họ vào cuộc sống trên Thiên Đàng mà Người đã trao ban.

Phục Sinh là trọng tâm của niềm tin trong Thiên Chúa Giáo. Người theo đạo Thiên Chúa tin rằng Chúa Jesus chết trên thập tự giá nhưng sau đó, từ cõi chết, Ngài đã sống lại và trở lên Thiên quốc trong khải hoàn ca. Do Chúa Jesus vượt qua được sự chết, và phục sinh nên tín đồ Thiên Chúa Giáo cho rằng chỉ Ngài mới có quyền năng đem lại cho họ đời sống vĩnh cửu. Và niềm tin đó là điều mà người theo Thiên Chúa Giáo cất tiếng xướng lên hằng năm trong lễ Phục Sinh, cũng như hằng tuần trong ngày Chúa Nhật.

Phục Sinh cũng là lễ của niềm hy vọng vì nhằm thời điểm mùa Xuân trở lại với muôn loài. Tạo Hóa thật là kỳ diệu, cây cành trơ trụi suốt mùa Đông lạnh lẽo vậy mà chỉ sau một buổi nắng ấm do nàng Xuân mang lại, các nụ con con, hay lá non đã nhu nhú trên nhành cây.

Các bài hát, lời nguyện trong Lễ Phục Sinh

Trong bất cứ buổi lễ trọng đại nào chắc chắn không thể thiếu những món ăn tinh thần như những bài ca, lời nguyện, điệu múa làm buổi lễ thêm phong phú và đặc sắc hơn. 

Bài hát trong Lễ Phục Sinh

Thánh ca Kitô giáo, khởi nguồn cảm hứng từ Thánh Vịnh (Thi thiên) của Vua David, được dùng để chúc tụng và tôn thờ Thiên Chúa.

A Mighty Fortress Is Our God (Chúa vốn Bức thành Kiên cố) của  Martin Luther

Tại các quốc gia khác nhau, những bài thánh ca được sáng tác rất phong phú và đa dạng về nhiều chủ đề nhưng tập chung chủ yếu là ca ngợi những công lao to lớn của Chúa Giê-su hoặc để phụ vụ cho những dịp lễ quan trọng như: Giáng Sinh, Phục Sinh hoặc Lễ Các Thánh.

Tại Việt Nam có một số tác phẩm nổi tiếng như:

  • Bài hát Hát mừng Phục sinh
  • Bài hát Chúa sống lại rồi
  • Bài hát Mừng Chúa Phục sinh
  • Bài hát Nhân chứng Phục sinh
  • Bài hát Khúc ca tạ ơn

Lời nguyện giáo dân Lễ Phục Sinh

Dẫn vào Thánh Lễ:

Hiệp thông với toàn thể Giáo Hội, hôm nay cộng đoàn chúng ta hân hoan cử hành Mầu nhiệm Phục sinh của Đức Kitô. Biến cố phục sinh của Đức Kitô là chân lý nền tảng và cao cả nhất của đức tin người Kitô hữu.

Đối với người vô thần, thì ngôi mộ là điểm tận cùng của một kiếp người. Nơi đây vua cũng như dân, bậc anh hùng cũng như tên vô lại, người quyền quý cũng như kẻ cơ bần... đều phải vùi mình xuống, mục nát đi và trở thành cát bụi. Bằng cuộc Vượt Qua của mình, Chúa Giêsu đã bật tung cửa mồ sống lại, đẩy lùi quyền lực sự chết đang bao trùm thế giới. Người biến ngôi mộ là điểm cuối của đời người trở thành cửa ngõ dẫn vào cõi trường sinh, biến đau thương của sự chết thành niềm hoan lạc của ngày phục sinh; biến ngày cuối của kiếp sống trần gian trở thành ngày thứ nhất trong đời sống mới.

Như vậy, để được sự sống mới, chúng ta phải dứt khoát từ bỏ con người cũ, để trở thành con người mới thực thụ. Cử hành Đại lễ Phục Sinh hôm nay, chúng ta cùng dâng lên Thiên Chúa lời chúc tụng, ngợi khen và cảm tạ vì tình yêu vô biên Người đã ban cho chúng ta qua Con Chí Ái của Người. Đồng thời, xin Thiên Chúa củng cố đức tin cho mỗi người chúng ta, cách riêng là những anh chị em tân tòng vừa được Giáo Hội đón nhận vào hàng ngũ con cái Chúa trong đêm Canh thức Vượt Qua, để mọi người nhận ra sự đau khổ ở đời này có giá trị thanh luyện và chuẩn bị cho đời sống vĩnh cửu mai sau. Với những tâm tình đó, xin mời cộng đoàn cùng hiệp dâng thánh lễ.

Dẫn vào bài đọc I: Cv 10, 34a. 37-43

Sách Công vụ Tông đồ thuật lại việc Thánh Phêrô đã rao giảng Tin mừng Phục Sinh. Chính Đức Giêsu là Con Thiên Chúa đã nhập thể, chịu chết và nay đã sống lại, để ai tin vào Danh của Người thì sẽ được cứu độ.

Dẫn vào bài đọc II: Cl 3, 1-4

Trong thư gửi tín hữu Côlôxê, Thánh Phaolô nhắc chúng ta rằng: qua Phép Rửa, chúng ta đã chết cho con người cũ của tội lỗi và được tham dự vào sự sống mới mà Chúa Kitô Phục Sinh trao ban. Vì thế, chúng ta hãy tìm kiếm những sự trên trời, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa.

Dẫn vào Tin Mừng: Ga 20, 1-9

Tin Mừng hôm nay thuật lại rằng, từ sáng sớm, bà Maria Mađalêla đi thăm mồ Chúa. Không thấy xác Chúa, bà hoảng hốt chạy về báo cho tông đồ Phêrô và Gioan. Hai ông cùng chạy đến mồ, và khi Gioan nhìn thấy ngôi mộ trống, ông đã tin rằng Chúa đã sống lại ra và khỏi mồ theo lời Thánh Kinh.

Cầu nguyện cho mọi người:

Mẫu 1:

Chủ tế:  Anh chị em thân mến, Thiên Chúa là Cha Toàn Năng đã làm cho Đức Kitô sống lại từ cõi chết, để phá tan quyền lực tử thần và ban cho chúng ta sự sống mới. Trong niềm tin tưởng, phó thác, chúng ta cùng dâng lên Người những lời nguyện xin:

1. “Người truyền cho chúng tôi phải rao giảng cho dân”Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho các vị chủ chăn trong Hội Thánh, luôn vững tin vào mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, và nhiệt tâm loan báo Tin Mừng Phục sinh cho con người hôm nay bằng lời rao giảng, đời sống cầu nguyện và gương sáng đức tin của mình.

2. “Phàm ai tin vào Người thì sẽ nhờ danh Người mà được ơn tha tội”. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho có nhiều Kitô hữu nhiệt tâm trong việc rao giảng Tin Mừng để ánh sáng của Đức Giêsu Kitô Phục Sinh chiếu tỏa trên khắp hoàn cầu. Nhất là nơi những tâm hồn đang lún sâu trong vũng lầy tội lỗi, những linh hồn đang tự huỷ hoại trong đam mê tiền bạc, quyền lợi, danh vọng và lạc mất niềm tin.

3. Ông thấy và ông tin”. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho mỗi người Kitô hữu luôn biết sống phó thác tin tưởng nơi Chúa trong mọi nghịch cảnh của cuộc đời nhờ cuộc gặp gỡ với Chúa cách cá vị như Thánh Gioan. Từ đó biết sống đức tin cách sống động và trở thành men thành muối cho thế giới đang có xu hướng xa lìa Thiên Chúa.

4. Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới”. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho mỗi người trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta luôn ý thức mình đã thuộc về dân Thiên Chúa từ đó biết sống chan hòa tình Chúa, tình người và sẵn sàng hy sinh không tìm tư lợi ở đời này và không bám víu vào của cải nhưng biết chia sẻ cho những người nghèo bên cạnh chúng ta.

Chủ tếLạy Chúa, chúng con hân hoan mừng kính Con Chúa đã chịu chết và sống lại để cứu độ chúng con. Xin giúp chúng con hiểu rằng để đón nhận được ơn Phục Sinh và để ơn Phục Sinh có thể thấm vào mọi ngõ ngách trong tâm hồn, chúng con phải cộng tác với Chúa, tẩy trừ mọi nguy cơ mầm mống của sự chết ra khỏi tâm hồn chúng con. Cuộc chiến đấu sẽ khốc liệt vì chúng con phải chiến đấu với chính bản thân mình. Nhưng với ơn Chúa Phục Sinh trợ giúp, chắc chắn chúng con sẽ toàn thắng. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.

Rose_MtgTL

Hình ảnh, tranh vẽ chúc mừng Lễ Phục Sinh

Gửi cho nhau những lời chúc yêu thương cùng bức ảnh hoặc tranh vẽ Happy Easter sẽ là món quà ý nghĩa, độc đáo vào dịp đặc biệt này.

Mẫu 1:

Hình ảnh chúc mừng lễ Phục sinh

Mẫu 2:

Hình ảnh chúc mừng lễ Phục sinh

Mẫu 3:

Hình ảnh chúc mừng lễ Phục sinh

Mẫu 4:

Hình ảnh Phục sinh

Mẫu 5:

Hình ảnh Phục sinh

Mẫu 6:

Hình ảnh lễ Phục sinh

Mẫu 7:

Hình ảnh lễ Phục sinh

Những câu hỏi về Lễ Easter day

Cùng nhau tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc về một số biểu tượng hoặc phong tục diễn ra trong tuần Lễ Phục Sinh.

Tại sao Lễ Phục Sinh ở Úc không có Thỏ Phục Sinh?

Lễ kỷ niệm phục sinh ở hầu hết các nước bao gồm cả việc dùng Thỏ Phục sinh (Easter Bunny), xem như là biểu tượng của Phục sinh và là con thỏ đem trứng phục sinh phân phát cho trẻ em. Tuy nhiên, thỏ là con vật gây hại ở Úc, đặc biệt với mùa màng và trang trại cho nên người dân Úc đã  những nỗ lực thử dùng Easter Bilby để thay cho Easter Bunny, với những nỗ lực để thay đổi biểu tượng này của lễ Phục sinh, người Úc sử dụng hình ảnh Bilby là một loài động vật  túi với mũi và tai dài.

Lễ Phục Sinh có ăn chay không?

Chính Thống giáo cũng  mùa Chay, bắt đầu từ Thứ hai tinh khiết (tiếng Hy Lạp: Καθαρή Δευτέρα, tiếng Anh: Clean Monday), 48 ngày trước Chủ nhật Phục Sinh và kéo dài 40 ngày. Trong Kitô giáo Tây phương, Mùa Chay là thời gian bốn mươi ngày trước Lễ Phục Sinh kéo dài từ ngày Thứ tư Lễ Tro đến Thứ bảy Tuần Thánh.

Tại sao Lễ Phục Sinh lại tặng trứng?

Trứng Phục sinh là biểu tượng của khởi đầu, là khởi nguyên và hướng đến Thiên Chúa. Trứng còn là biểu tượng Phục sinh, hồi sinhTrứng Phục sinh được nhuộm đỏ để tưởng niệm về cái chết của Chúa Giêsu, vỏ cứng của quả trứng tượng trưng cho ngôi mộ bị niêm phong của Chúa.

What destroyed the civilisation of Easter Island dịch?

Điều gì đã phá hủy nền văn minh của Đảo Phục sinh

Mùa phục sinh kết thúc với lễ gì?

Mùa Phục Sinh gồm cả lễ Chúa Thăng Thiên và kết thúc bởi lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (50 ngày sau lễ Phục Sinh)

Lễ Phục Sinh có kiêng việc xác không?

Theo qui định, trong ngày lễ Giáng Sinh (ngày 25-12), các giáo dân phải kiêng việc xác, nghĩa là trong ngày này người theo đạo nghỉ làm việc, trường hợp đặc biệt không thể nghỉ thì tiền lương của ngày này đóng góp vào việc từ thiện. Các linh mục quản giáo xứ không được cử hành nghi thức lễ khác.

Lễ Phục Sinh ăn gì?

Trong dịp lễ này, mỗi quốc gia sẽ thưởng thức những món ăn truyền thống khác nhau, mang theo đặc trưng lịch sử, văn hóa và xã hội của từng vùng đất. Dưới đây là một số món ăn nổi tiếng trong lễ Phục sinh ở một số nước trên thế giới.

- Anh: Bánh simnel - bánh hot cross bun

- Mỹ: Thịt nguội nướng

- Nga: Pashka

- Argentina: Torta pascualina (bánh tart Phục sinh)

- Pháp: Thịt chân cừu

- Phần Lan: Mammi

- Ban Lan: Súp white borscht

- Ý: Colomba di pasqua

- Ecuador: Fanesca

- Hy Lạp: Tsoureki

- Đức: Súp chervil

- Tây Ban Nha: Rosquillas

Cách tính Lễ Phục Sinh

Mùa Phục Sinh bắt đầu từ Chúa Nhật Phục Sinh và kéo dài đến lễ Hiện xuống vào 50 ngày sau đó. Trong Kitô giáo Tây phương, ngày lễ Phục Sinh tất cả rơi vào một Chủ nhật giữa 22 tháng 3 và 25 tháng 4.

How to pronounce Easter?

Từ Easter theo bản phiên âm IPA: UK  /ˈiː.stər/ US  /ˈiː.stɚ/

Lễ Phục Sinh trong tiếng Anh là gì?

Lễ Phục Sinh tiếng Anh là Easter.

Happy Easter nghĩa là gì?

Chúc mừng Lễ Phục Sinh

Mời bạn tham khảo một số bài viết liên quan về Lễ Phục Sinh:

Hy vọng trên đây là nguồn tư liệu hữu ích giúp bạn hiểu hơn về nguồn gốc ra đời cũng như ý nghĩa của Lễ Phục Sinh, một trong những ngày lễ trọng đại của Kito giáo.

Đánh giá bài viết
3.5
11 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status