Logo

Ngày mùng 9 tháng 9 là ngày gì? Ý nghĩa và sự tích ngày 9/9

Mùng 9 tháng 9 dương lịch và âm lịch đều có những ý nghĩa và sự tích khác nhau. Bên cạnh đó ngày 9/9 cũng có một số sự kiện lịch sử quan trọng. Mời bạn tham khảo ngay thông tin đầy đủ nhất được chúng tôi tổng hợp dưới đây. Giúp bạn tìm hiểu kỹ càng ngày 9/9 là gì.
5.0
4 lượt đánh giá

Mùng 9/9 là ngày gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về ý nghĩa cũng như những thông tin thú vị về ngày 9 tháng 9 này tại bài viết này nhé. Mời bạn theo dõi!

Ngày 9/9 là ngày gì?

Nhiều người chưa biết mùng 9 tháng 9 là ngày gì? Mời bạn tìm hiểu cùng chúng tôi những thông tin thú vị cũng như ý nghĩa của ngày 9/9 dưới đây nhé:

Mùng 9 tháng 9 dương lịch là ngày gì?

9/9 là ngày gì của con trai? Hay câu hỏi ngày 9/9 là ngày gì của đàn ông? Rất nhiều câu hỏi tương tự như thế được nhiều người tìm kiếm. Trả lời cho câu hỏi ngày 9/9 dương lịch là ngày gì? Theo đó, trên thực tế, ngày 9/9 dương cũng giống như bao ngày bình thường khác.Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng lại có một cách lý giải vui về ngày 9/9, khiến nó trở thành ngày đặc biệt. Cụ thể, người ta lý giải như sau:

Ngày của mẹ là ngày 8/3, ngày của con là ngày 1/6. Khi chúng ta đem cộng ngày của mẹ với ngày của con (8/3 + 1/6) thì sẽ được ngày 9/9. Chính vì sự đặc biệt này mà nhiều người coi ngày 9/9 là ngày của cha (cho dù phép tính trên có phần sai).

Tuy ngày mùng 9/9 không được công nhận là ngày của cha, nhưng nếu bạn cảm thấy nó thật thú vị thì hoàn toàn có thể chấp nhận nó, coi nó như một ngày kỷ niệm dành cho người cha thân yêu của mình, hoặc rộng hơn nữa là anh em trai, là người thương… Có thêm một ngày kỷ niệm đặc biệt thì càng vui đúng không nào?

Ngày 9/9 là ngày gì?

Mùng 9 tháng 9 âm là ngày gì?

Tương tự như câu hỏi ngày mùng 9 tháng 9 dương lịch là ngày gì thì câu hỏi về ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch là ngày gì? Hay mùng 9 tháng 9 âm lịch là ngày gì cũng được rất nhiều người quan tâm.

Theo Âm lịch, ngày mùng 9/9 hằng năm là Tết Trùng Cửu (hay còn gọi là Tết Trùng Dương, Tết người cao tuổi, Tết người già…). Ngày lễ này bắt nguồn từ Trung Quốc. Con số 9 là số dương, ngày 9/9 lặp lại số 9 hai lần nên gọi Trùng Cửu, Trùng Dương là vì vậy.

Tết Trùng Cửu có ý nghĩa gì? Ý nghĩa Tết Trùng Cửu rằng theo quan điểm của người Trung Quốc, số 9 mang ý nghĩa tốt lành, tượng trưng cho sự trường thọ. Vì vậy, mỗi năm vào Tết Trùng Cửu 9/9, họ lại tổ chức rất nhiều hoạt động, có người thì tham gia leo núi ở vùng ngoại ô để rèn luyện sức khỏe, ngắm nhìn thiên nhiên và tận hưởng bầu không khí trong lành; có người lại nhâm nhi tách trà hoặc rượu hoa cúc (mang hàm ý trường thọ, bất lão), làm bánh cao, bánh hoa, bánh Trùng Cửu; cũng có người mua một quả cam, viết điều ước của bản thân rồi ném ra cửa hoặc để đầu giường, bàn làm việc… nhằm xua đuổi vận xui, cầu điều may mắn về sức khỏe, tình duyên.

Ngày 9/9 là ngày gì?

Tết Trùng Cửu còn được người Hoa gọi là Tết người cao tuổi, Tết người già. Vào dịp này, khắp nơi ở Trung Quốc đều tổ chức các hoạt động với đề tài kính lão, trọng già. Với họ, việc kính trọng, quan tâm và chăm sóc người già, người cao tuổi là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người con, mỗi gia đình, mỗi vùng miền nói riêng và cả nước Trung Quốc nói chung.

Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có những ngày lễ khá giống với Tết Trùng Cửu ở Trung Quốc. Cụ thể, ở Nhật Bản, Lễ hội hoa cúc – một trong năm lễ hội cổ xưa thiêng liêng – được tổ chức vào ngày 9 tháng 9 theo lịch Gregorian tại hai ngôi đền Shinto và chùa Phật giáo. Lễ hội này thể hiện mong muốn kéo dài tuổi thọ. Người Nhật Bản thường uống rượu sake hoa cúc, ăn các món như gạo hạt dẻ hoặc hạt dẻ với bánh mochi ở vào Lễ hội hoa cúc. Còn tại Hàn Quốc, cứ vào ngày thứ 9 của tháng thứ 9 trong năm, người dân lại tổ chức Lễ hội Jungyangjeol để tôn vinh và tăng cường sức khỏe. Người Hàn Quốc thường sẽ làm bánh kếp có chứa lá hoa cúc và tham gia các hoạt động ngoài trời như mang củi, leo đồi núi để dã ngoại hoặc ngắm hoa cúc.

Tết Trùng Cửu nên làm gì?

Uống rượu, trà hoa cúc

Vào tiết trời mùa thu se se lạnh, trời âm u, cái nóng chưa qua mà khí lạnh đã về, thời điểm giao mùa đất trời sinh độc, con người dễ ốm. Mọi người thường có thói quen uống rượu hoặc trà hoa cúc để mát gan, tiêu độc, giải cảm.

Hiếu lễ, quan tâm tới đấng sinh thành

Vào ngày này, con cháu thường nấu ăn và dành thời gian bên ông bà, cha mẹ để tỏ lòng biết ơn thành kính.

Tết Trùng Cửu còn là ngày của người già – Lão nhân Tiết. Việc hiếu kính với người lớn thể hiện mong muốn cha mẹ, người già được mạnh khỏe, sống lâu.

Sau khi mùa màng được thu hoạch, con cháu trong gia đình thường dành thời gian để nấu những món ngon dâng tặng ông bà, bố mẹ. Cũng có một số gia đình tặng tiền thể hiện sự quan tâm. Đây cũng là nét đẹp đáng để trân trọng, giữ gìn trong ngày Tết Trùng Cửu ở Việt Nam.

Mua vàng để nguyện cầu tài lộc, may mắn

Vào ngày Tết Trùng Cửu ở Việt Nam, nhiều người quan niệm rằng việc mua vàng rồi tích trữ sẽ mang lại tài lộc, may mắn cho cả năm.

Ném những trái cam vàng ra trước cửa để đón nhận tài lộc

Vì Tết Trùng Dương rơi vào chính mùa thu – mùa mà cây cam vàng cho sai quả. Chính vì vậy, người ta truyền tai nhau rằng, vào ngày Tết Trùng Cửu ở Việt Nam, nếu ném cam vàng thì sẽ xua tan những điều xui xẻo ra ngoài, đón nhận những điều may mắn, vượng khí đến.

Theo kiến thức về Tết Trùng Cửu ở Việt Nam, trước khi ném hãy nguyện cầu những hy vọng của bản thân về cuộc sống, sự nghiệp, sức khỏe hay tình duyên. Tại một số nơi, người dân thường viết lời cầu nguyện trực tiếp trên những quả cam vàng rồi bắt đầu ném.

Vì là ngày Tết cổ của dân tộc nên ngày nay, người Việt chỉ thắp hương tưởng nhớ ông bà, tổ tiên chứ không tổ chức làm cỗ cúng như các ngày lễ lớn khác.

Tết Trùng Cửu cúng gì?

Sau khi du nhập vào Việt Nam, phong tục đón Tết Trùng Cửu của Trung Quốc đã có vài sự thay đổi để phù hợp với văn hóa Việt. Điển hình có thể kể đến đó chính là cứ vào ngày mùng 9/9 âm lịch, người Việt sẽ chuẩn bị chu đáo một mâm lễ nhỏ cúng Tết Trùng Cửu thay vì chỉ ngắm và uống rượu hoa cúc như ở Trung Quốc.

Dưới đây là một số lưu ý khi cúng Tết Trùng Dương mà bạn có thể tham khảo:

  • Thời gian cúng Tết Trùng Cửu: nên làm lễ trước 19 giờ.

Theo phong tục cổ xưa, lễ Tết này thường tiến hành vào trước 19 giờ. Lý do là bởi người xưa cho rừng các linh hồn cúng sau 19 giờ sẽ “vội vàng”, không kịp hưởng lộc đã phải về địa phủ. Mặt khác, một số vùng miền lại có tập tục cúng Tết Trùng Cửu trong các khung giờ hoàng đạo thuộc ngày 9/9 âm lịch.

  • Lễ vật cúng Tết Trùng Cửu: nên sắm lễ dựa theo tấm lòng thành.

Mâm lễ cúng Tết Trùng Cửu sẽ tùy tâm và điều kiện hoàn cảnh của mỗi gia đình, có nhiều cúng nhiều, có ít cúng ít. Mặt khác, ngày Tết mùng 9/9 âm lịch này có ý nghĩa là phòng trừ bệnh tật, côn trùng và cảm tạ Tiên Nông về một vụ mùa bội thu. Nên theo phong tục cổ xưa mâm lễ cúng Tết Trùng Cửu sẽ gồm các vật phẩm sau:

– Hương (nhang), hoa, nến (đèn).

– Gạo muối, trầu cau.

– Xôi nấu từ gạo mới.

– Các món chay: chè kê, chè trôi nước, rau củ xào, canh rau củ, cơm chay, canh nấm ngũ sắc,…

– Tiền vàng mã.

  • Văn khấn Tết Trùng Cửu: nên học thuộc lòng thay vì viết ra giấy cầm đọc.

Để bày tỏ sự thành kính của con cháu đối với tổ tiên, cũng như của người trần thế với thần linh, các gia đình khi cúng tốt nhất nên học thuộc lòng văn khấn Tết Trùng Cửu. Khi đọc, cần chấp hai tay để lên đầu, đọc chậm dãi, từ tốn, đủ nghe, không nên đọc quá to. Bởi dân gian quan niệm đọc to là phạm húy, tức là xúc phạm thần linh, còn khiến cô hồn dã quỷ vào tranh vật tế với người thân đã khuất.

Văn khấn như sau:

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, các hương linh họ nội họ ngoại.

Tín chủ chúng con là:…………………

Ngụ tại :…………………

Hôm nay là ngày mồng Một (mồng Mười Rằm) tháng Mười là ngày Tết Cơm Mới, tín chủ con thành tâm sắm lễ hương hoa, trà quả, nấu cơm gạo mới, thắp nén hương thơm dâng lên trước án.

Trộm nghĩ rằng:

Cây cao bóng mát

Quả tốt hương bay

Công tài bồi xưa những ai gây dựng

Của quý hóa nay con cháu hưởng

Ơn Trời Đất Phật Tiên, chư vị Tôn thần

Sau nhờ ơn Tổ tiên gây dựng, kể công tân khổ biết là bao

Đến nay con cháu dồi dào, hưởng miếng trân cam

Nay nhân mùa gặt hái

Gánh nếp tẻ đầu mùa

Nghĩ đến ơn xưa

Cày bừa vun xới,

Sửa nồi cơm mới

Kính cẩn dâng lên

Thường tiên nếm trước

Mong nhờ Tổ phước

Hòa cốc phong đăng

Thóc lúa thêm tăng

Hoa màu tươi mới

Làm ăn tiến tới

Con cháu được nhờ

Lễ tuy đơn sơ

Tỏ lòng thành kính.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân, Ngũ Phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Giãi tấm lòng thành cúi xin được phù hộ độ trì và chứng giám.

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Cẩn cáo!

Tham khảo thêm:

Ngày 9/9/2022 là ngày gì?

  • Ngày 9 tháng 9 năm 2022 dương lịch rơi vào thứ Sáu, là ngày 14 tháng 8 năm 2022 âm lịch - tức ngày Ất Sửu, tháng Kỷ Dậu, năm Nhâm Dần.
  • Nhằm ngày: Hắc Đạo Câu Trận
  • Giờ Hoàng Đạo: Mậu Dần (03h-05h), Kỷ Mão (05h-07h), Tân Tỵ (09h-11h), Giáp Thân (15h-17h), Bính Tuất (19h-21h), Đinh Hợi (21h-23h)
  • Giờ Hắc Đạo: Bính Tý (23h-01h), Đinh Sửu (01h-03h), Canh Thìn (07h-09h), Nhâm Ngọ (11h-13h), Quý Mùi (13h-15h), Ất Dậu (17h-19h)
  • Nên: Khởi công mọi việc đều tốt, người của đều hưng thịnh, thăng quan tiến chức, hôn thú, sinh đẻ thuận lợi, tốt cho dựng cột, cất lầu, làm dàn gác, trổ cửa, các việc thủy lợi.
  • Không nên: Kỵ đóng giường, lót giường, đi đường thủy.
  • Hướng xuất hành: Hỷ thần: Tây Bắc - Tài thần: Đông Nam.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

Ngày 9/9/2022 là ngày gì?

Sự tích ngày 9/9

Ngô Quân thời Nam Triều trong “Tục Tề hài ký ‘’ có chép một câu chuyện

Đời Hậu Hán (25-250) có người tên Hoàng Cảnh, theo học đại tiên với thầy Phí Trường Phòng. Một hôm thầy khuyên Hoàng Cảnh rằng ngày mùng 9 tháng 9 tới đây gia đình anh sẽ gặp phải nạn lớn. Muốn tránh nạn phải đem cả nhà lên tận núi cao, lúc đi tay đeo túi đỏ, đựng hạt thù du (một loại tiêu), uống rượu hoa cúc, tối đến mới về nhà may ra tránh khỏi tai họa. Hoàng Cảnh nghe theo lời thầy, đến tối về quả thực đã thấy gà vịt heo chó trong nhà bị dịch bệnh mà chết sạch.

Vì tích trên mà hằng năm, đến ngày 9 tháng 9, người xưa tạm bỏ nhà lên núi lánh nạn. Lâu đời thành tục gọi là Tết Trùng Cửu.

Sách “Phong Thổ Ký” chép

Cuối đời nhà Hạ (2205-1818 trước Công Nguyên), vua Kiệt tàn bạo, sống xa hoa phung phí. Thượng Đế muốn răn dạy nhà vua nên giáng một trận thủy tai làm nhà cửa khắp nơi bị chìm xuống biển nước, nhân dân chết đuối, thây nổi đầy sông. Nạn thủy năm đó nhằm ngày mùng 9 tháng 9. Vì vậy mỗi năm đến ngày này, nhân dân lo sợ, đua nhau đưa thực phẩm lên núi cao để lánh nạn.

Đến đời Hán Văn Đế (176-156 trước Công Nguyên), vua cho dựng một đài cao 30 trượng ở trong cung, mỗi năm đến ngày mồng 9/9, nhà vua cùng hậu và các phi lên đài ở cho qua hết ngày. Sau đến đời nhà Đường (618-907) xem ngày mùng 9/9 thành ngày lễ tết gọi là Trùng Cửu. Các văn nhân thi sĩ mang bầu rượu túi thơ cùng nhau lên núi cao say sưa ngâm vịnh

Sự tích ngày 9/9

Tham khảo thêm:

Sự kiện lịch sử diễn ra vào ngày 9/9

9/9/1087: William Rufus trở thành quốc vương của Anh, lấy hiệu là William II

9/9/1418: Lý Tạo kế vị quốc vương của Triều Tiên, tức Triều Tiên Thế Tông, tôn phụ vương Thái Tông là thượng vương

9/9/1488: Anne (nhân vật trung tâm trong tranh chấp ảnh hưởng vốn dẫn đến việc hợp nhất Bretagne và Pháp) trở thành nữ công tước xứ Bretagne

9/9/1543: Mary Stuart đăng quang ngôi nữ vương của Scotland khi mới 9 tháng tuổi

9/9/1791: Thủ đô Hoa Kỳ được đặt tên theo Tổng thống George Washington

9/9/1850: California trở thành bang thứ 31 của Hoa Kỳ với vị thế một bang tự do, bác bỏ mở rộng chế độ nô lệ đến Duyên hải Thái Bình Dương

9/9/1886: Công ước Bern về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật được ký kết

9/9/1892: Nhà thiên văn học người Mỹ Edward Emerson Barnard phát hiện ra vệ tinh Amalthea

9/9/1944: Mặt trận Tổ quốc Bulgaria tiến hành nổi dậy vũ trang (hỗ trợ của Liên Xô) nhằm lật đổ chính phủ Bulgaria đương quyền

9/9/1945: Chiến tranh Trung-Nhật kết thúc, Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện

9/9/1948: Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập tại miền bắc bán đảo Triều Tiên, Kim Nhật Thành nhậm chức thủ tướng nội các

9/9/1949: Đại diện của Ấn Độ và người nhiếp chính của Tripura là Vương hậu Kanchanprabha Devi ký kết Hiệp định hợp nhất Tripura, theo đó Tripura sẽ trở thành một bộ phận của Ấn Độ

9/9/1965: Bộ Gia cư và Phát triển Đô thị Hoa Kỳ thành lập

9/9/1977: Nhà kỷ niệm Mao Chủ tịch Bắc Kinh hoàn thành xây dựng

9/9/1991: Tajikistan tuyên bố độc lập từ Liên Xô

9/9/1993: Tổ chức Giải phóng Palestine chính thức công nhận Israel như một nhà nước hợp pháp

Ý nghĩa đặc biệt của con số 9

Ý nghĩa đặc biệt của con số 9

Xét theo phương diện toán học, số 9 là một con số thú vị. Nhà toán học Hy Lạp cổ đại Pythagoras đã nói về số 9 với nhiều ý nghĩa đặc biệt:

- Nếu nhân 9 với một số bất kỳ trong dãy số từ 1 đến 9, sau đó cộng hai chữ số trong kết quả thu được với nhau thì ta sẽ được tổng bằng 9. Ví dụ: 9 x 3 = 27 và 2 + 7 = 9.

- Khi nhân 9 với một số có hai chữ số bất kỳ, rồi cộng các chữ số trong kết quả với nhau, cũng sẽ thu được tổng bằng 9. Ví dụ: 9 x 11 = 99, 9 + 9 = 18 và 1 + 8 =9 hoặc 9 x 20 = 180 và 1 + 8 + 0 = 9.

Không chỉ trong toán học, số 9 trong văn hóa của nhiều quốc gia cũng nhiều ý nghĩa đặc biệt, tượng trưng cho may mắn. Ở Trung Quốc, số 9 tượng trưng cho sự trường thọ, là biểu tượng quyền lực của Hoàng đế Trung Quốc, cũng vì vậy mà áo long bào của vua luôn có hình 9 con rồng. Tuy nhiên khác với Trung Quốc, tại Nhật, số 9 phát âm gần giống chữ “đau khổ” nên người dân nghĩ về số 9 với những điều xui xẻo, kém may mắn. Các vị hoàng đế của Nhật Bản cũng không bao giờ mặc trang phục có hình 9 con rồng.

Tham khảo thêm:

9/9 thuộc cung hoàng đạo nào?

Theo đó, ngày 9 tháng 9 thuộc cung Xử Nữ (Virgo).

  • Biểu tượng: Trinh nữ.
  • Nguyên tố: Đất.
  • Sao chiếu mạng: Sao Thủy.
  • Màu sắc may mắn: Những gam màu nhạt hoặc bạc, những vật liệu lung linh có màu trắng, vàng, xanh lá cây, nâu, màu tía phớt xanh.
  • Hẹn hò với: Kim Ngưu, Ma Kết.
  • Làm bạn với: Song Tử, Nhân Mã.
  • Ngày may mắn trong tuần: Thứ Tư.
  • Con số may mắn: Số 3, 6 và 7.
  • Hoa may mắn: Cỏ roi ngựa, lan dạ hương.
  • Đá may mắn: Đá Xacdonic, ngọc bích, ngọc lục bảo, đá Topaz, kim cương và ngọc trai.

9/9 thuộc cung hoàng đạo nào?

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu về ngày 9/9 là ngày gì,Tết Trùng Cửu ở Việt Nam như thế nào cũng như các thông tin thú vị khác về ngày 9 tháng 9. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Ngày mùng 9 tháng 9 là ngày gì? Ý nghĩa và sự tích ngày 9/9 file pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
4 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status