Logo

PMI là gì và cách tính chỉ số quản lý thu mua PMI chính xác nhất

Bạn đang không biết PMI là chỉ số gì cùng các thông tin liên quan khác đến PMI? Tham khảo ngay bài viết chi tiết dưới đây của chúng tôi. Đảm bảo giúp bạn nắm rõ định nghĩa về chỉ số PMI là gì cùng ý nghĩa và công thức tính của nó. Tham khảo ngay!
4.8
2 lượt đánh giá

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ về PMI là gì cùng hàng loạt các định nghĩa khác liên quan đến PMI. Bên cạnh đó là các nội dung quan trọng khác như phân loại chỉ số PMI, hướng dẫn cách tính chỉ số CPI cực chuẩn. Mời bạn theo dõi!

Tham khảo thêm:

Chỉ số PMI là gì?

Rất nhiều câu hỏi như PMI la gi, chi so PMI la gi được mọi người quan tâm và tìm kiếm thông tin, mời bạn đón đọc dưới đây:

PMI là chỉ số gì? Chỉ số PMI viết tắt của Purchase Managers Index, tức là chỉ số Quản lý Mua hàng. Đây là chỉ số thể hiện triển vọng của nền kinh tế trong ngành sản xuất và dịch vụ. Nó cho biết dưới góc nhìn của các nhà thu mua, thị trường đang mở rộng, không thay đổi hay suy giảm. 

Mục đích của PMI là cung cấp thông tin về các điều kiện kinh doanh hiện tại và trong tương lai cho những người ra quyết định của công ty, bao gồm chuyên gia phân tích và nhà đầu tư.

Chỉ số PMI được tính dựa trên một khảo sát hàng tháng với khoảng 400 doanh nghiệp trong quốc gia. Nhóm doanh nghiệp này được phân loại theo lĩnh vực, quy mô sản xuất và đóng góp vào GDP. PMI khảo sát về 5 vấn đề chính, bao gồm số đơn đặt hàng mới, số lượng hàng tồn kho, sản lượng, số hàng mua từ nhà sản xuất, và số lượng việc làm.

Chỉ số PMI là gì?

PMI acp là gì?

Bạn có biết PMI-acp là gì hay chứng chỉ PMI-acp là gì không? Theo đó, PMI-ACP (PMI Agile Certified Practitioner) là chứng chỉ quản lý dự án Agile danh giá từ PMI (Project Management Institute – Viện Quản lý dự án Hoa Kỳ), có tốc độ tăng trưởng số lượng nhanh nhất trong số 8 chứng chỉ của PMI.

PMI trong xây dựng là gì?

Viện Quản lý Dự án, tên tiếng Anh là Project Management Institute (PMI), là một tổ chức chuyên nghiệp phi lợi nhuận, dành riêng cho phát triển tiến bộ quản lý dự án tiên tiến nhất. Đây là hiệp hội hàng đầu thế giới của các nhà quản lý dự án chuyên nghiệp.

ISM services PMI là gì?

Chỉ Số Phi Sản Xuất PMI (Quản Lý Sức Mua) từ Viện Quản Lý Nguồn Cung (ISM) (cũng được biết đến như là chỉ số ISM Dịch Vụ PMI) trên báo Report on Business, một chỉ số hỗn hợp được tính toán như một chỉ báo về điều kiện kinh tế tổng thể đối với lĩnh vực phi sản xuất.

ISM manufacturing PMI là gì?

ISM Manufacturing PMI là một chỉ số hỗn hợp dựa trên các chỉ số khuếch tán được điều chỉnh theo thời vụ đối với năm loại chỉ báo có trọng lượng khác nhau:

  • Đơn Hàng Mới 30%
  • Sản Xuất 25%
  • Việc Làm 20%
  • Giao Hàng từ Nhà Cung Cấp 15% và
  • Tồn Kho 10%.

Flash manufacturing PMI là gì?

Chỉ số Flash Manufacturing PMI là chỉ số dự báo trước chỉ số Manufacturing PMI (chỉ số quản lý sức mua ngành sản xuất) dựa trên các khảo sát. Chỉ số này ước tính về hoạt động sản xuất của một quốc gia, dựa trên khoảng 85% tổng số câu trả lời khảo sát PMI mỗi tháng. Mục đích của nó là cung cấp chỉ báo chính xác trước khi dữ liệu PMI cuối cùng (Final PMI) được công bố.

Flash manufacturing PMI là gì?

Nhôm PMI là gì?

Nhôm PMI là thương hiệu nhôm hàng đầu về kết cấu nhôm lắp ghép trong lĩnh vực xây dựng & nằm trong Top các loại nhôm tốt nhất Châu Á hiện nay, là dòng nhôm cao cấp do tập đoàn PMI Press Metal – Malaysia sản xuất.

Phân loại chỉ số PMI

Chỉ số PMI được phân thành hai loại là: chỉ số PMI sản xuất và PMI phi sản xuất: 

Chỉ số PMI sản xuất

Đây là chỉ số dùng để quản lý sức mua trong được đo lường trong ngành công nghiệp sản xuất. Những thành phần cấu tạo nên chỉ số PMI sản xuất sẽ có những trọng số như sau:

  • Đơn hàng mới chiếm 30%
  • Sản xuất chiếm 25%
  • Giao hàng từ nhà cung cấp chiếm 15%
  • Hàng tồn kho chiếm 10%
  • Việc làm chiếm 20%

Số liệu thống kê này được thiết lập dựa trên cơ sở nguồn dữ liệu được biên soạn hàng tháng. Nguồn dữ liệu này được lấy từ câu trả lời khảo sát từ các nhà điều hành thu mua hoặc cung ứng trên hơn 400 công ty công nghiệp.

Chỉ số PMI phi sản xuất (PMI dịch vụ)

Đây là một chỉ số hỗn hợp được tính toán như một chỉ báo để dự đoán về điều kiện kinh tế tổng thể đối với lĩnh vực phi sản xuất. Khác với chỉ số PMI sản xuất, những thành phần cấu tạo nên chỉ số PMI sản xuất lại có những trọng số bằng nhau, được điều chỉnh theo mùa vụ gồm: 

  • Hoạt động kinh doanh
  • Đơn hàng mới.
  • Việc làm
  • Giao hàng từ nhà cung cấp.

Dữ liệu dùng để thống kê chỉ số PMI sản xuất được biên soạn từ những câu trả lời hàng tháng của hơn 370 người được hỏi là các nhà điều hành thu mua hoặc cung ứng trong hơn 62 ngành khác nhau. Họ đại diện cho 9 khu vực từ danh mục phân loại của hệ thống Phân Ngành Theo Chuẩn (Standard Industrial Classification – SIC).

Phân loại chỉ số PMI

Cách tính chỉ số PMI

Công thức tính chỉ số PMI:

PMI = (P1 * 1) + (P2 * 0.5) + (P3 * 0)

Trong đó:

- P1: phần trăm câu trả lời báo cáo sự cải thiện.

- P2: phần trăm câu trả lời báo cáo không thay đổi.

- P3: phần trăm câu trả lời báo cáo suy giảm.

Hướng dẫn cách đọc chỉ số PMI trong lịch kinh tế:

Chỉ số PMI là con số được xác lập dựa trên các câu trả lời khảo sát từ 400 nhà sản xuất trên cả nước. Chỉ số này có giá trị khi nằm trong khoảng từ 0 đến 100 và sẽ lấy mốc 50 để phân tích. - Kết quả > 50, chứng tỏ mức tăng tổng thể - Kết quả < 50, chứng tỏ mức giảm tổng thể - Kết quả = 50, chứng tỏ thị trường đang cân bằng.

Tuy nhiên, con số này chỉ là kịch bản dự báo và doanh nghiệp vẫn cần phải xem xét đến 3 trường hợp sau:

- PMI thực tế > dự báo: Nền kinh tế, đặc biệt là ngành sản xuất và dịch vụ đang có tín hiệu phát triển tốt, giá trị đồng tiền của quốc gia có sự tăng nhẹ.

- PMI thực tế < dự báo: Nền kinh tế có sự tụt giảm, giá sản phẩm bị trượt, nhiều chủ đầu tư ái ngại trong việc rót vốn vào.

- PMI thực tế = dự báo: Thị trường ổn định, không có biến động.

Cách tính chỉ số PMI

Ưu, nhược điểm của chỉ số PMI

Ưu điểm:

  • Dữ liệu hình thành nên chỉ số PMI sẽ được lấy từ nguồn thực tế. Tức là nó được thu thập từ những câu trả lời khảo sát của các doanh nghiệp hiện nay. Báo cáo về chỉ số PMI là dữ liệu cứng, có độ chính xác cao.
  • Nhờ có chỉ số PMI, chúng ta sẽ biết được về tình hình kinh tế đang diễn ra thế nào, có hiệu quả hay không từ những thông tin về việc làm, đơn đặt hàng, hàng tồn kho và tăng trưởng từ các nhà quản lý chuỗi cung ứng.
  • Việc được công bố đều đặn hàng tháng khiến chỉ số PMI còn được gọi là chỉ số “trẻ”. Nó dự báo sớm cho chúng ta biết sự phát triển của ngành từ tháng trước, là lô dữ liệu kinh tế đầu tiên được phát hành hàng tháng.

Nhược điểm:

  • Phạm vi phản ánh của chỉ số PMI chưa thực sự rộng. Nó mới chỉ được sử dụng để khẳng định tình trạng của riêng lĩnh vực sản xuất chứ không thể phản ánh được toàn bộ lực lượng lao động có trong khu vực này.
  • Vì báo cáo về PMI được lấy từ những bảng khảo sát của các doanh nghiệp nên không thể tránh được tình trạng trả lời chủ quan, gian dối trong quá trình cung cấp dữ liệu. Từ đó, chỉ số PMI có thể sẽ không phản ánh được chính xác tình hình thực tế.
  • Chỉ số PMI có khả năng sẽ mất dần đi lợi thế bởi những chỉ số về kinh doanh sẽ thực sự phù hợp hơn với tình trạng kinh tế nói chung trong tương lai. Nguyên nhân là ngành sản xuất đang dần mất đi vai trò quan trọng của mình, vốn được xem là chuẩn mực đối với nền kinh tế toàn cầu.

Ưu, nhược điểm của chỉ số PMI

Ý nghĩa chỉ số PMI

- Chỉ số PMI là thước đo quan trọng của nền kinh tế:

Căn cứ vào chỉ số này, chúng ta có thể dễ dàng đánh giá khách quan về tốc độ tăng trưởng hay suy yếu về dịch vụ sản xuất của một công ty hay 1 quốc gia. 

Nếu như kết quả tính toán chỉ số PMI trên 50, điều này có nghĩa là tình hình sản xuất đang có chiều hướng phát triển và hoạt động sản xuất được mở rộng. Nếu chỉ số PMI dưới mức 50 thì điều này đồng nghĩa với việc các hoạt động kinh doanh đang có dấu hiệu thu hẹp.

Bên cạnh đó, chỉ số PMI cũng được sử dụng để đánh giá về những chỉ số quan trọng khác như GDP, CPI…

- Tác động đến quyết định quản lý thu mua hàng hóa của công ty:

Chỉ số PMI sẽ là căn cứ để những người quản lý thu mua đưa ra các quyết định thu mua hàng hóa phục vụ sản xuất. 

Nhờ có chỉ số PMI, họ sẽ dễ dàng đánh giá được tổng số lượng hàng hóa, mức giá sản phẩm cũng như những yếu tố khác có liên quan. Chẳng hạn như khi một công ty nhận được đơn đặt hàng, họ sẽ đưa ra quyết định sản xuất dựa trên tổng số lượng sản phẩm được đặt hàng.

Hay với những người quản lý thu mua kiểm tra hàng tồn kho, khi nắm được chỉ số PMI, họ sẽ nhận biết được hiện tại kho còn bao nhiêu sản phẩm và công ty sẽ cần thêm bao nhiêu sản phẩm nữa để hoàn thiện đơn hàng. Từ việc quản lý vấn đề hàng hóa, những người quản lý sẽ cân đối được lượng sản phẩm hiện có để làm sao vừa hoàn hoàn thành đơn hàng, vừa có sản phẩm dự trữ sẵn dành cho việc kinh doanh cho các tháng tiếp theo hoặc cho những đơn đặt hàng khác…

- Tác động lên các đơn vị cung ứng:

Các đơn vị cung ứng sẽ sử dụng chỉ số PMI để ước lượng lượng nhu cầu sản phẩm. Từ đó, họ sẽ đưa ra các chiến lược điều chỉnh giá cho phù hợp với thị trường.

Chẳng hạn như khi số lượng đặt hàng tăng, nhu cầu mua hàng tăng cao, các đơn vị cung ứng có thể cân nhắc tăng giá sản phẩm, điều này kéo theo sự tăng giá của các đơn vị cung cấp nguyên vật liệu. 

Ngược lại, khi số lượng đặt hàng giảm, nhu cầu mua hàng hạn chế thì các đơn vị cung ứng có thể chấp nhận giảm giá xuống kéo theo sự giảm giá của phía cung cấp nguyên vật liệu.

Ý nghĩa chỉ số PMI

Hy vọng những thông tin chúng tôi tổng hợp trên đã giúp ích cho bạn tìm hiểu rõ về PMI là gì cũng như cách tính chỉ số PMI chuẩn nhất. Trân trọng.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download PMI là gì và cách tính chỉ số quản lý thu mua PMI chính xác nhất file pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
4.8
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status