Logo

Sinh học 6 Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ đầy đủ

Hướng dẫn soạn Sinh học 6 Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ đầy đủ, hỗ trợ các em trả lời các câu hỏi, bài tập trong SGK trang 32, 33 kèm tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
5.0
0 lượt đánh giá

Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có thử áp dụng giải các bài tập SGK, trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ, giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.

Soạn Sinh 6 Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ​​​​​​​

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 10 trang 32, 33

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 10 trang 32:

Quan sát hai hình trên

- Đọc bảng sau, so sánh với hình vẽ để biểu diễn được cấu tạo và chức năng của miền hút

Trả lời:

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 10 trang 33:

Thảo luận:

- Cấu tạo của miền hút gồm mấy phần? Chức năng của từng phần?

- Vì sao nói mỗi lông hút là một tế bào? Nó có tồn tại mãi không?

- * Quan sát H.10.2 với H.7.4, rút ra nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa sơ đồ chung tế bào thực vật với tế bào lông hút?

Trả lời:

- Miền hút gồm 2 phần:

+ Phần vỏ có chức năng bảo vệ các bộ phận trong rễ, hút nước và muối khoáng, chuyển nước từ lông hút vào trụ giữa.

+ Phần trụ giữa có chức năng chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây, chuyển nước và muối khoáng lên thân và lá, ngoài ra còn chứa các chất dự trữ.

- Mỗi lông hút là 1 tế bào bởi vì chúng có cấu tạo là 1 tế bào: gồm vách tế bào, tế bào chất, màng sinh chất, nhân, không bào. Chúng không tồn tại mãi vì nếu môi trường không phù hợp chúng có thể tiêu biến hoặc gãy.

- So sánh tế bào lông hút và tế bào thực vật:

+ Giống nhau: gồm đầy đủ các thành phần của một tế bào thực vật: vách tế bào, tế bào chất, màng sinh chất,nhân, không bào.

+ Khác nhau:

Tế bào thực vật

Tế bào lông hút

Vách tế bào dày

Vách tế bào mỏng

Không bào nhỏ

Không bào lớn

Có lục lạp

Không có lục lạp

Nhân nằm ở phía đầu lông hút

Nhân nằm sát thành tế bào

Giải bài tập SGK Sinh học 6 Bài 10

Câu 1 (trang 33 SGK Sinh học 6):

Chỉ trên hình vẽ các bộ phận của miền hút và chức năng của chúng.

Trả lời:

- Vỏ gồm: biểu bì, thịt vỏ có các chức năng hút nước, muối khoáng rồi chuyển vào trụ giữa.

- Trụ giữa gồm: các bó mạch và ruột có chức năng chuvển các chất và chứa chất dư trữ.

Câu 2 (trang 33 SGK Sinh học 6):

Hãy đánh dấu X vào ( . . . ) cho ý trả lời đúng của câu sau:

Miền hút là phần quan trọng nhất của rễ vì:

( . . . ) Gồm hai phần: vỏ và trụ giữa

( . . . ) Có mạch gỗ và mạch rây vận chuyển các chất.

( . . . ) Có nhiều lông hút giữ chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan.

( . . . ) Có ruột chứa chất dự trữ.

Trả lời:

( . . . ) Gồm hai phần: vỏ và trụ giữa

( . . . ) Có mạch gỗ và mạch rây vận chuyển các chất.

( X ) Có nhiều lông hút giữ chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan.

( . . . ) Có ruột chứa chất dự trữ.

Câu 3 (trang 33 SGK Sinh học 6):

Có phải tất cả các rễ cây đều có miền hút không? Vì sao?

Trả lời:

- Không phải tất cả các rễ cây đều có lông hút.

- Vì những cây mà rễ ngập trong nước thì nước và muối khoáng hòa tan trong nước ngấm trực tiếp qua các tế bào biểu bì cúa rễ mà không cần lông hút.

Bài 1 (trang 33 SGK Sinh học 6):

Các nhóm làm thì nghiệm: cân một số loại cây, quả, hạt, củ tươi; mỗi loại 100g

Để riêng từng loại, thái mỏng các loại cây, quả, củ, sau đó đem phơi thật khô rồi cân lại cho đến khi khối lượng không đổi.

Trả lời:

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải bài tập SGK Sinh học lớp 6 Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ file word, file pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status