Logo

Sinh học 6 Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ

Hướng dẫn soạn Sinh học 6 Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ hỗ trợ các em trả lời các câu hỏi, bài tập trong SGK trang 35, 36, 37, 38, 39 kèm tổng hợp lý thuyết trọng tâm
3.0
2 lượt đánh giá

Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có thử áp dụng giải các bài tập SGK, trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ, giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.

Soạn Sinh 6 Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 11 trang 35, 36, 37, 38

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 11 trang 35:

Hãy kể tên một vài loài cây quý hiếm mà em biết.

Trả lời:

Tam thất, lim, sến, …

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 11 trang 35:

- Bạn Minh làm thí nghiệm trên nhằm mục đích gì?

- Hãy dự đoán kết quả của thí nghiệm và giải thích.

Trả lời:

- Bạn Minh làm thí nghiệm trên nhằm chứng minh sự quan trọng của nước đối với phát triển của cây.

- Dự đoán kết quả: chậu A sẽ phát triển tươi tốt bình thường, chậu B chậm phát triển và lâu lớn hơn chậu A. Giải thích: do cây cần nước cho sự phát triển bình thường.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 11 trang 36:

Câu hỏi thảo luận:

- Dựa vào kết quả thí nghiệm 1 và 2, em có nhận xét gì về nhu cầu nước của cây?

- Hãy kể tên những cây cần nhiều nước, những cây cần ít nước?

* Vì sao cung cấp đủ nước, đúng lúc, cây sẽ sinh trưởng tốt, cho năng suất cao?

Trả lời:

- Cây cần nước để sinh trưởng và phát triển, tuy nhiên nhu cầu nước ở các phần khác nhau của cây là khác nhau.

- Cây cần nhiều nước: mồng tơi, lúa, bưởi

Cây cần ít nước: xương rồng, cỏ lạc đà, thông.

- Cung cấp đủ nước sẽ giúp cây lớn lên, đúng lúc vì mỗi lúc khác nhau trong chu kì sống của cây cần lượng nước khác nhau → cây sẽ sinh trưởng tốt → tăng năng suất.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 11 trang 36:

- Theo em bạn Tuấn làm thí nghiệm trên để làm gì?

- Dựa vào thí nghiệm trên, em hãy thử thiết kế thí nghiệm để giải thích về tác dụng của muối lân hoặc muối kali đối với cây trồng.

Trả lời:

- Thí nghiệm trên để kiểm tra vai trò của muối đạm đối với thực vật.

- Thí nghiệm về tác dụng của muối lân đối với cây trồng:

Trồng cây trong 2 chậu:

+ Chậu 1: cung cấp đủ nước và muối khoáng như lân, kali, đạm

+ Chậu 2: cung cấp nước và muối khoáng nhưng không cung cấp lân

Thí nghiệm về tác dụng của muối kali:

Trồng cây trong 2 chậu:

+ Chậu 1: cung cấp đủ nước và muối khoáng như lân, kali, đạm

+ Chậu 2: cung cấp nước và muối khoáng nhưng không cung cấp kali.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 11 trang 37:

Trao đổi, thảo luận:

- Em hiểu như thế nào về vai trò của muối khoáng đối với cây?

- Qua kết quả thí nghiệm cùng với bảng số liệu trên giúp em khẳng định điều gì?

- Hãy lấy ví dụ chứng minh nhu cầu muối khoáng của các loại cây, các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây không giống nhau.

Trả lời:

- Vai trò của muối khoáng đối với cây: cây rất cần muối khoáng để sinh trưởng và phát triển, với các loại muối khoáng khác nhau, cây cần lượng muối khoáng các nhau ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau.

- Kết quả thí nghiệm cùng với bảng số liệu trên, ta thấy: cây có nhu cầu khác nhau với các loại muối khoáng khác nhau.

- Ví dụ chứng minh nhu cầu muối khoáng của các loại cây, các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây không giống nhau:

+ Cải bắp, su hào cần nhiều muối đạm; khoai lang và cà rốt cần nhiều kali.

+ Trong các giai đoạn khác nhau cần dinh dưỡng khác nhau như giai đoạn ra hoa cần nhiều khoáng hơn.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 11 trang 38:

Trao đổi, thảo luận:

- Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây? Cho ví dụ.

Trả lời:

- Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng: các loại đất khác nhau, thời tiết (nhiệt độ, lượng mưa…)

- Ví dụ:

+ Đất đá ong giữ nước kém, dễ bị rửa trôi chất dinh dưỡng → cây khó hút nước, muối khoáng.

+ Mùa đông lạnh bị đóng băng, tuyết rơi → sự hút nước, muối khoáng bị ngưng trệ.

Giải bài tập SGK Sinh học 6 Bài 11

Câu 1 (trang 37 SGK Sinh học 6):

Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây

Trả lời:

- Vai trò của nước: Cây cần nước để sinh trưởng và phát triển, nếu thiếu nước cây sẽ sinh trưởng chậm hoặc thậm chí không sinh trưởng, cây có nhu cầu nước khác nhau ở các giai đoạn khác nhau.

- Vai trò của muối khoáng: cây rất cần muối khoáng để sinh trưởng và phát triển, với các loại muối khoáng khác nhau, cây cần lượng muối khoáng các nhau ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau.

Câu 2 (trang 37 SGK Sinh học 6):

Có thể làm những thí nghiệm nào để chứng minh cây cần nước và muối khoáng?

Trả lời:

Để chứng minh vai trò của nước hay muối khoáng, nguyên tắc là ta dùng 2 chậu: chậu 1 cung cấp đầy đủ tất cả các yếu tố; chậu 2 cung cấp đầy đủ các yếu tố chỉ thiếu chất đang nghiên cứu.

Ví dụ:

- Chứng minh vai trò của nước: Trồng cây trong khoảng 10-15 ngày ở cùng 1 chậu cho cây phát triển tươi tốt. Sau đó chia các cây làm 2 chậu:

+ Chậu 1: tưới nước đều đặn

+ Chậu 2: không tưới nước.

Sau đó quan sát sự sinh trưởng của cây ở 2 chậu.

- Thí nghiệm về tác dụng của muối lân đối với cây trồng:

Trồng cây trong 2 chậu:

+ Chậu 1: cung cấp đủ nước và muối khoáng như lân, kali, đạm

+ Chậu 2: cung cấp nước và muối khoáng nhưng không cung cấp lân

- Thí nghiệm về tác dụng của muối kali:

Trồng cây trong 2 chậu:

+ Chậu 1: cung cấp đủ nước và muối khoáng như lân, kali, đạm

+ Chậu 2: cung cấp nước và muối khoáng nhưng không cung cấp kali.

Câu 3 (trang 37 SGK Sinh học 6):

Theo em những giai đoạn nào cây cần nhiều nước và muối khoáng?

Trả lời:

- Cây cần nhiều nước và muối khoáng vào giai đoạn trưởng thành, nhất là giai đoạn sinh sản.

Câu 1 (trang 39 SGK Sinh học 6):

Bộ phận nào của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng?

Trả lời:

Lông hút của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng.

Câu 2 (trang 39 SGK Sinh học 6):

Chỉ trên tranh vẽ con đường hấp thụ và muối khoáng hòa tan từ đất vào cây.

Trả lời:

Nước và muối khoáng từ đất vào lông hút → vào vùng vỏ → đến mạch gỗ.

Câu 3 (trang 39 SGK Sinh học 6):

Vì sao bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều?

Trả lời:

- Để len lỏi vào đất hút nước và muối khoáng bằng việc tăng diện tích tiếp xúc với nước, muối khoáng.

- Để giúp cây đứng vững.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải bài tập SGK Sinh học lớp 6 Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ file word, file pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status