Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có thử áp dụng giải các bài tập ứng dụng, trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Sinh học lớp 6 Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá đầy đủ nhất, giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.
Xem H.19.1, cho biết tên các bộ phận của lá.
- Trả lời câu hỏi: chức năng quan trọng nhất của lá là gì?
- Vậy những đặc điểm nào giúp lá nhận được nhiều ánh sáng?
Hướng dẫn giải chi tiết:
- Các bộ phận cuả lá: Phiến lá, gân lá, cuống lá.
- Chức năng quan trọng nhất của lá là quang hợp.
- Phiến lá rộng và mỏng giúp cho việc tiếp nhận ánh sáng tốt hơn.
Quan sát các lá có trong H.19.2 hoặc các lá đã mang đến lớp
- Nhận xét hình dạng, kích thước, màu sắc của phiến lá, diện tích bề mặt của phiến lá so với cuống.
- Tìm điểm giống nhau của phần phiến các loại lá.
- Những điểm giống nhau đó có tác dụng gì đối với việc thu nhận ánh sáng của các loại lá?
Hướng dẫn giải chi tiết:
- Hình dạng lá rất đa dạng, màu sắc của phiến lá chủ yếu là màu xanh, diện tích bề mặt của phiến lá lớn hơn rất nhiều so với cuống lá.
- Lá hình bản dẹt, có diện tích bề mặt lớn, màu xanh.
- Giúp lá thu nhận được nhiều ánh sáng phục vụ cho việc quang hợp tạo ra các chất hữu cơ.
Hãy tìm ba loại lá có kiểu gân khác nhau.
Hướng dẫn giải chi tiết:
- 3 loại lá có kiểu gân khác nhau
Lá lúa: gân song song
Lá lục bình: gân hình cung
Lá mít: gân hình mạng
Quan sát H.19.5 và 3 mẫu thực tế về các kiểu xếp lá trên thân và cành.
- Hãy điền vào bảng dưới đây :
- Lần lượt cầm 3 cành đã quan sát lên, nhìn từ trên ngọn cành xuống, từ các phía khác nhau vào cành, có nhận xét gì về cách bố trí của các lá ở mấu thân trên và mấu thân dưới?
- Có mấy kiểu xếp lá trên thân cành? Là những kiểu nào?
-Cách bố trí của lá ở các mấu thân có lợi gì cho việc nhận ánh sáng của các lá trên cây?
Hướng dẫn giải chi tiết:
- Các lá ở mấu thân trên và mấu than dưới xếp so le nhau giúp các lá đều có thể nhận được lượng ánh sáng nhiều nhất.
- Có 3 kiểu xếp lá trên cây: mọc cách, mọc đối, mọc vòng.
- Các lá bố trí hợp lí, lá trên không che lá dưới giúp cho lá nhận được nhiều ánh sáng nhất.
Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng?
Hướng dẫn giải chi tiết:
Đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp lá trên cây giúp lá nhận được nhiều ánh sáng:
+ Đặc điểm bên ngoài của lá:
- Phiến lá: mỏng, có màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá để hứng được nhiều ánh sáng.
- Gân lá: trải rộng khắp mặt lá để nâng đỡ phiến lá và vận chuyển các chất.
- Cuống lá: đính lá vào thân, cành cây để lá được nâng lên và nhận được ánh sáng.
+ Cách sắp xếp lá trên cây:
- Kiểu sắp xếp: mọc cách, mọc đối, mọc vòng. Lá trên các mấu thân xếp so le nhau.
- Mục đích: nhận được nhiều ánh sáng từ các hướng khác nhau.
Hãy cho ví dụ về ba kiểu xếp lá trên cây.
Hướng dẫn giải chi tiết:
– Lá mọc cách: các lá mọc so le nhau trên cành . Ví dụ: lá cây dâu, lá cây dâm bụt, lá cây phèn đen, lá cây rau ngót, lá cây rau đay, lá cây mùng tơi...
– Lá mọc đối: từng đôi lá đối xứng nhau trên cành. Ví dụ: lá dừa cạn, lá húng quế, lá húng chanh, lá ổi, lá mẫu đơn.
– Lá mọc vòng: lá mọc thành vòng xung quanh thân hoặc cành. Ví dụ: lá cây dây huỳnh, lá trúc đào, lá thất diệp, cây hoa sữa, cây tùng la hán, ...
Bài 3 (trang 64 SGK Sinh học 6):
Những đặc điểm nào chứng tỏ lá rất đa dạng?
Hướng dẫn giải chi tiết:
Đặc điểm chứng tỏ lá rất đa dạng:
- Màu sắc lá: lá đỏ, lá xanh,…
- Kiểu sắp xếp lá trên thân: mọc cách, mọc vòng, mọc đối
- Kiểu gân lá: hình mạng, hình cung, song song.
- Hình dạng: hình trứng, hình chân vịt, hình tim, hình lưỡi mác,…, kích thước của phiến lá rất khác nhau.
- Loại lá: lá đơn và lá kép.
1. Đặc điểm bên ngoài của lá
a) Phiến lá
Phiến lá có nhiều hình dạng, bản dẹt… thu nhận ánh sáng.
b) Gân lá
Gân hình mạng: Lá gai, lá dâu tằm…
Gân song song: Lá rẻ quạt, lá địa lan…
Gân hình cung: Lá địa liền,…
c) Lá đơn và lá kép
- Lá đơn: có cuống nằm ngay dưới chồi nách, mỗi cuống đều mang một phiến, cả cuống và phiến rụng cùng lúc. VD: rau muống, lá sen, lá lốt,…
- Lá kép: Có cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang một phiến (gọi là chét), chồi nách chỉ có ở phía trên phiến chính, không có ở cuống con, thường thì lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau. VD: lá hoa hồng, lá rau ngót, lá bưởi…
2. Các kiểu xếp lá trên thân và cành
- Mọc cách: Cây lá dâu, cây mồng tơi…
- Mọc đối: Lá cây dừa cạn…
- Mọc vòng: Lá cây dây huỳnh…
Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo.
►Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn sinh như đề kiểm tra học kì, 1 tiết, 15 phút trên lớp, hướng dẫn giải sách giáo khoa, sách bài tập được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.