Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có thử áp dụng giải các bài tập SGK, trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Bài 38: Rêu - cây rêu, giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.
Quan sát hình dạng của cây rêu và đối chiếu với H.38.1, em có thể nhạn ra được những bộ phận nào của cây?
Lời giải:
Quan sát cây rêu thật có thể nhận ra được rễ và thân cây rêu
Túi bào tử thuộc cơ quan sinh sản. Nhìn các chi tiết trong H.38.2, hãy cho biết rêu sinh sản phát triển nòi giống bằng gì, và đặc điểm cả túi bào tử?
Lời giải:
- Rêu sinh sản phát triển nòi giống bằng bào tử.
- Túi bào tử nằm trên ngọn của cây rêu, bên trong túi bào tử chứa bào tử.
Cấu tạo của cây rêu đơn giản như thế nào ?
Lời giải:
Cấu tạo của cây rêu rất đơn giản:
+ Các sợi nhỏ nằm dưới thân là rễ giả
+ Thân và lá chưa có mạch dẫn, thân không phân cành
+ Chưa có hoa, sinh sản bằng túi bào tử
So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo ?
Lời giải:
So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu và tảo.
* Giống nhau: Cấu tạo cơ thể đơn giản
* Khác nhau:
Rêu | Tảo |
---|---|
- Có thân và lá thật, rễ giả - Cấu tạo đa bào - Có cơ quan sinh sản là túi bào tử |
- Chưa có rễ, thân, lá - Cấu tạo đơn bào hoặc đa bào - Chưa có cơ quan sinh sản riêng biệt |
So sánh với cây có hoa, rêu có gì khác ?
Lời giải:
Cây có hoa | Rêu | |
---|---|---|
Rễ | Rễ thật | Rễ giả, là các sợi mảnh mọc ở gốc thân |
Cơ quan sinh sản | Hoa | Túi bào tử |
Mạch dẫn | Có mạch dẫn, phân thành mạch rây và mạch gỗ | Chưa có mạch dẫn |
Thân | Phân nhánh | Không phân nhánh |
Môi trường sống | Các loại môi trường: nước, cạn, hoang mạc, đầm lầy, … | Chỉ sống ở môi trường ẩm ướt |
Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt ?
Lời giải:
Rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt vì:
+ “Rễ” của rêu là rễ giả (các sợi nhỏ ở phía dưới thân). Chúng rất mảnh và nhỏ, phân nhánh ít nên khả năng hút nước còn nhiều hạn chế.
+ Rêu chưa có hệ thống mạch dẫn, do vậy nước không thể vận chuyển chặng đường dài trong cơ thể.
Vì vậy để có đủ lượng nước cơ thể cần, rêu phải sống ở nơi ẩm ướt để hạn chế sự thoát hơi nước qua lá, luôn lấy được nước nhanh chóng và quá trình vận chuyển nước trong cây thuận lợi.
Câu 1. Khi nói về rêu, nhận định nào dưới đây là chính xác ?
A. Cấu tạo đơn bào
B. Chưa có rễ chính thức
C. Không có khả năng hút nước
D. Thân đã có mạch dẫn
Câu 2. Rêu thường sống ở
A. môi trường nước.
B. nơi ẩm ướt.
C. nơi khô hạn.
D. môi trường không khí.
Câu 3. Rêu sinh sản theo hình thức nào ?
A. Sinh sản bằng bào tử
B. Sinh sản bằng hạt
C. Sinh sản bằng cách phân đôi
D. Sinh sản bằng cách nảy chồi
Câu 4. Cây rêu con được tạo thành trực tiếp từ
A. tế bào sinh dục cái.
B. tế bào sinh dục đực.
C. bào tử.
D. túi bào tử.
Câu 5. Trên cây rêu, cơ quan sinh sản nằm ở đâu ?
A. Mặt dưới của lá cây
B. Ngọn cây
C. Rễ cây
D. Dưới nách mỗi cành
Câu 6. Ở cây rêu không tồn tại cơ quan nào dưới đây ?
A. Rễ giả B. Thân
C. Hoa D. Lá
Câu 7. Rêu khác với thực vật có hoa ở đặc điểm nào dưới đây ?
A. Thân chưa có mạch dẫn và chưa phân nhánh
B. Chưa có rễ chính thức
C. Chưa có hoa
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 8. So với tảo, rêu có đặc điểm nào ưu việt hơn ?
A. Có thân và lá chính thức
B. Có rễ thật sự
C. Thân đã có mạch dẫn
D. Không phụ thuộc vào độ ẩm của môi trường
Câu 9. Em có thể tìm thấy rêu ở nơi nào sau đây ?
A. Dọc bờ biển
B. Chân tường rào
C. Trên sa mạc khô nóng
D. Trong lòng đại dương
Câu 10. Rêu sau khi chết đi có thể được dùng làm
A. hồ dán.
B. thức ăn cho con người.
C. thuốc.
D. phân bón.
Đáp án
1-B 2-B 3-A 4-C 5-B
6-C 7-D 8-A 9-B 10-D
1. Môi trường sống của rêu
- Rêu sống ở những chỗ ẩm ướt quanh nhà, quanh lớp học, nơi chân tường hay bờ tường, trên đất hay trên thân các cây to…
2. Quan sát cây rêu
- Rêu có thân, lá thật nhưng cấu tạo vẫn đơn giản, thân không phân nhánh.
- Rễ giả có chức năng hút nước.
- Rêu chưa có mạch dẫn và chưa có hoa.
3. Túi bào tử và sự phát triển của rêu
- Rêu sinh sản bằng bào tử.
- Quá trình phát triển:
Cây rêu mang túi bào tử → Túi bào tử mở nắp và các bào tử rơi ra → Bào tử nảy mầm thành cây rêu con.
4. Vai trò của cây rêu
- Rêu góp phần vào việc tạo thành chất mùn.
- Một số loài dùng làm phân bón, làm chất đốt.
►►Tải free hướng dẫn soạn sinh học 6 bài 38: Rêu - cây rêu file word, pdf tại đường link dưới đây:
Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo.
►Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn sinh học như đề kiểm tra học kì, 1 tiết, 15 phút trên lớp, hướng dẫn giải sách giáo khoa, sách bài tập được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.