Kì thi học kì 1 sắp tới, nhu cầu tìm kiếm nguồn tài liệu ôn thi chính thống có lời giải chi tiết của các em học sinh là vô cùng lớn. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi đã dày công sưu tầm Bộ 3 đề thi cuối kì 1 Sinh 8 năm 2022 - 2023 (có đáp án) được xem nhiều - Phần 1. Mời các em cùng quý thầy cô theo dõi bộ đề tại đây.
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5. 0 điểm): Chọn phương án đúng nhất
Câu 1. Máu được xếp vào loại mô gì ?
A. Mô thần kinh
B. Mô cơ
C. Mô liên kết
D. Mô biểu bì
Câu 2. Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng điều khiển và là cầu nối giữa các cơ quan?
A. Mô cơ
B. Mô thần kinh
C. Mô biểu bì
D. Mô liên kết
Câu 3. Nơron là tên gọi khác của
A. tế bào cơ vân
B. tế bào thần kinh
C. tế bào biểu bì
D. tế bào xương
Câu 4. Hoạt động của cơ hầu như không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố nào sau đây ?
A. Trạng thái thần kinh
B. Màu sắc của vật cần di chuyển
C. Nhịp độ lao động
D. Khối lượng của vật cần di chuyển
Câu 5. Hiện tượng mỏi cơ có liên quan mật thiết đến sự sản sinh loại axit hữu cơ nào ?
A. Axit axêtic
B. Axit malic
C. Axit acrylic
D. Axit lactic
Câu 6. Khi ném quả bóng vào một rổ treo trên cao, chúng ta đã tạo ra
A. phản lực
B. lực đẩy
C. lực kéo
D. lực hút
Câu 7. Loại tế bào máu nào đóng vai trò chủ chốt trong quá trình đông máu?
A. Hồng cầu
B. Bạch cầu
C. Tiểu cầu
D. Huyết tương
Câu 8. Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ tươi ?
A. N2
B. CO2
C. O2
D. CO
Câu 9. Cho các loại bạch cầu sau :
1. Bạch cầu mônô
2. Bạch cầu trung tính
3. Bạch cầu ưa axit
4. Bạch cầu ưa kiềm
5. Bạch cầu limphô
Có bao nhiêu loại bạch cầu không tham gia vào hoạt động thực bào ?
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Câu 10. Bộ phận nào dưới đây không thuộc hệ hô hấp ?
A. Thanh quản
B. Thực quản
C. Khí quản
D. Phế quản
Câu 11. Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu ?
A. Khí nitơ
B. Khí cacbônic
C. Khí ooxxi
D. Khí hidro
Câu 12. Loại khí nào dưới đây không độc hại đối với con người ?
A. N2
B. NO2
C. CO
D. NO
Câu 13. Loại đường nào dưới đây được hình thành trong khoang miệng khi chúng ta nhai kĩ cơm ?
A. Lactôzơ
B. Glucôzơ
C. Mantôzơ
D. Saccarôzơ
Câu 14. Trong dạ dày hầu như chỉ xảy ra quá trình tiêu hoá
A. prôtêin
B. Gluxit
C. lipit
D. axit nuclêic
Câu 15. Sau khi trải qua quá trình tiêu hoá ở ruột non, prôtêin sẽ được biến đổi thành
A. glucôzơ
B. axit béo
C. axit amin
D. glixêrol
II. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN (5. 0 điểm):
Câu 1 (2 điểm): Trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ chính mình?
Câu 2 (1 điểm): Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp sự tiêu hoá đạt hiệu quả? Theo em, thế nào là ăn uống đúng cách ?
Câu 3 (2 điểm): Giải thích được cơ chế duy trì thân nhiệt qua da và qua hệ thần kinh?
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5. 0 điểm): Mỗi câu đúng 0. 33 điểm, 2 câu đúng 0. 7 điểm, 3 câu đúng 1 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
Đáp án | C | B | B | B | D | B | C | C | B | B | B | A | C | A | C |
II. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN (5. 0 điểm):
Câu | Nội dung cần đạt | Điểm |
1 | - Trồng nhiều cây xanh trên đường phố, công sở, trường học, bệnh viện và nơi ở. - Hạn chế việc sử dụng các thiết bị thải ra các khí độc hại, không hút thuốc lá. - Xây dựng nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp, thường xuyên dọn vệ sinh, không khạc nhổ bừa bãi. - Nên đeo khẩu trang khi đi ngoài đường phố và khi dọn vệ sinh. | 0. 5
0. 5
0. 5
0. 5 |
2 | - Ăn chậm, nhai kĩ giúp thức ăn được nghiền nhỏ để thấm dịch tiêu hoá à tiêu hoá hiệu quả hơn. - Ăn đúng giờ, đúng bữa thì sự tiết dịch tiêu hoá thuận lợi, số lượng và chất lượng dịch tiêu hoá tốt hơn. Sau khi ăn nghỉ ngơi giúp hoạt động tiết dịch tiêu hoá và hoạt động co bóp dạ dày, ruột tập trung à tiêu hoá có hiệu quả hơn. | 0. 25
0. 25
0. 5 |
3 | Cơ chế điều hoà thân nhiệt ở người: * Vai trò của da. - Da có vai trò quan trọng nhất trong điều hoà thân nhiệt. + Khi trời nóng, lao động nặng: Mao mạch ở da dãn toả nhiệt, tăng tiết mồ hôi. + Khi trời rét: Mao mạch co lại cơ chân lông co giảm sự toả nhiệt * Vai trò của hệ thần kinh - Mọi hoạt động điều hoà thân nhiệt đều là phản xa dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. |
0. 5 0. 25
0. 25
1 |
I. Trắc nghiệm: (4 điểm).
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Trong các xương sau đây xương dài là:
A. Xương sống.
B. Xương vai.
C. Xương đòn.
D. Xương sọ.
Câu 2: Sụn đầu xương có chức năng gì ?
A. Giúp xương to về bề ngang.
B. Tạo các ô trống chứa tuỷ đỏ.
C. Phân tán lực tác động.
D. Giảm ma sát trong khớp xương.
Câu 3: Hồng cầu có chức năng gì?
A. Vận chuyển nước và muối khoáng.
B. Vận chuyển khí CO2 và O2. .
C. Vận chuyển chất dinh dưỡng.
D. Vận chuyển khí và chất khoáng.
Câu 4: Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào giống nhau ở điểm nào?
A. Đều lấy oxi thải ra cacbonic và các sản phẩm phân hủy khác.
B. Đều lấy vào oxy và các chất cần thiết, đều thải ra cacbonic và các sản phẩm phân hủy khác.
C. Đều lấy vào oxy và thải ra cacbonic các sản phẩm phân hủy khác.
D. Đều lấy vào oxy và các chất cần thiết thải ra các sản phẩm phân hủy khác. .
Câu 5: Sự trao đổi khí ở tế bào xảy ra như thế nào?
A. Oxy vào tế bào và Cacbonic ở tế bào vào máu.
B. Oxi và cacbonic từ tế bào vào máu.
C Khí ôxi và cacbônic từ máu vào tế bào.
D. Cacbonic vào tế bào và oxy máu vào tế bào.
Câu 6: “Nổi da gà” là hiện tượng:
A. Tăng thoát nhiệt
B. Tăng sinh nhiệt.
C. Giảm thoát nhiệt.
D. Giảm sinh nhiệt
Câu 7: Khi hít vào các xương sườn nâng lên thể tích lồng ngực sẽ như thế nào?
A. Lồng ngực được nâng lên.
B. Lồng ngực được hạ xuống.
C. Lồng ngực hẹp lại.
D. Lồng ngực không thay đổi.
Câu 8: Phổi có chức năng như thế nào?
A. Làm ẩm không khí và dẫn khí.
B. Làm ấm không khí và dẫn khí.
C. Trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.
D. Trao đổi và điều hòa không khí.
Tự luận: (6 điểm ).
Câu 9:(1,5 điểm) Phản xạ là gì ? Cho ví dụ về phản xạ ?
Câu 10: (2,5 điểm) Nêu đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp chức năng hấp thụ. Kể một số
bệnh về đường tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh.
Câu 11: (1 điểm) Các em thường có thói quen thuận bên nào nên khi vác, xách vật nặng ta cũng thường dùng tay, vai thuận nhiều hơn. Điều này có nên không? Tại sao?
Câu 12: (1 điểm) Khi gặp người bị tai nạn gãy xương cần thực hiện sơ cứu như thế nào ?
I. Trắc nhiệm : ( 4 điểm)
- Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | C | D | B | B | A | C | A | C |
II. Tự luận: ( 6 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
9 (1,5 điểm) | Phản xạ là Phản ứng của cơ thể để trả lời các kích thích của môi trường trong hoặc môi trường ngoài thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ. VD : Cho ví dụ đúng | 1 0,5 |
10 (2,5 điểm) | *Cấu tạo ruột non phù hợp với việc hấp thụ: + Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp + Có nhiều lông ruột và lông ruột cực nhỏ. + Mạng lưới mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc + Ruột non rất dài, tổng diện tích bề mặt hấp thụ 400 – 500 mét vuông . * Các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp: - Viêm loét dạ dày, Viêm loét tá tràng ,viêm ruột thừa. . . * Cách phòng tránh: - Ăn đủ chất, ăn chậm, nhai kĩ, ăn đúng giờ, ăn uống hợp vệ sinh, sau khi ăn, nghỉ ngơi và làm việc hợp lí. . . |
0,25 0,25 0,25
0,25
0,75
0,75 |
11 (1 điểm) | Điều này không nên. Vì các em đang ở lứa tuổi học sinh, bộ xương đang phát triển, khi vác nặng ta phải phối hợp cho đều hai bên để bộ xương phát triển cân đối, tránh bị lệch xương, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. | 0,25 0,75 |
12 (1 điểm) | - Khi gặp người bị tai nạn gãy xương cần sơ cứu. + Không được nắn bóp bừa bãi . + Đặt nạn nhân nằm yên . + Dùng gạc hay khăn sạch lau nhẹ vết thương. + Tiến hành sơ cứu băng bó và đưa đến cơ sở y tế gân nhất .
|
0,25 0,25 0,25 0,25 |
I. TRẮC NGHIỆM:(4 ĐIỂM)
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Trong quá trình đông máu tế bào máu nào sau đây tham gia hình thành khối đông máu?
a. Hồng cầu
b. Bạch cầu
c. Tiểu cầu
d. Huyết thanh
Câu 2: Hồng cầu có Hb (huyết sắc tố) kết hợp với CO2 máu có màu
a. đỏ tươi.
b. đỏ thẫm.
c. đen
d. vàng nhạt.
Câu 3: Thành phần cấu tạo máu gồm:
a. huyết tương và các tế bào máu
c. huyết tương và hồng cầu.
b. hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
d. huyết tương và bạch cầu.
Câu 4: Bạch cầu gồm mấy loại?
a. 4
b. 5.
c. 2.
d. 3.
Câu 5: Ở người có các loại mô nào sau đây?
a. Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, mô phân sinh.
b. Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh.
c. Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ tim, mô phân sinh.
d. Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ tim, mô cơ trơn
Câu 6: Ở người mô liên kết gồm:
a. mô cơ, mô sợi, mô sụn, mô xương.
b. mô biểu bì, mô sợi, mô xương, mô mỡ.
c. mô cơ vân, mô sợi, mô xương, mô mỡ.
d. mô sợi, mô sụn, mô xương, mô mỡ.
Câu 7: Mô là
a. một tập hợp tế bào có cấu tạo, hình dạng, kích thước khác nhau, đảm nhận chức năng nhất định.
b. một tập hợp tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận các chức năng khác nhau trong cơ thể.
c. một tập hợp tế bào có cấu tạo giống nhau, đảm nhận các chức năng khác nhau trong cơ thể.
d. một tập hợp tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận các chức năng nhất định trong cơ thể.
Câu 8: Máu được xếp vào loại mô nào?
a. mô thần kinh.
b. mô biểu bì.
c. mô cơ.
d. mô liên kết.
Câu 9: Ở người khớp nào sau đây là khớp động?
a. Khớp hộp sọ.
b. Cột sống.
c. Khớp đầu gối.
d. Khớp hộp sọ, cột sống.
Câu 10: Khối xương sọ ở người có 8 xương ghép lại tạo ra hộp sọ lớn chứa
a. mô
b. tế bào.
c. não.
d. sụn.
Câu 11: Bộ xương người gồm nhiều xương được chia thành 3 phần là:
a. xương cổ, xương thân, xương chi.
c. xương đầu, xương thân, xương chân
b. xương đầu, xương thân, xương chi.
d. xương đầu, xương thân, xương tay.
Câu 12: Xương thân gồm:
a. xương cột sống và xương sườn.
b. xương cột sống và đốt sống.
c. xương cột sống, xương sườn, xương ức.
d. xương sườn và xương lồng ngực.
Câu 13: Dung tích sống là gì?
a. Là thể tích khí khi hít vào gắng sức
b. Là thể tích khí lớn nhất mà một cơ thể hít vào và thở ra
c. Là tổng dung tích của phổi
d. Là tổng dung tích của khí cặn và khí lưu thông
Câu 14: Nắp thanh quản có chức năng
a. để thức ăn không vào đường tiêu hóa
b. để không khí không vào đường hô hấp
c. để thức ăn không vào đường hô hấp.
d. để không khí vào đườngtiêu hóa.
Câu 15: Trong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí gì và loại thải ra khí gì ?
a. Sử dụng khí nitơ và loại thải khí cacbônic
b. Sử dụng khí cacbônic và loại thải khí ôxi
c. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí cacbônic
d. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí nitơ
Câu 16: Cơ quan hô hấp gồm các bộ phận:
a. hai lá phổi và các mao mạch
b. đường dẫn khí và hai lá phổi
c. khí quản và hai lá phổi
d. thanh quản và khí quản
II. TỰ LUẬN (6 ĐIỂM)
Câu 1: Nêu các biện pháp vệ sinh hệ vận động ?(1 đ)
Câu 2: Trong gia đình có 4 người: Cha có nhóm máu O, mẹ có nhóm máu A, con gái thứ nhất có nhóm máu AB, con gái thứ 2 có nhóm máu B, hãy lập sơ đồ cho nhận giữa các nhóm máu của 4 người trong gia đình trên trên? Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao? (2đ)
Câu 3: Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp? (1đ )
Câu 4: Tại khoang miệng thức ăn xảy ra những biến đổi nào trong quá trình tiêu hóa, những hoạt động nào tham gia vào biến đổi đó? Tại sau khi nhai cơm lâu trong miệng có vị ngọt (2 đ)
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu |
| 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
|
| c | b | a | b | b | d | d | d | c | c | b | c | b | c | c | a |
II. TỰ LUẬN:
Câu 1: (1 đ)
+ Chế độ dinh dưỡng hợp lí.
+ Tắm nắng để cơ thể tổng hợp vitamin D, giúp chuyển hoá canxi tạo xương.
+ Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức.
Để chống cong, vẹo cột sống cần chú ý:
+ Khi mang vật nặng, phải mang vác đều 2 tay, 2 vai, mang vác vừa sức.
+ Tư thế làm việc, ngồi học ngay ngắn không nghiêng vẹo, không cúi gò lưng.
Câu 2: (2đ) - Sơ đồ cho và nhận giữa 4 nhóm máu (1 đ)
(Đề 1) - Máu có cả kháng nguyên A và B không thể truyền cho người có nhóm máu O được. Vì nhóm máu O có chứa cả α và β, biết rằng A gặp α sẽ gây kết dính, B gặp β sẽ gây kết dính → không truyền được. (1 đ)
(Đề 2) - Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O. Vì đó là nhóm máu O → không gây kết dính. (1đ)
Câu 3 (1đ)
Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc và có hại cho hệ hô hấp như sau:
– CO2: Chiếm chỗ của O2 trong hồng cầu, làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu O2, đặc biệt khi cơ thể hoạt động mạnh.
– NO2: Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí; có thể gây chết ở liều cao.
– Nicôtin: Làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí; có thể gây ung thư phổi.
Câu 4: (2đ)
- Tại khoang miệng thức ăn xảy ra hai biến đổi: lí học và hoá học
- Biến đổi lí học: Tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn
- Biến đổi hóa học: Hoạt động của enzym amilaza (1đ)
- Khi nhai cơm lâu trong miệng thấy có vị ngọt vì tinh bột chịu tác dụng của enzym amilaza trong nước bọt và biến một phần tinh bột thành đường mantôzơ, đường này tác dụng lên gai vị giác nên ta cảm thấy ngọt. (1đ)
► CLICK NGAY nút TẢI VỀ dưới đây để tải bản Full của tài liệu: Bộ 3 đề thi cuối kì 1 Sinh 8 năm 2022 - 2023 (có đáp án) được tải nhiều - Phần 1