Logo

[Cánh Diều] Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống

[Cánh Diều] Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống chi tiết và chính xác, bám sát yêu cầu trong SGK KHTN lớp 6. Hỗ trợ học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống - Cánh Diều được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Giải câu hỏi mở đầu trang 84 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Phân loại thế giới sống có ý nghĩa như thế nào?

Lời giải:

Phân loại thế giới sống thành các nhóm khác nhau giúp cho việc xác định tên và quan hệ họ hàng giữa các sinh vật được dễ dàng hơn, giúp cho các nghiên cứu sinh vật có hệ thống và thuận tiện hơn.

Giải câu hỏi trang 84, 85, 86 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Trả lời câu hỏi trang 84:

Phân loại thế giới sống có ý nghĩa như thế nào?

Lời giải:

Phân loại thế giới sống thành các nhóm khác nhau giúp cho việc xác định tên và quan hệ họ hàng giữa các sinh vật được dễ dàng hơn, giúp cho các nghiên cứu sinh vật có hệ thống và thuận tiện hơn.

Trả lời câu hỏi trang 85:

Hãy quan sát hình 14.4 và kể tên các sinh vật mà em biết trong mỗi giới theo gợi ý trong bảng 14.1.

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 85 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 85 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Lời giải:

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 85 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Trả lời câu hỏi trang 86 (1):

Gọi tên các bậc phân loại của cây hoa li và con hổ đông dương.

Câu 1:

Quan sát hình14.5 và cho biết các bậc phân loại của thế giới sống từ thấp tới cao.

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 86 SGK KHTN - Cánh Diều

Lời giải:

Các bậc phân loại của thế giới sống từ thấp tới cao: loài - chi - họ - bộ - lớp - ngành - giới.

Câu 2:

Gọi tên các bậc phân loại của cây hoa li và con hổ đông dương.

Lời giải:

Hoa li: thuộc chi loa kèn - họ bách hợp - bộ hành - lớp một lá mầm - ngành hạt kín - giới thực vật

Hổ đông dương: thuộc chi báo - họ mèo - bộ ăn thịt - lớp động vật - ngành dây sống - giới động vật.

Trả lời câu hỏi trang 86 (2):

Kể tên một số loài mà em biết.

Lời giải:

Cây nho, cây bưởi, cây hoa hồng, cây lúa, cây ngô, cây bí, cây sen, tảo, rong biển, lợn, chim, chó, chuột, bướm, ốc sên, cá, tôm, ...

Giải Luyện tập trang 87 SGK KHTN lớp 6 - Cánh Diều

Nhận xét về mức độ đa dạng số lượng loài ở các môi trường sống khác nhau theo gợi ý trong bảng 14.2.

Trả lời luyện tập trang 86 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Lời giải:

Trả lời luyện tập trang 87 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Giải Vận dụng trang 87 SGK KHTN lớp 6 - Cánh Diều

Trả lời Vận dụng 1 trang 87:

Kể tên những môi trường sống của sinh vật có ở địa phương em (ví dụ: rừng, ao,...) và lấy ví dụ các sinh vật sống trong mỗi môi trường đó.

Lời giải:

- Môi trường ao: cá chép, cá chuối, cá mè, tôm, cua, ếch, lươn,…

- Môi trường trong đất: Giun đất, kiến,…

- Môi trường rừng: hổ, hươu, nai, cỏ tranh, cây lan, cây chuối, cây tre, gấu, chuột, cú mèo,…

- Môi trường biển: cua, hàu, trai, bạch tuộc, ghẹ, mực, sứa,…

Trả lời Vận dụng 2 trang 87:

Lấy ví dụ về cây hoặc con vật có những tên địa phương khác nhau mà em biết?

Lời giải:

Một số loài có tên địa phương khác nhau:

- Cây trứng gà - Cây lêkima.

- Ngô - Bắp.

- Cây quất - Cây tắc.

- Cây roi - Cây mận.

- Con trâu - Con tru.

- Cá chuối - Cá quả.

- Con lợn - Con heo.

Giải Tìm hiểu thêm trang 88 SGK KHTN lớp 6 - Cánh Diều

Hãy tìm tên khoa học của cây hoặc con vật mà em yêu thích.

Lời giải:

Tên khoa học của một số loài:

Cây lúa nước - Oryza sativa 

Cây hoa hồng Pháp - Rosa gallica

Ruồi giấm thường - Drosophila melanogaster

Mèo - Felis Catus

Gà - Gallus gallus

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về [Cánh Diều] Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status