Logo

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên - Cánh Diều

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên - Cánh Diều chi tiết và chính xác, bám sát yêu cầu trong SGK KHTN lớp 6. Hỗ trợ học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
3.6
11 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên - Cánh Diều được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên - Cánh Diều

Giải câu hỏi mở đầu trang 111 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Hãy kể về vai trò của thực vật đối với con người mà em biết.

Lời giải:

Vai trò của thực vật với con người là:

- Thực phẩm, lương thực

- Dược liệu

- Đồ dùng hàng ngày

- Vật liệu xây dựng

- Làm cảnh, trang trí

- Đối tượng nghiên cứu khoa học.

Giải câu hỏi mục I trang 111 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Hãy quan sát hình 20.1 và cho biết vai trò của thực vật đối với đời sống con người.

Hình 20.1 trang 111 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Lời giải:

Thực vật được sử dụng nhiều trong lĩnh vực của con người: 

- Lương thực, thực phẩm

- Làm thuốc, gia vị

- Làm đồ dùng và giấy

- Làm cây cảnh và trang trí

- Cho bóng mát và điều hòa không khí.

Giải vận dụng mục I trang 112 SGK KHTN lớp 6 - Cánh Diều

Kể tên một số loại cây có ở địa phương và nêu vai trò sử dụng của chúng theo bảng 20.1.

Bảng 20.1 trang 112 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Lời giải:

Giải vận dụng trang 112 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Giải câu hỏi 1 mục II trang 123 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

a) Dựa vào bảng 20.2, hãy cho biết khí hậu ở nơi có nhiều thực vật và nơi có ít thực vật khác nhau như thế nào.

Bảng 20.2 trang 113 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

b) Em rút ra được kết luận gì về vai trò của thực vật đối với khí hậu

Lời giải:

a) Khí hậu ở nơi có nhiều thực vật ánh sáng chiếu xuống mặt đất yếu, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, gió thổi yếu.

Khí hậu ở nơi có ít thực vật ánh sáng chiếu xuống mặt đất cao, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, gió thổi mạnh, khắc nghiệt hơn.

b) Từ đó chứng tỏ thực vật góp phần điều hòa khí hậu, giúp khí hậu dễ chịu và ổn định hơn.

Giải câu hỏi 2 mục II trang 123 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Quan sát hình 20.3 và giải thích vì sao cần trồng nhiều cây xanh

Hình 20.3 trang 113 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Lời giải:

Thực vật hấp thụ CO2 và thải ra Odo đó  góp phần giữ cân bằng O2 và CO2trong không khí, điều hòa khí hậu của Trái Đất, tăng độ ẩm không khí, giảm nhiệt độ môi trường, làm giảm ô nhiễm không khí, chống xói mòn đât và bảo vệ nguồn nước.

Nơi có ít thực vật sẽ bị ô nhiễm nặng nề, còn nơi có nhiều thực vật không khí sẽ trong lành, sạch hơn, khí hậu dễ chịu.

Giải câu hỏi mục II trang 114 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Quan sát hình 20.4 và cho biết khi có mưa lớn, điều gì sẽ xảy ra với đất ở trên đồi không có hoặc ít cây che phủ. Cầm làm gì để khắc phục điều đó?

Hình 20.4 trang 114 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Lời giải:

Rừng có tác dụng hết sức quan trọng trong việc điều hòa, giữ nước và ngăn cản dòng chảy, giữ cho đất không bị rửa trôi chất dinh dưỡng.. Hơn nữa rừng còn có tác dụng giữ kết cấu đất, đá bền chặt hơn nhờ rễ cây ăn xuống chằng chịt, khi mưa xuống không dễ gì đất, đá bị sạt lở, gây vùi lấp, ngăn cách giao thông…Rễ cây giúp giữ lượng nước ngầm lớn trong đất, giúp duy trì độ ẩm đất, không bị khô cằn trong mùa kho hạn.

Khi rừng bị tàn phá, đats trống đồi trọc, nước đổ về vùng thấp một cách nhanh chóng, gây lũ lụt miền xuôi, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Biện pháp: trồng rừng, hạn chế tình trạng đốt nương rẫy gây cháy rừng, tăng cường kiểm tra và xử phạt những trường hợp khai thác trái phép gỗ, nâng cao nhận thức cho người dân.

Giải luyện tập mục II trang 116 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Lấy ví dụ tên con vật và tên cây mà con vật đó sử dụng làm thức ăn. Nêu rõ bộ phận của cây mà con vật đó sử dụng theo gợi ý trong bảng 20.4.

Bảng 20.4 trang 116 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Lời giải:

Giải luyện tập trang 116 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Giải vận dụng mục II trang 114 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Dựa vào kiến thức đã học về oxyen và không khí, em hãy cho biết điều gì sẽ xảy ra nếu như cây xanh trên Trái Đất bị chặt phá quá mức? Khi đó lượng oxygen trong không khí thay đổi như thế nào?

Lời giải:

Rừng bị thu hẹp trong khi lượng khí thải sinh hoạt và công nghiệp thì ngày càng nhiều lên làm mất cân bằng sinh thái, đe dọa đến cuộc sống của con người.

Không còn rừng, đất đai bị xói mòn, sạt lở, tình trạng rửa trôi đất diễn ra khiến cho đất ngày càng bị bạc màu, thoái hóa, chất lượng đất ngày càng xấu.

Lượng khí thải nhiều làm thủng tầng ozon, tấm lá chắn bao bọc và bảo vệ trái đất đang có nguy cơ biến mất, trái đất ngày càng nóng lên và con người phải đối mặt với hàng loạt các nguy cơ tiềm ẩn mà lớn nhất là nguy cơ các căn bệnh nan y do ảnh hưởng của nguồn nước, không khí bị ô nhiễm.

Rừng là một nguồn tài nguyên vô giá, diện tích rừng bị thu hẹp cũng khiến cho nền kinh tế của nhiều quốc gia bị tổn hại nghiêm trọng.

Giải câu hỏi mục II trang 115 SGK KHTN lớp 6 - Cánh Diều

Quan sát hình 20.5 và 20.6 và cho biết vai trò của thực vật đối với động vật.

Hình 20.6 trang 115 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Lời giải:

Vai trò của thực vật với động vật:

- Là thức ăn của động vật.

- Là nơi ở, trú ngụ, làm tổ của nhiều loài động vật.

Giải luyện tập mục II trang 115 SGK KHTN lớp 6 - Cánh Diều

Nêu một số ví dụ về những động vật mà nơi ở của chúng là thực vật theo bảng 20.3.

Bảng 20.3 trang 115 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Lời giải:

Giải luyện tập trang 115 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Giải vận dụng mục II trang 116 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Hãy tìm hiểu những biện pháp giữ an toàn cho cơ thể khi tiếp xúc với thực vật có chứa chất độc.

Lời giải:

Một số biện pháp giữ an toàn cho cơ thể khi tiếp xúc với thực vật có chứa chất độc:

- Đi bao tay, bịt khẩu trang, tránh tiếp xúc trực tiếp

- Khi đã tiếp xúc thì ngay lập tức đi rửa tay và gặp bác sĩ tư vấn

- Không sử dụng những loại quả, lá, thực phẩm từ thực vật lạ, có nguy cơ chưa chất độc.

- Không tự ý trồng các loại cây có chứa chất độc, nếu trồng thì cần phải có biển cảnh báo rõ ràng cho mọi người xung quanh.

Giải câu hỏi mục III trang 117 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Quan sát hình 20.7 và cho biết ta cần làm gì để môi trường sống có thêm nhiều thực vật.

Hình 20.7 trang 117 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Lời giải:

Các biện pháp để môi trường sống có thêm nhiều thực vật:

- Bảo vệ cây trong rừng

- Trồng rừng ngập mặn

- Bảo vệ cây trong thành phố

- Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.

Giải vận dụng mục III trang 117 SGK KHTN lớp 6 - Cánh Diều

Kể những hoạt động trồng và bảo vệ cây xanh ở địa phương em.

Câu 1:

Kể những hoạt động trồng và bảo vệ cây xanh ở địa phương em.

Giải chi tiết:

Một số hoạt động trồng và bảo vệ cây xanh ở địa phương:

- Tổ chức ngày hội trồng cây đầu năm

- Trồng cây hai ven đường

- Vứt rác đúng nơi quy định

- Tổ chức ngày vì môi trường hàng tháng với các hoạt động dọn rác nơi công cộng, chăm sóc cây xanh khu vực.

- Quyên góp tiền từ việc thu gom sách, vở, giấy, lon, hộp nhựa... ủng hộ cho các hoạt động tổ chức trồng rừng.

Câu 2:

Sưu tầm các bức tranh, ảnh hoặc vẽ hình thể hiện hoạt động tích cực của học sinh với việc trồng và chăm sóc cây xanh.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên - Cánh Diều file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.6
11 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status