Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 30: Các dạng năng lượng - Cánh Diều được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.
Giải câu hỏi mở đầu trang 153 SGK KHTN 6 - Cánh Diều
Năng lượng có ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta và ngay cả trong cơ thể mỗi người. Em có biết rằng, trong sản xuất và đời sống, chúng ta dùng nhiều dạng năng lượng khác nhau không?
Lời giải:
Một số dạng năng lượng chúng ta dùng trong đời sống và sản xuất là:
- Năng lượng điện
- Năng lượng nhiệt
- Năng lượng ánh sáng,...
I. Một số dạng năng lượng
Giải câu hỏi 1 mục I trang 153 SGK KHTN lớp 6 - Cánh Diều
Trong nhà em thường sử dụng những dạng năng lượng nào dưới đây?
Lời giải:
Một số năng lượng thường được sử dụng trong nhà là:
- Động năng: đạp xe, đi lại, …
- Năng lượng điện: sử dụng trong các thiết bị điện như quạt, nồi cơm điện, ti vi, bóng điện, máy giặt,…
- Năng lượng nhiệt: lửa, bếp ga, nước nóng, …
- Năng nượng ánh sáng: ánh sáng mặt trời, đèn pin, ngọn lửa, …
- Năng lượng âm thanh: tiếng nhạc, tiếng đàn, …
- Thế năng hấp dẫn
- Thế năng đàn hồi
Giải luyện tập mục I trang 155 SGK KHTN 6 - Cánh Diều
Hãy sắp xếp các năng lượng sau đây vào nhóm năng lượng gắn với chuyển động hoặc nhóm năng lượng lưu trữ: động năng của vật; năng lượng của thức ăn; năng lượng của gió đang thổi; năng lượng của xăng dầu; năng lượng của cánh cung bị uốn cong; năng lượng của dòng nước chảy.
Lời giải:
- Nhóm năng lượng gắn với chuyển động: động năng của vật, năng lượng của gió đang thổi, năng lượng khi cánh cung bị uốn cong, năng lượng của dòng nước chảy.
- Nhóm năng lượng lưu trữ: năng lượng của thức ăn, năng lượng của xăng dầu.
Giải vận dụng mục I trang 155 SGK KHTN lớp 6 - Cánh Diều
Hãy kể tên một số dạng năng lượng liên quan đến chuyển động của chiếc thuyền buồm (hình 30.1).
Lời giải:
Một số dạng năng lượng liên quan đến chuyển động của chiếc thuyền buồm (hình 30.1) là:
- Động năng: thuyền di chuyển nhờ gió, nước biển; lực kéo của người tác dụng vào dây buồm.
- Năng lượng âm thanh: tiếng kêu của buồm phát ra khi gió thổi.
II. Năng lượng và khả năng tác dụng lực
Câu hỏi 1 mục II trang 156 SGK KHTN 6 - Cánh Diều
Thế năng hấp dẫn của vật M ở hình nào lớn hơn: hình 30.2a hay hình 30.2c?
Lời giải:
Thế năng hấp dẫn của vật M ở hình 30.2a lớn hơn thế năng hấp dẫn của vật M ở hình 30.2c.
Câu hỏi 2 mục II trang 156 SGK KHTN lớp 6 - Cánh Diều
Lò xo bị nén với lực lớn hơn ở hình nào: hình 30.2b hay 30.2d?
Lời giải:
Lò xo bị nén với lực lớn hơn ở hình 30.2b.
Giải luyện tập mục II trang 157 SGK KHTN lớp 6 - Cánh Diều
Hãy lấy ví dụ về năng lượng và tác dụng lực.
Lời giải:
- Năng lượng gió: tác dụng lực làm cánh buồm căng.
- Năng lượng nhiệt: sử dụng trong các lò nungn, sưởi ấm, sử dụng trong một số động cơ máy.
- Động năng: khi chúng ta đạp xe tạo ra động năng làm xe chuyển động.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 30: Các dạng năng lượng - Cánh Diều file PDF hoàn toàn miễn phí.