Logo

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 26: Lực và tác dụng của lực - Cánh Diều

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 26: Lực và tác dụng của lực - Cánh Diều chi tiết và chính xác, bám sát yêu cầu trong SGK KHTN lớp 6. Hỗ trợ học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
3.7
3 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 26: Lực và tác dụng của lực - Cánh Diều được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 26: Lực và tác dụng của lực - Cánh Diều

Giải câu hỏi mở đầu trang 137 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Quan sát hình 26.1 và cho biết ai đang đẩy, ai đang kéo.

Hình 26.1 trang 137 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Lời giải:

- Hình a: người công nhân đang kéo

- Hình b: người công nhân đang đẩy.

I. Tìm hiểu về lực

Giải câu hỏi 1 mục I trang 137 SGK KHTN lớp 6 - Cánh Diều

Hãy tìm một số ví dụ về sự đẩy và sự kéo trong thực tế.

Lời giải:

Sự kéo: Kéo co, kéo xe, kéo ngăn tủ, …

Sự đẩy: Đấy xe lên dốc, đẩy tạ, đẩy xe hàng trong siêu thị, …

Giải vận dụng 1 trang 138 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Hãy nêu ví dụ về lực tác dụng lên vật

- làm thay đổi tốc độ của vật

- làm thay đổi hướng chuyển động của vật

- làm vật biến dạng

- làm thay đổi tốc độ của vật và làm vật biến dạng

Lời giải:

- Làm thay đổi tốc độ của vật: Khi đạp xe đạp, đạp càng nhanh (tăng lực tác dụng ) làm xe chuyển động nhanh hơn.

- Làm thay đổi hướng chuyển động của vật: Khi chơi cầu lông, người tác dụng lực vào vợt làm thay đổi hướng đi của quả cầu.

- Làm vật biến dạng: Dùng tay ấn mạnh quả bóng xuống làm cho quả bóng bị biến dạng.

- Làm thay đổi tốc độ của vật và làm vật biến dạng: cầu thủ đá bóng vừa làm thay đổi tốc độ của quả bóng, vừa làm quả bóng bị biến dạng.

II. Đo lực

Câu hỏi 1 mục II trang 138 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Hãy nêu ví dụ về các lực có độ lớn khác nhau.

Lời giải:

Ví dụ về các lực có độ lớn khác nhau:

+ Lực để đẩy một tủ gỗ sẽ lớn hơn lực đẩy một chiếc xe lăn.

+ Lực để kéo một bao cát 30kg sẽ lớn hơn lực để kéo một bao cát 20kg

Câu hỏi 2 mục II trang 138 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Hãy đối chiếu ảnh của lực kế trong hình 26.6 với lực kế thật để chỉ ra các bộ phận sau:

- Lò xo

- Cái chỉ vạch

- Vạch chia và số chỉ

Hình 26.6 trang 138 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Lời giải:

Học sinh tự đối chiếu với lực kế thật để chỉ ra các bộ phận.

Cấu tạo của lực kế lò xo gồm:

+ Một đầu gắn vào thân lực kế, đầu kia gắn với cái chỉ vạch.

+ Đầu còn lại của cái chỉ vạch có móc treo.

+ Trên thân lực kế có vạch chia độ.

Giải luyện tập mục II trang 138 SGK KHTN lớp 6 - Cánh Diều

Lực kế lò xo ở hình 26.6 có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất là bao nhiêu?

Lời giải:

- Giới hạn đo: 5N

- Độ chia nhỏ nhất: 0,1 N

Giải vận dụng mục II trang 139 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Em hãy lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đo được lực kéo một vật theo phương nằm ngang bằng lực kế lò xo.

Lời giải:

Kế hoạch đo lực kéo một vật theo phương nằm ngang bằng lực kế lò xo:

Bước 1: Ước lượng lực mạnh hay yếu để chọn lực kế phù hợp.

Bước 2: Điều chỉnh cho cái chỉ thị của lực kế chỉ đúng số 0

Bước 3: Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo lực kế. Treo hoặc giữ cố định phần thân của lực kế sao cho lực kế dọc theo phương nằm ngang.

Bước 4: Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với chỗ đánh dấu ở cái chỉ thị.

III. Biểu diễn lực

Giải luyện tập mục III trang 139 SGK KHTN lớp 6 - Cánh Diều

Hãy biểu diễn các lực sau:

a) Một người đẩy cái hộp với lực 1 N và một người đẩy cái hộp với lực 2 N (theo phương nằm ngang).

b) Một xe đầu kéo đang kéo một thùng hàng với lực 500N.

Lời giải:

a)

Giải luyện tập mục 3 trang 139 SGK KHTN 6 Cánh diều

b)

Giải luyện tập mục 3 trang 139 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 26: Lực và tác dụng của lực - Cánh Diều file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.7
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status