Logo

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn - Cánh Diều

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn - Cánh Diều chi tiết và chính xác, bám sát yêu cầu trong SGK KHTN lớp 6. Hỗ trợ học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
3.2
3 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 29: Lực hấp dẫn - Cánh Diều được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 29: Lực hấp dẫn - Cánh Diều

Giải câu hỏi mở đầu trang 149 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Khi buông tay, quả bóng em đang cầm trong tay rơi xuống đất. Nếu em tung quả bóng lên cao, vì sao quả bóng sau khi chuyển động lên cao lại rơi xuống đất?

Lời giải:

Do lực hút của Trái đất làm cho quả bóng sau khi chuyển động lên cao lại rơi xuống đất.

II. Khối lượng và trọng lượng

Giải câu hỏi 1 mục II trang 149 SGK KHTN lớp 6 - Cánh Diều

Trên hộp bánh có ghi: “Khối lượng tịnh 502 g”. Có phải số đó chỉ lượng bánh trong hộp?

Lời giải:

Trên hộp bánh có ghi: “Khối lượng tịnh 502 g”. Số đó chỉ lượng bánh trong hộp.

Giải luyện tập mục II trang 149 SGK KHTN lớp 6 - Cánh Diều

Hãy tìm từ và số cho trong khung thích hợp với chỗ có dấu (?) trong các câu sau:

Mọi vật đều có (?)

Khối lượng của bánh chứa trong hộp là (?)

Khối lượng của một vật chỉ (?) chất chứa trong vật.

Giải Luyện tập mục II trang 149 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Lời giải:

- Mọi vật đều có khối lượng.

- Khối lượng của bánh chứa trong hộp là 502 g.

- Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.

Giải vận dụng 1 mục II trang 149 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Hãy ước lượng khối lượng của em.

Làm thế nào để em đo được khối lượng của mình?

Lời giải:

Học sinh tự ước lượng khối lượng của mình.

Để đo được khối lượng của mình có thể sử dụng cân y tế hoặc cân đồng.

Giải vận dụng 2 mục II trang 150 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Trước một chiếc cầu có biển báo như hình 29.2. Theo em, nếu không làm đúng như biển báo thì gây hại cho cầu như thế nào?

Giải vận dụng 2 trang 150 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Lời giải:

Hình 29.2 là biển báo giới hạn khối lượng của các phương tiện đi qua cầu là 10 tấn. Nếu không làm đúng như biển báo thì cầu sẽ nhanh chóng xuống cấp dẫn tới sập cầu.

III. Độ giãn của lò xo treo thẳng đứng

Giải câu hỏi 1 mục III trang 151 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Dựa vào kết quả thí nghiệm của mình, em hãy cho biết: Khi tăng khối lượng treo vào đầu dưới lò xo thì độ giãn của lò xo thay đổi thế nào?

Lời giải:

Dựa vào kết quả thí nghiệm ta thấy: Khi tăng khối lượng treo vào đầu dưới của lò xo thì độ giãn của lò xo cũng thay đổi (dài hơn). Tỉ lệ tăng độ dài của lò xo tỉ lệ thuận với tỉ lệ tăng khối lượng của quả kim loại.

Giải vận dụng mục III trang 152 SGK KHTN lớp 6 - Cánh Diều

Em hãy thực hiện một thí nghiệm để chứng minh được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo vào nó.

Lời giải:

Một lò xo treo thẳng đứng có khối lượng không đáng kể. Sau đó treo lần lượt các quả nặng có khối lượng khác nhau vào lò xo.

Ghi lại chiều dài của lò xo tương ứng với mỗi quả nặng.

Tìm ra mối liên hệ giữa độ giãn của lò xo và khối lượng vật treo.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn - Cánh Diều file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.2
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status