Logo

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc - Cánh Diều

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc - Cánh Diều chi tiết và chính xác, bám sát yêu cầu trong SGK KHTN lớp 6. Hỗ trợ học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
3.2
3 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc - Cánh Diều được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc - Cánh Diều

Giải câu hỏi mở đầu trang 140 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Treo một vật nhỏ bằng sắt vào giá đỡ như hình 27.1a.

a) Dùng tay kéo nhẹ vật để dây treo lệch khỏi phương thẳng đứng như hình 27.1b. Buống tay cho vật trở lại đứng yên như cũ.

b) Đưa từ từ một thanh nam châm lại gần vật sao cho dây treo lệch khỏi phương thẳng đứng như hình 27.1c.

Để làm cho dây treo vật lệch khỏi phương thẳng đứng có nhất thiết phải chạm thanh nam châm vào vật không?

Hình 27.1 trang 140 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Lời giải:

Để làm cho dây treo vật lệch khỏi phương thẳng đứng không nhất thiết phải chạm thanh nam châm vào vật vì nam châm khi đặt gần vật bằng sắt sẽ có lực hút.

I. Lực tiếp xúc

Giải câu hỏi mục I trang 140 SGK KHTN lớp 6 - Cánh Diều

Hãy nêu các ví dụ khác về lực tiếp xúc mà em biết.

Lời giải:

Ví dụ về lực tiếp xúc:

- Cầu thủ tác dụng lực vào quả bóng.

- Người ngồi lên đệm cao su.

- Đẩy xe lên dốc

- Tay mở cửa ra, …

II. Lực không tiếp xúc

Giải câu hỏi mục II trang 141 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Hãy nêu các ví dụ về lực không tiếp xúc mà em biết.

Lời giải:

Ví dụ về lực không tiếp xúc:

- Gió từ quạt điện làm tờ giấy để gần bay.

- Nam châm hút các mẩu sắt.

Giải vận dụng mục II trang 141 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Có hai thanh nam châm. Mỗi thanh có cực bắc được đánh dấu là N, cực nam được đánh dấu là S. Em hãy dùng hai thanh nam châm này để chứng tỏ rằng các cực cùng tên của chúng đẩy nhau, các cực khác tên của chúng hút nhau.

Lời giải:

+ Khi đưa hai thanh nam châm có cùng cực lại gần nhau thì ta thấy rằng hai nam châm sẽ đẩy nhau

+ Khi đưa hai thanh nam châm khác cực lại gần nhau thì ta thấy rằng hai thanh nam châm sẽ hút nhau

Để chứng tỏ hiện tượng trên, các em xem video phía dưới.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc - Cánh Diều file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.2
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status