Logo

[Cánh Diều] Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo nhiệt độ

[Cánh Diều] Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo nhiệt độ chi tiết và chính xác, bám sát yêu cầu trong SGK KHTN lớp 6. Hỗ trợ học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 4: Đo nhiệt độ - Cánh Diều được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 4: Đo nhiệt độ - Cánh Diều

Giải câu hỏi mở đầu trang 26 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Có ba cốc đựng nước như hình 4.1. Theo em, nước trong cốc (b) nóng hơn nước trong cốc nào và lạnh hơn nước trong cốc nào? Nước trong cốc nào có nhiệt độ cao nhất, nước trong cốc nào có nhiệt độ thấp nhất?

Hình 4.1 trang 26 SGK KHTN lớp 6 - Cánh Diều

Lời giải:

- Nước trong cốc b nóng hơn nước trong cốc a và lạnh hơn nước trong cốc c.

- Nước trong cốc c có nhiệt độ cao nhất, nước trong cốc a có nhiệt độ thấp nhất.

II. Thang nhiệt độ Xen-xi-ớt

Giải câu hỏi mục II trang 27 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Thang nhiệt độ Xen-xi-ớt cần phải dùng hai nhiệt độ cố định để làm gì?

Lời giải:

Hai nhiệt độ cố định là nhiệt độ của nước đá đang tan (00C) và nhiệt độ của  nước đang sôi (1000C). Cần dùng hai nhiệt độ cố định này để làm tiêu chuẩn. Những nhiệt độ thấp hơn 00C gọi là nhiệt độ âm.

III. Nhiệt kế

Giải câu hỏi mục III trang 27 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế (hình 4.2).

Hình 4.2 trang 27 SGK KHTN lớp 6 - Cánh Diều

Lời giải:

- Giới hạn đo: từ 00C đến 2000C

- Độ chia nhỏ nhất: 20C

Giải câu hỏi mục III trang 28 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Từ kết quả tìm hiểu nhiệt kế, thảo luận về cách đo nhiệt độ bằng nhiệt kế.

Lời giải:

Thảo luận về cách đo nhiệt độ bằng nhiệt kế:

+ Kiểm tra xem cột chất lỏng đã tụt xuống dưới chỉ số thấp nhất chưa. Nếu chưa thì phải vẩy mạnh nhiệt kế cho đến khi chất lỏng tụt xuống dưới chỉ số thấp nhất.

+ Đặt bầu của nhiệt kế tiếp xúc với vật cần đo. Nếu nhiệt kế tiếp xúc với vật nóng thì chất lỏng trong ống nhiệt kế nở ra và phần chất lỏng trong ống nhiệt kế sẽ dài ra. Ngược lại, nếu nhiệt kế tiếp xúc với vật lạnh.

+ Dựa vào độ dài ra hay ngắn lại của phần chất lỏng trong ống nhiệt kế để đọc được nhiệt độ trên thang đo => Xác định được nhiệt độ của vật.

IV. Đo nhiệt độ cơ thể

Giải câu hỏi mục IV trang 28 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Dùng nhiệt kế y tế để thảo luận về cách đo nhiệt độ cơ thể.

Lời giải:

Để đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế cần:

+ Dùng bông và cồn để làm sạch nhiệt kế.

+ Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt xuống dưới chỉ số thấp nhất chưa. Nếu chưa thì phải vẩy mạnh nhiệt kế cho đến khi thủy ngân tụt xuống dưới chỉ số thấp nhất.

+ Đặt nhiệt kế vào nách, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.

+ Sau khoảng 3 phút lấy nhiệt kế ra và đọc nhiệt độ.

Giải luyện tập mục IV trang 28 SGK KHTN 6 - Cánh Diều

Hãy cho biết cách đặt mắt nhìn và đọc đúng số chỉ của nhiệt kế.

Lời giải:

Đặt mắt vuông góc với nhiệt kế và cách nhiệt kế khoảng 10 cm.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về [Cánh Diều] Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo nhiệt độ file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status