Logo

Đau răng nên làm gì? Tips trị đau răng nhanh và hiệu quả nhất tại nhà

Rất nhiều câu hỏi liên quan như đau răng khôn nên làm gì? Khi bị đau răng sâu nên làm gì? Thấu hiểu được nhu cầu đó, chúng tôi xin gửi đến các bạn những mẹo chữa đau răng tự nhiên và cực an toàn ngay tại nhà.
5.0
2 lượt đánh giá

Khi bị đau răng nên làm gì? Bà bầu đau răng nên làm gì? Những câu hỏi luôn được rất nhiều người tìm kiếm thông tin. Mời bạn theo dõi những chia sẻ dưới đây của chúng tôi để nắm rõ đau răng thì nên làm gì là tốt nhất. Xem ngay!

Đau răng nên làm gì?

Đau răng nên làm gì?

Rất nhiều câu hỏi như bị đau răng nên làm gì? Khi bị đau răng nên làm gì? Mời bạn theo dõi những giải đáp của chúng tôi dưới đây cho câu hỏi khi đau răng nên làm gì với những thông tin đầy đủ nhất.

Chườm lạnh

Nhiệt độ thấp bằng việc chườm lạnh tác dụng lên vùng răng bị đau nhức có tác dụng hạn chế lưu lượng máu dồn vào, cũng làm tê liệt các dây thần kinh. Vì thế mà với nhiều tình trạng đau nói chung và đau răng nói riêng, chườm lạnh thường được áp dụng để giảm đau nhức tức thì.

Tuy nhiên cần chườm lạnh đúng cách để tránh gây tổn thương răng lợi như sau:

  • Chuẩn bị túi chườm bên trong có chứa đá hoặc nước lạnh, nếu không có túi chườm có thể sử dụng khăn bông sạch thay thế.

  • Đặt túi chườm hoặc khăn bông chườm lên vùng má bên ngoài gần khu vực bị đau răng.

Khả năng giảm đau khi chườm lạnh có thể giảm dần khi kết thúc, tuy nhiên không nên lạm dụng cách này nhiều vì có thể ảnh hưởng đến răng bệnh và dây thần kinh liên quan.

Đau răng thì nên làm gì? Súc miệng nước muối

Súc miệng nước muối là cách vệ sinh răng miệng đơn giản nhưng hiệu quả được nhiều người áp dụng, vừa có tác dụng loại bỏ vi khuẩn mà còn đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng. Do đó, nếu bị đau răng do viêm lợi, viêm nướu,… có thể súc miệng nước muối nhiều lần trong ngày. 

Kể cả khi cơn đau răng đã được khắc phục, vẫn nên duy trì súc miệng nước muối hàng ngày để làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa cơn đau tái phát.

Đau răng nên làm gì?

Sử dụng tinh dầu cỏ xạ hương

Việc sử dụng tinh dầu trong chữa bệnh nói chung và giảm đau nói riêng đã không còn xa lạ với chúng ta do trong các loại tinh dầu chứa nhiều chất kháng khuẩn, làm sạch, giảm viêm nhiễm nên giảm đau rất tốt. Trong đó, tinh dầu cỏ xạ hương được nhiều chuyên gia khuyên dùng áp dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng nói chung và viêm trong khoang miệng nói riêng. Lượng thymol dồi dào có trong loại tinh dầu này đem lại khả năng kháng nấm, sát trùng, giảm viêm cao.

Để trị đau răng tại nhà, hãy nhỏ một giọt tinh dầu cỏ xạ hương hoặc sử dụng cỏ xạ hương tươi vào ly nước ấm, sau đó dùng để súc miệng. Ngoài ra, có thể nhỏ trực tiếp vào bông gòn, sau đó đặt lên vùng răng lợi bị đau để tinh dầu thấm trực tiếp. Sau một vài phút, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi cơn đau nhức răng được đẩy lùi.

Chữa đau răng tại nhà với tỏi

Chất Allicin là thành phần tốt có trong củ tỏi - một loại gia vị quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam, có hoạt tính kháng khuẩn rất mạnh. Vì thế, dân gian lưu truyền bài thuốc sử dụng tỏi để xoa dịu cơn đau răng, giảm viêm sưng ở răng.

Cách áp dụng như sau: nghiền nát tỏi tươi rồi đem trộn với nước, muối hạt, sau đó đắp hỗn hợp lên vùng bị đau răng. Không nên sử dụng tỏi tươi nghiền nát trực tiếp mà phải trộn với nước để tránh nồng độ cao có thể gây bỏng niêm mạc miệng.

Trong nhiều trường hợp đau răng, các phương pháp chữa răng tại nhà trên được khuyến khích áp dụng chung với điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp để giảm đau và tăng tốc độ hồi phục. Nếu cơn đau không thuyên giảm, có thể bạn phải sử dụng thuốc giảm đau theo liều uống được nha sĩ kê dùng.

Đau răng nên làm gì?

Tham khảo thêm:

Đau răng khôn nên làm gì?

Rất nhiều gặp phải tình trạng đau buốt ở răng khôn vì vậy các câu hỏi như bị đau răng khôn nên làm gì? Mọc răng khôn nên làm gì để giảm đau luôn được mọi người tìm hiểu và áp dụng. Sau đây là một số mẹo chữa khi bị đau răng khôn:

Bị đau răng khôn nên làm gì? Sử dụng túi trà

Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy tannin chứa trong túi trà có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Điều này có nghĩa là túi trà có thể giúp giảm sưng và chống nhiễm trùng do vi khuẩn.

Để sử dụng túi trà như một phương pháp điều trị tại nhà, mọi người nên pha một tách trà và đặt cốc vào tủ lạnh với túi trà còn lại trong đó. Khi trà nguội, bạn có thể lấy túi trà ra và đặt vào bên trong miệng nơi bị đau.

Đau răng khôn nên làm gì?

Súc miệng nước muối

Súc miệng bằng nước muối nhiều lần trong ngày có thể giúp giảm các triệu chứng như đau.

Nước muối có đặc tính khử trùng tự nhiên. Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy súc miệng bằng nước muối thường xuyên có thể giúp giảm vi khuẩn có hại trong khoang miệng.

Đôi khi, sự tích tụ của vi khuẩn trong nướu bị hỏng xung quanh răng khôn có thể là nguyên nhân gây đau. Do đó, rửa bằng nước muối có thể giúp điều trị nhiễm trùng và giảm cảm giác khó chịu.

Để làm nước muối súc miệng, có thể hòa tan một vài thìa muối vào một cốc nước mới đun sôi. Khi nước hơi nguội, có thể súc miệng vài phút, sau đó nhổ ra.

Một người có thể muốn súc miệng bằng nước muối hai hoặc ba lần một ngày, hoặc cho đến khi cơn đau bắt đầu giảm.

Mọc răng khôn nên làm gì cho đỡ đau? Đặt lịch thăm khám nha sĩ và quyết định nhổ bỏ

Trong một số trường hợp, các biện pháp khắc phục tại nhà chỉ mang tính chất tạm thời, việc quan trọng nhất là bạn cần phải đến khám nha sĩ và tiến hành nhổ bỏ chiếc răng đang gây phiền toái càng sớm càng tốt.

Răng khôn có thể được nha sĩ nhổ bỏ trong phẫu thuật nha khoa hoặc tại bệnh viện bởi bác sĩ phẫu thuật nha khoa. Thuốc gây tê cục bộ sẽ được tiêm vào vùng bị ảnh hưởng để làm tê cơn đau khi phẫu thuật. Sau khi thuốc tê phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ đi chiếc răng khỏi ổ răng.

Đau răng khôn nên làm gì?

Túi chườm đá

Chườm túi đá lên hàm có thể giúp giảm viêm, do đó có thể giảm đau. Sử dụng đá cũng có thể có tác dụng làm tê.

Có thể thử giữ một túi nước đá với khăn trà quanh hàm trong tối đa 15 phút. Có thể chườm đá liên tục sau 15 phút nghỉ ngơi cho đến khi cơn đau giảm bớt.

Đây cũng là cách đơn giản nhất để giảm đau trong trường hợp răng khôn đau.

Tham khảo thêm:

Đau răng sâu nên làm gì?

Giảm đau răng sâu với rượu

Thành phần của rượu là cồn có tính sát khuẩn nên những lúc đau răng bạn nên ngậm rượu để giảm đau nhức, sưng, viêm nhiễm cũng như loại bỏ được mùi hôi khó chịu trong miệng.

Không chỉ uống rượu trắng mới có tác dụng nhiều người đã dùng rượu  hạt cau, hoặc rượu hạt gấc để giảm đau. Do đó, thay vì ngậm dung dịch nước muối, bạn có thể ngậm rượu để làm thuyên giảm những cơn đau răng đồng thời kháng viêm hiệu quả. 

Đau răng sâu nên làm gì?

Sử dụng oxy già

Oxy già hay dung dịch hydro peroxide là một loại nước súc miệng giúp kháng khuẩn hiệu quả. Nhiều chuyên gia cho rằng, khi súc miệng bằng dung dịch oxy già sẽ mang lại hiệu quả nhất là khi bạn bị đau răng do sâu răng, nhiễm trùng. 

Để súc miệng bằng oxy già cần được pha chế theo tỷ lệ 1:1 giữa hydrogen peroxide 3% và nước. Sau đó,  súc miệng trong 30 giây rồi hãy nhổ ra và súc miệng lại nhiều lần với nước thường.

Lưu ý: Không được nuốt oxy già. Do đó, bạn hãy cẩn thận khi súc miệng. Chính vì vậy, phương pháp này không nên áp dụng cho trẻ nhỏ.

Đau răng sâu nên làm gì?

Khi bị sâu răng nên làm gì để giảm đau? Sử dụng đinh hương

Đinh hương cóc chứa Eugenol là một loại hợp chất gây tê tự nhiên giúp bạn giảm đau răng hiệu quả. Không chỉ vậy, đinh hương còn có khả năng chống viêm, kháng khuẩn giúp chống nhiễm trùng răng và nướu.

Đây là phương pháp trị đau răng tại nhà được nhiều người áp dụng bằng cách dùng bông gòn thấm tinh dầu đinh hương, sau đó đặt lên khu vực đau răng. Nếu không có tinh dầu thì bạn còn có thể nhai đinh hương khô và giữ nó tại khu vực đau răng trong 30 phút việc nghiền nát đinh hương giúp đinh hương “tiết ra” phần tinh dầu bên trong giúp giảm đau răng sâu hiệu quả.

Uống trà bạc hà

Bạc hà có đặc tính gây tê, từ đó làm dịu cơn đau răng. Thêm vào đó, tinh dầu bạc hà cũng được nhiều người biết đến như một hoạt chất kháng khuẩn và phòng chống hôi miệng hiệu quả

Để có thể làm trà bạc hà thì bạn chỉ cần ngâm là bạc hà khôvới nước sôi trong 20 phút, sau đó để nguội, Và bạn có thể dùng làm nước súc miệng hoặc uống. Ngoài ra, bạn có thể dùng túi trà bạc hà còn ấm áp trên chiếc răng đau trong vài phút để xoa dịu cơn đau.

Nhiều người không thích trà bạc hà thì có thể sử dụng bông gòn thấm tinh dầu bạc hà và áp nó vào khu vực đau răng. Đây cũng được xem là một mẹo chữa đau răng sâu hiệu quả.

Đau răng sâu nên làm gì?

Thuốc giảm đau răng

Dùng thuốc giảm đau cũng là giải pháp nhiều người lựa chọn để làm giảm cơn đau nhức tạm thời, tuy nhiên không nên mua thuốc giảm đau tùy tiện ở bên ngoài và lạm dụng quá nhiều để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bạn có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil) là giúp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả với các cơn đau răng ở mức độ nhẹ đến trung bình.

Ví dụ như, Paracetamol dùng cho cả trẻ nhỏ và người lớn, nhưng Ibuprofen được bác sĩ khuyến khích không nên dùng cho trẻ em. Đặc biệt, trẻ em dưới 18 tuổi không được tự ý dùng Aspirin nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Bà bầu đau răng nên làm gì?

Bà bầu đau răng nên làm gì?

Sử dụng lá lốt giảm đau răng trong khi mang thai

Đây là một trong những bài thuốc dân gian khá phổ biến. Trong lá lốt có chứa nhiều alcaloid và tinh dầu (chủ yếu là beta-caryophylen), rễ cây có chứa tinh dầu với thành phần chính là benzyl axetat. Cả 3 chất này đều có tính kháng khuẩn cao, giúp giảm sưng và tiêu viêm hiệu quả.

Cách dùng lá lốt để chữa đau răng cho mẹ bầu thường làm theo 2 cách phổ biến sau:

– Lá lốt: đun hoặc giã nhuyễn cùng với một lít nước và muối.Sau đó lấy nước cốt dùng để súc miệng nhiều lần trong ngày, tình hình được cải thiện sau 2-3 ngày.

– Rễ cây lá lốt: rửa sạch khoảng 20g rễ cây rồi đem giã nát với một ít muối hột, ép lấy nước. Các mẹ nên dùng tăm bông hay bông gòn sạch thấm vào dung dịch rồi đắp trực tiếp lên chỗ răng đau. Ngậm bông trong miệng khoảng 2-3 phút rồi súc miệng lại bằng nước muối ấm. Thực hiện đề đặn mỗi ngày 3-4 lần trong 2 ngày liên tiếp sẽ giảm tình trạng đau răng rõ rệt.

Bà bầu đau răng nên làm gì?

Dùng tỏi là cách chữa đau răng khi mang thai phổ biến

Tỏi không chỉ là nguyên liệu phổ biến trong bất cứ căn bếp nào mà tỏi còn được sử dụng như vị thuốc chữa đau răng hiệu quả, an toàn dành cho bà bầu. Tỏi chứa allicin – chất có tính kháng sinh tấn công lại các vi khuẩn gây ra nhiễm trùng răng, đồng thời có khả năng làm dịu nhanh các cơn đau. Mẹ bầu có thể nhai trực tiếp hoặc nghiền một tép tỏi rồi đắp vào vị trí chiếc răng đau sẽ cảm thấy dễ chịu hơn sau 2-3 lần thực hiện.

Lá ổi non là cách chữa đau răng khi mang thai

Lá ổi non được nhiều người sử dụng để chữa đau răng. Cách dùng nguyên liệu rất đơn giản khi chỉ cần rửa sạch và nhai trực tiếp khoảng 5-10 phút sẽ có thể tạm biệt những triệu chứng đau răng khó chịu. Ngoài ra, nhiều mẹ bầu còn đun lá ổi với nước và muối, sử dụng như nước súc miệng hàng ngày để giảm đau nhức quay trở lại.

Bà bầu đau răng nên làm gì?

Bạc hà giảm đau răng

Thành phần chủ yếu của bạc hà là menthol, có khả năng tạo cảm giác mát lạnh, đồng thời ức chế hoạt động của vi khuẩn, giảm thiểu các cơn đau rõ rệt. Không những thế, bạc hà còn có khả năng sát trùng hiệu quả… Mẹ có thể đun sôi một vài lá bạc hà lấy nước cốt dùng để súc miệng 2 lần/ngày để trị cơn nhức răng.

Mẹ bầu đau răng nên làm gì? Trị đau nhức răng bằng gừng

Giống như tỏi, gừng là gia vị nấu ăn phổ biến và là bài thuốc dân gian chữa nhiều bệnh trong đó có đau răng. Cách nhanh nhất mẹ bầu có thể áp dụng là xay nhuyễn gừng tươi và đắp vào khu vực nướu, răng bị tổn thương. Hoặc cách khác là có thể sử dụng nước ép gừng thoa lên răng bị đau. Với đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm nổi trội, gừng sẽ giúp các mẹ bầu nhanh chóng làm lành các chỗ viêm nhiễm liên quan đến răng.

Bà bầu đau răng nên làm gì?

Tham khảo thêm:

Đau răng cấm nên làm gì?

Răng cấm hay răng hàm số 6, 7 thường mọc vào khoảng 6 và 12 tuổi, các răng này còn được gọi là răng hàm thứ nhất và thứ hai. Bên cạnh đó, răng hàm thứ ba chính là răng khôn thường mọc sau khi bạn đã lớn, trong độ tuổi từ 17–30.

Đây là các răng phải chịu phần lớn lực tác động khi nhai nên dễ gặp phải các tổn thương từ đơn giản đến phức tạp. Đau răng cấm có thể âm ỉ hoặc dữ dội. Bạn có khi cảm nhận được cơn đau tại một vị trí hoặc trên toàn bộ hàm.

Có một vài cách chung giúp kiểm soát cơn đau răng cấm tức thời nhưng bạn vẫn cần đến gặp nha sĩ để xử lý các cơn đau này tận gốc, tránh những rủi ro khác sau này.

Bà bầu đau răng nên làm gì?

Tạm thời làm dịu cơn đau bằng cách:

  • Sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol hay thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)
  • Chườm đá hoặc chườm nóng lên vùng mặt bên bị đau răng cấm
  • Dùng thuốc bôi tại chỗ với benzocain theo hướng dẫn của bác sĩ

Lưu ý, sản phẩm có chứa benzocain có khả năng gây ra vài tác dụng phụ nghiêm trọng và không nên sử dụng điều trị cho trẻ em dưới 2 tuổi. Vậy nên hãy nói chuyện trước với bác sĩ khi muốn dùng thuốc này.

Hy vọng những thông tin chúng tôi tổng hợp trên đã giúp ích cho bạn tìm hiểu đau răng nên làm gì và không nên làm gì để mau khỏi. Trân trọng.

Tham khảo thêm:

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Đau răng nên làm gì? Tips trị đau răng nhanh và hiệu quả nhất tại nhà file pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status