Logo

Giải Tiếng Việt 3 Cánh Diều Tập 2 Bài 11: Viết trang 11, 12

Giải Tiếng Việt 3 Cánh Diều Tập 2 Bài 11: Viết trang 11, 12 chi tiết, dễ hiểu nhất, giúp các em học sinh hiểu sâu bài học và tiếp thu bài giảng đạt hiệu quả.
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 11: Viết trang 11, 12 sách Cánh Diều được biên soạn bám sát các yêu cầu trong sách giáo khoa, từ đó giúp học sinh hiểu và nắm vững bài học.

Bài 11: Viết trang 11, 12 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 - Cánh Diều

Câu 1 trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2: Nhớ - viết: Trên hồ Ba Bể (2 khổ thơ đầu)

Trả lời:

Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể

Núi dựng cheo leo, hồ lặng im

Lá rừng với gió ngâm se sẽ

Họa tiếng lòng ta với tiếng chim.

 

Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể

Trên cả mây trời, trên núi xanh

Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ

Mái chèo khua bóng núi rung rinh.

- Chú ý viết đúng chính tả những từ dễ sai: se sẽ, lướt nhẹ, lặng lẽ…

Câu 2 trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2: Tìm đường

a) Em chọn chữ (l hoặc n) phù hợp vào ô trống. Giúp rùa con tìm đường về hang, biết rằng đường về hang của rùa được đánh dấu bằng các tiếng bắt đầu với chữ l.

b) Em chọn chữ (c hoặc t) phù hợp vào ô trống. Giúp bạn Nam tìm đường về làng quê, biết rằng đường về làng được đánh dấu bằng các tiếng có chữ c đứng cuối.

Viết trang 11, 12 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Cánh diều

Trả lời:

a) lo lắng – náo động – giếng nước – cây nấm – no nê – đồng lúa – lội suối – khoai lang – nông dân. 

b) nước mưa – trong vắt – máu lạnh – tinh mắt – rước đèn – quạt mát – ước mong – được mùa.

Câu 3 trang 12 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2: Tìm các tiếng:

a) Bắt đầu bằng l hoặc n: Có nghĩa như sau:

- Trái ngược với chặt (chặt chẽ)

- Đồ dùng, thường bằng lá, để gội đầu, che mưa nắng

- Đồ dùng bằng đất kim loại, có nòng sâu, để nấu cơm hoặc thức ăn

b) Có vần uôc hoặc uôt, có nghĩa như sau:

- Có cảm giác đau nhói hoặc rất rét

- Chất được chế biến dùng để chữa bệnh (bằng cách uống, tiêm,...)

- Làm chín thức ăn trong nước sôi.

Trả lời:

a) Bắt đầu bằng l hoặc n: Có nghĩa như sau:

- Trái ngược với chặt (chặt chẽ): lỏng (lỏng lẻo)

- Đồ dùng, thường bằng lá, để gội đầu, che mưa nắng: nón

- Đồ dùng bằng đất kim loại, có lòng sâu, để nấu cơm hoặc thức ăn: nồi

b) Có vần uôc hoặc uôt, có nghĩa như sau:

- Có cảm giác đau nhói hoặc rất rét: buốt

- Chất được chế biến dùng để chữa bệnh (bằng cách uống, tiêm,...): thuốc

- Làm chín thức ăn trong nước sôi: luộc

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Bài 11: Viết trang 11, 12 Tập 2 SGK Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status