Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trang 49, 50 sách Toán lớp 7 CTST Bài 1 Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương đầy đủ và chính xác nhất, mời các em học sinh và phụ huynh cùng tham khảo
Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH (Hình 10).
a) Nêu các cạnh và đường chéo.
b) Nêu các góc ở đỉnh B và đỉnh C.
c) Kể tên những cạnh bằng nhau.
Đáp án:
a) Các cạnh là: AB;BC;CD;DA;AE;BF;CG;DH;EF;FG;GH;HE
Đường chéo là: AG; BH;CE;DF
b) Các góc ở đỉnh B là: góc ABF; góc ABC ; góc CBF
Các góc ở đỉnh C là: góc BCD; góc DCG ; góc BCG
c) Những cạnh bằng nhau là: AB = CD = EF = HG;
BC = AD = FG = EH;
AE = BF = CG = DH
Quan sát hình lập phương EFGH.MNPQ (Hình 11).
a) Biết MN = 3 cm. Độ dài các cạnh EF, NF bằng bao nhiêu?
b) Nêu tên các đường chéo của hình lập phương.
Đáp án:
a) Ta có EFGH.MNPQ là hình lập phương.
Khi đó, MNFE là hình vuông nên EF = NF = MN = 3 cm.
Vậy độ dài EF = NF = 3 cm.
b) Các đường chéo của hình lập phương là: EP, FQ, GM, HN.
Trong các hình dưới đây, hình nào là hình hộp chữ nhật, hình nào là hình lập phương?
Đáp án:
Hình a, b là hình hộp chữ nhật vì có 6 mặt đều là hình chữ nhật
Hình c là hình lập phương vì có 6 mặt đều là hình vuông
Trong hai tấm bìa ở các Hình 13b và Hình 13c, tấm hình nào có thể gấp được hình hộp chữ nhật ở Hình 13a?
Đáp án:
- Tấm bìa ở Hình 13b có thể gấp được hình hộp chữ nhật ở Hình 13a.
- Vì Hình hộp chữ nhật ở hình 13a có 6 mặt hình chữ nhật bao gồm: các mặt đối diện bằng nhau, kích thước các mặt là: 4 cm x 3 cm, 3 cm x 1 cm, 4 cm x 1 cm.
Trên đây là nội dung gợi ý trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK Toán 7 Bài 1 Chương 3 trang 49, 50 bộ sách Chân trời sáng tạo chi tiết và dễ hiểu nhất. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo các bài tập khác cùng bộ sách đã được đăng tải trên chuyên trang của chúng tôi.
CLICK NGAY vào TẢI VỀ để download Giải Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 1 Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương trang 49, 50 file PDF hoàn toàn miễn phí.