Logo

Sinh học 7 Bài 1: Thế giới động vật đa dạng phong phú đầy đủ

Hướng dẫn soạn Sinh học 7 Bài 1: Thế giới động vật đa dạng phong phú đầy đủ, hỗ trợ các em trả lời các câu hỏi, bài tập trong SGK trang 6, 8 kèm tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
5.0
1 lượt đánh giá

Trong bài học các em sẽ được tìm hiểu về sự đa dạng và phong phú của thế giới động vật gồm các loại khác nhau có môi trường sống thích hợp. Là tiền đề cho các bài học nghiên cứu sâu hơn trong chương trình môn sinh học lớp 7.

Bài 1: Thế giới động vật đa dạng phong phú ngắn gọn

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 1 trang 6, 8

Trả lời câu hỏi Sinh học 7 Bài 1 trang 6:

Hãy nêu 1 vài ví dụ tương tự ở địa phương em để chứng minh sự đa dạng, phong phú của thế giới động vật như:

 - Hãy kể tên các loài động vật thu thập được khi:

   + Kéo một mẻ lưới trên biển

   + Tát một ao cá

   + Đơm đó qua một đêm ở đầm, hồ,…

 - Hãy kể tên các động vật tham gia vào “bản giao hưởng” thường cất lên suốt đêm hè trên cánh đồng quê nước ta.

Lời giải:

 - Các loài động vật thu được là:

   + Tôm, cá thu, mực, sứa,…

   + Tôm, cua, cá rô, cá chép, ốc,…

   + Tôm, cua, cá, ốc,…

 - Ve sầu, ếch, chim cuốc,…

Trả lời câu hỏi Sinh học 7 Bài 1 trang 8: 

Hãy dựa vào các hình trên, điền tên động vật (*) mà em biết vào chú thích ở dưới hình 1.4 và trả lời các câu hỏi sau:

   - Đặc điểm nào giúp chim cánh cụt thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực?

   - Nguyên nhân nào khiến động vật vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động vật vùng ôn đới và Nam Cực?

   - Động vật nước ta có đa dạng, phong phú không? Vì sao?

Lời giải:

  - Hình 1.4:

   + Dưới nước có: cua, cá, mực, tôm, ngao, sò, ốc, hến,…

   + Trên cạn có: chó, gà, mèo, ếch, nhái, sư tử, hồ, ngựa, trâu,…

   + Trên không có: Chim hải âu, chim bồ câu, én, chim họa mi,…

  - Chim cánh cụt có bộ lông không thấm nước, màu giống màu môi trường, lớp mỡ dưới da dày, lông rậm.

   → Giữ nhiệt, dự trữ dinh dưỡng → thích nghi với đời sống ở nơi có khí hậu lạnh giá.

  - Động vật vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động vật vùng ôn đới và Nam Cực là vì: khí hậu ở đó nóng, ẩm, thuận lợi cho nhiều loài phát triển. Hơn nữa ở đó có điều kiện tự nhiên thuân lợi như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, nguồn tài nguyên đa dạng,…

  - Có. Vì Việt Nam cũng là nước thuộc vùng nhiệt đới.

Giải bài tập SGK Sinh 7 Bài 1

Bài 1 (trang 8 sgk Sinh học 7): 

Hãy kể tên những động vật thường gặp ở địa phương em? Chúng có đa dạng, phong phú không?

Lời giải:

Những động vật thường gặp ở địa phương em:

    + Môi trường nước: cá diếc, cá mè, cá quả, cá rô, baba, lươn, rắn nước, trai, sò, ốc, hến , tôm, cua,…

    + Môi trường cạn: trâu, bò, chó, mèo, lợn, gà, châu chấu, ve sầu, cánh cam, ngan, ngỗng, thỏ, giun, dế mèn, dế trũi, ấu trùng ve sầu,…

    + Môi trường không khí: diều hâu, chim sẻ, chim sâu, bướm, vịt trời,…

 Các loài động vật ở địa phương em rất đa dạng phong phú. Chúng đa dạng về số lượng loài, thành phần loài, kích thước cơ thể, lối sống và môi trường sống.

Bài 2 (trang 8 sgk Sinh học 7): 

Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú?

Lời giải:

Để thế giới động vật mãi mãi đa dạng và phong phú, chúng ta cần phải:

   - Giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh luôn xanh, sạch, đẹp: tránh xả rác thải bừa bã; không chặt phá cây cối; sử dụng các nguồn năng lượng sạch và tiết kiệm; tích cực trông cây gây rừng; không đốt rừng làm nương rẫy;…

   - Nuôi dưỡng và chăm sóc các loài động vật có ích.

   - Không sử dụng các sản phẩm từ động vật quý hiếm.

   - Không săn bắt, giết hại, tự ý nuôi nhốt các động vật quý hiếm.

   - Phát hiện và kịp thời báo với cơ quan chức năng khi thấy có động vật quý hiếm bị săn bắt, nuôi nhốt.

   - Khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lí.

   - Tránh sử dụng mìn, pháo khi đánh bắt thủy hải sản.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 1

Đa dạng loài và phong phú về số lượng cá thể

Qua vài tỉ năm tiến hóa, giới động vật vô cùng đa dạng phong phú với khoảng 1,5 triệu loài đã được phát hiện.

Bên cạnh những động vật đơn bào có kích thước hiển vi, còn có các động vật rất lớn như : trai tượng (vỏ dài 1,4m, nặng 250kg), voi Châu Phi (nặng 4 tấn, cao 3m), cá voi xanh (nặng 150 tấn, dài 33m).

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú hay, ngắn gọn

Các loài vẹt khác nhau sống trên hành tinh của chúng ta (có tới 316 loài)

- Những động vật thường gặp ở địa phương em:

Môi trường nước: cá diếc, cá mè, cá rô đồng, cua , tôm, ốc, hến, lươn…

Môi trường cạn: trâu, bò, chó, mèo, lợn, gà, thỏ, giun đất, dế mèn…

Môi trường không khí: ong, bướm, chim sẻ, chim sâu, diều hâu,…

- Chỉ trong một giọt nước biển cũng thấy sự đa dạng của các loài:

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú hay, ngắn gọn

Chú thích:

1, 4, 5. Giáp xác nhỏ; 6. Ấu trùng thân mềm; 7,8. Động vật nguyên sinh;

9, 10. Tảo .

- Một số nhóm động vật còn phong phú về số lượng cá thể.

Người ta đã gặp những đàn châu chấu bay di cư như những đám mây.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú hay, ngắn gọn

Ở vườn Quốc Gia Cúc Phương, mùa hạ thường thấy những đàn bướm trắng hàng nghìn con bay dọc đường rừng dài hàng trăm mét.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú hay, ngắn gọn

- Một số động vật được con người thuần hóa thành vật nuôi. Từ khi được thuần dưỡng, chúng đã khác nhiều so với tổ tiên hoang dại và biến đổi thành nhiều loại, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của con người. Gà nuôi là một ví dụ : Tổ tiên là loài gà rừng nhỏ nhắn còn đang sống ở vùng nhiệt đới. Nhưng gà nuôi đã biến đổi rất nhiều về màu lông, về kích thước, về chiều cao,… khác xa với tổ tiên của chúng.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú hay, ngắn gọn

Đa dạng về môi trường sống

- Nhờ sự thích nghi cao với điều kiện sống, động vật phân bố ở khắp các môi trường như: nước mặn, nước lợ, nước ngọt, trên cạn, trên không và ở ngay cả ở vùng cực băng giá quanh năm.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú hay, ngắn gọn

Nam cực chỉ toàn băng tuyết nhưng chim cánh cụt vẫn sống và có tới 17 loài khác nhau . Mỗi con nặng khoảng 3 – 4kg, lông rậm, mỡ dày. Con cái đẻ từ 1 đến 2 trứng, ấp 65 ngày. Sau mỗi lần ấp con cái giảm 40% khối lượng. Con mẹ tiếp tục ủ ấm cho con non. Chúng thường sống thành bầy, đông tới hàng nghìn con. Chúng có lớp lông và lớp mỡ dày để chống chịu giá lạnh nơi đây.

- Vùng nhiệt đới có sự đa dạng và phong phú của các loài động vật là lớn nhất. Do vùng nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm, lượng thức ăn dồi dào tạo điều kiện thích hợp cho sự phát triển các loài động vật.

- Các vùng có khí hậu khắc nghiệt như sa mạc khô nóng hay vùng băng giá quanh năm thì có ít loài động vật sinh sống.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú hay, ngắn gọn

- Động vật sống trong môi trường ở vùng nhiệt đới:

+ Dưới nước có ốc, tôm, cua, cá, ốc, sứa, mực…

+ Trên cạn có báo, hổ, hươu, nai, khỉ, sóc, chuột…

+ Trên không có chim, ong, bướm, quạ…

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Sinh 7 Bài 1: Thế giới động vật đa dạng phong phú ngắn gọn file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status