Logo

Sinh học 7 Bài 50: Đa dạng của lớp thú bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt đầy đủ

Hướng dẫn soạn Sinh học 7 Bài 50: Đa dạng của lớp thú bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt đầy đủ, hỗ trợ các em trả lời các câu hỏi, bài tập trong SGK trang 164, 165 kèm tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
2.0
1 lượt đánh giá

Giải bài Đa dạng của lớp thú bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt lớp 7 được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp gồm lời giải chi tiết sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Sinh học 7.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 50 trang 164

Thảo luận, quan sát hình 50.1,2,3, đọc bảng sau, lựa chọn những câu trả lời thích hợp để điền vào bảng:

Lời giải:

Soạn sinh học 7

Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 50

Bài 1 (trang 165 SGK Sinh học 7)

Dựa vào bộ răng hãy phân biệt ba bộ Thú : Ăn sâu bọ, Gặm nhấm và Ăn thịt.

Lời giải:

Dựa vào bộ răng để phân biệt ba bộ thú:

- Bộ ăn sâu bọ: Các răng đều nhọn.

- Bộ gặm nhấm: Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm.

- Bộ ăn thịt: Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bền và sắc.

Bài 2 (trang 165 SGK Sinh học 7)

Trình bày đặc điểm cấu tạo của chuột chũi thích nghi với đời sống đào hang trong đất.

Lời giải:

Đặc điểm cấu tạo của chuột chũi thích nghi với cuộc sống đào hang trong đất được thể hiện :

- Có chi trước ngắn, bàn tay rộng và ngón tay to khỏe để đào hang.

- Thị giác kém phát triển, nhưng khứu giác rất phát triển, đặc biệt có lông xúc giác dài ở trên mõm.

Bài 3 (trang 165 SGK Sinh học 7)

Nêu tập tính bắt mồi của những đại diện của ba bộ thú : Ăn sâu bọ, Gặm nhấm, Ăn thịt.

Lời giải:

Tập tính bắt mồi của các đại diện thuộc 3 bộ thú:

- Bộ ăn Sâu bọ : có tập tính tìm mồi, con mồi thường là các động vật nhỏ, mồi sống.

- Bộ Gặm nhấm: cũng có tập tính tìm mồi, con mồi thường là quả, hạt.

- Bộ Ăn thịt: có tập tính rình mồi, vồ mồi hoặc đuổi mồi, con mồi còn sống.

Lý thuyết Sinh 7 Bài 50

Bộ Ăn sâu bọ thích nghi với chế độ ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm thích nghi với cách gặm nhấm thức ăn; còn bộ Ăn thịt thích nghi với chế độ ăn thịt.

I. BỘ ĂN SÂU BỌ

Đặc điểm:

- Thú nhỏ có mõm kéo dài thành vòi ngắn.

- Bộ răng thích nghi với chế độ ăn sâu bọ, gồm những răng nhọn, răng hàm cũng có 3, 4 mấu nhọn.

- Thị giác kém phát triển, song khứu giác rất phát triển, đặc biệt có những lông xúc giác dài ở trên mõm, thích nghi với cách thức đào bới tìm mồi.

- Đại diện: chuột chù, chuột chũi

Lý thuyết sinh học 7 bài 50 sgk ngắn gọn

II. BỘ GẶM NHẤM

- Đặc điểm: Là bộ thú có số lượng loài lớn nhất, có bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm, thiếu răng nanh, răng cửa rất lớn, sắc và cách răng hàm một khoảng trống gọi là khoảng trống hàm.

- Đại diện: Chuột đồng, sóc, nhím.

Lý thuyết sinh học 7 bài 50 sgk

III. BỘ ĂN THỊT

Đặc điểm:

- Bộ thú ăn thịt có bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt: răng cửa ngắn, sắc để róc xương, răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi, răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để cắt nghiền mồi.

- Các ngón chân có vuốt cong dưới có đệm thịt dày nên bước đi rất êm. Khi di chuyển các ngón chân tiếp xúc với đất, nên khi đuổi mồi chúng chạy với tốc độ lớn. Khi bắt mồi, các vuốt sắc nhọn giương ra khỏi đệm thịt cào xé con mồi.

- Đại diện: mèo, hổ, báo, chó sói, gấu

Lý thuyết sinh 7 bài 50 sgk

Lý thuyết sinh 7 bài 50

Bảng. Cấu tạo, đời sống và tập tính dinh dưỡng của một số đại diện thuộc bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt

Lý thuyết sinh 7

► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đa dạng của lớp thú bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt file PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
2.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status