Nội dung báo cáo được chúng tôi biên soạn ngắn gọn, bám sát những yêu cầu trong sách giáo khoa. Mời các em tham khảo chi tiết dưới đây.
1. Cấu tạo ngoài của giun đất:
- Cơ thể giun thuôn nhọn hai đầu, có dạng hình trụ tròn.
- Cơ thể phân đốt, mặt lưng có màu sẫm hơn mặt bụng.
- Phía đầu giun có miệng, đai sinh dục nằm ở đốt thứ 14, 15,16 của đầu. Mặt bụng đai sinh dục có lỗ sinh dục cái, đốt thứ 18 có 2 lỗ sinh dục đực.
- Phía đuôi là hậu môn.
2. Chú thích hình vẽ:
- Hình 16.1 A: 1. Miệng; 2. Đai sinh dục; 3. Hậu môn
- Hình 16.1 B: 1. Miệng; 2. Vòng tơ; 3. Lỗ sinh dục cái; 4. Đai sinh dục; 5. Lỗ sinh dục đực
- Hình 16.3 B: 1. Miệng; 2. Hầu; 3. Thực quản; 4. Diều; 5. Dạ dày; 6. Ruột; 7. Ruột tịt
- Hình 16.3 C: 8. Hạch não; 9. Vòng thần kinh hầu; 10, 11. Hạch thần kinh
Bài 1 (trang 58 SGK Sinh học 7):
Cơ quan tiêu hóa của giun đất gồm những bộ phận nào ?
Lời giải:
Cơ quan tiêu hóa của giun đất gồm : miệng, hầu, thực quản, diều, dại dày, ruột, ruột tịt.
Bài 2 (trang 58 SGK Sinh học 7):
Khoang trống giữa thành cơ thể và thành ruột (nhìn thấy khi mổ giun) là:
Lời giải:
Thể xoang chính thức.
Bài 3 (trang 58 SGK Sinh học 7):
Khi bị ngập nước giun chui lên mặt đất là vì:
Lời giải:
- Giun đất hô hấp qua da, dưới da có mạch máu dày đặc giúp trao đổi khí.
- Khi môi trường bị ngập nước, không khí không thể khuếch tán qua da, giun không hô hấp được, phải chui lên mặt đất để hô hấp.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Sinh 7 Bài 16 Thực hành: Mổ và quan sát giun đất (ngắn nhất) file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!