Logo

Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập SGK đầy đủ nhất

Hướng dẫn soạn Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập đầy đủ, hỗ trợ các em trả lời các câu hỏi, bài tập trong SGK trang 200, 201 kèm tổng hợp lý thuyết trọng tâm. Chuẩn bị tốt cho các bài thi quan trọng sắp tới.
5.0
0 lượt đánh giá

Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Lời giải Bài 63: Ôn tập môn Sinh học lớp 7, giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 63 trang 200, 201

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 63 trang 200

Đọc bảng 1, lựa chọn tên ngành động vật và tên đại diện điền vào chỗ trống của bảng sao cho phù hợp với đặc điểm của các ngành.

Lời giải:

Giải sinh học lớp 7 bài 63

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 63 trang 201

Thảo luận điền tên động vật có tầm quan trọng thực tiễn vào ô trống của bảng 2

Lời giải:

Giải sinh học 7

Lý thuyết Sinh 7 Bài 63

I. TIẾN HÓA CỦA GIỚI ĐỘNG VẬT

- Động vật hiện nay được biết đến khoảng 1,5 triệu loài.

- Trong quá trình tiến hóa, động vật tiến hóa từ chỗ cơ thể chỉ gồm một tế bào (động vật đơn bào như trùng roi, trùng biến hình) đến động vật có cơ thể gồm nhiều tế bào (động vật đa bào)

- Từ động vật đa bào có đời sống cố định, sống bám hoặc di động kém, cơ thể cấu tạo đối xứng tỏa tròn (thủy tức, hải quỳ, san hô…) đến động vật có đời sống di động linh hoạt, cơ thể đối xứng hai bên.

- Động vật từ chỗ không có bộ phận bảo vệ, nâng đỡ cơ thể như các loài giun đến chỗ cơ thể có vỏ đá vôi bên ngoài ở thân mềm, bộ xương ngoài bằng kitin hoặc bộ xương trong như Động vật có xương sống.

Bảng 1. Sự tiến hóa của giới Động vật

Lý thuyết sinh học 7 bài 63 ngắn nhất

II. SỰ THÍCH NGHI THỨ SINH

Có những loài động vật có xương sống sau khi đã chuyển lên môi trường cạn và đã thích nghi với môi trường này, song con cháu của chúng lại đi tìm nguồn sống ở trong môi trường nước. Chúng trở lại sống và có cấu tạo thích nghi với môi trường nước. Đó chính là hiện tượng thích nghi thứ sinh.

Ví dụ

- Cá voi tuy sống hoàn toàn trong nước như cá, nhưng không có quan hệ huyết thống gần với cá lớp Cá (sống trong nước), cá voi thuộc lớp Thú và đã có cấu tạo thích nghi thứ sinh với môi trường trong nước.

Lý thuyết sinh học 7 bài 63

- Trong lớp Bò sát, cá sấu biểu hiện sự thích nghi thứ sinh vì cá sấu có đặc điểm giống bò sát trên cạn như có 4 chi nằm ngang, chi năm ngón, da có vảy sừng, sinh sản ở cạn, trứng có vỏ đá vôi bao bọc. Nhưng chúng lại quay trở lại sống trong môi trường nước.

- Lớp chim có loài chim cánh cụt có đặc điểm giống chim là mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh dài khỏe, nhưng không biết bay. Chim cánh cụt có chân ngắn, 4 ngón có màng bơi sống bơi lặn trong nước là chủ yếu.

III. TẦM QUAN TRỌNG THỰC TIỄN CỦA ĐỘNG VẬT

Bảng 2. Những động vật có tầm quan trọng thực tiễn

Lý thuyết sinh học 7

► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Sinh 7 Bài 63: Ôn tập file PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status