Logo

Sinh học 7 Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo) đầy đủ

Hướng dẫn soạn Sinh học 7 Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo) đầy đủ, hỗ trợ các em trả lời các câu hỏi, bài tập trong SGK trang 190, 191 kèm tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
3.0
2 lượt đánh giá

Trong bài học các em sẽ được tìm hiểu về Đa dạng sinh học (tiếp theo) chi tiết nhất. Là tiền đề cho các bài học nghiên cứu sâu hơn trong chương trình môn sinh học lớp 7. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 58 trang 190

Đọc bảng, trả lời các câu hỏi sau:

- Giải thích vì sao trên đồng ruộng ở nhiều xã đồng bằng miền Bắc Việt Nam có thể gặp 7 loài rắn cùng chung sống với nhau mà không hề cạnh tranh nhau.

- Tại sao số lượng loài rắn phân bố ở một nơi lại có thể tăng cao như vậy?

Lời giải:

Trên đồng ruộng ở nhiều xã đồng bằng miền Bắc Việt Nam có thể gặp 7 loài rắn cùng chung sống với nhau mà không hề cạnh tranh nhau.

Vì: Các loài rắn có nguồn thức ăn khác nhau, thời gian kiếm ăn khác nhau. Có những loài chuyên ăn rắn, có những loài chủ yếu ăn ếch nhái hay sâu bọ. Có loài chuyên bắt chuột vào ban đêm, có loài chuyên bắt về ban ngày,…

→ Do vậy, trên cùng 1 nơi có thể có thể có nhiều loài cùng sống bên nhau, tận dụng được nguồn sống của môi trường mà không cạnh tranh nhau, làm cho số lượng loài động vật ở nơi đó tăng lên rõ rệt.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 58 trang 190

Nêu nguồn tài nguyên động vật ở nước ta có vai trò trong nông nghiệp, sản phẩm công nghiệp và văn hóa.

Lời giải:

- Thực phẩm: thịt, trứng, sữa,…

- Dược liệu: cao ngựa,…

- Thức ăn gia súc

- Sưc lao động: sức kéo (trâu, bò)

- Sản phẩm công nghiệp: da, long, sáp ong,…

- Giá trị văn hóa: cá cảnh, chim cảnh,..

→ Tài nguyên động vật là tài nguyên chung, có vai trò quyết định tới sự phát triển bền vững của đất nước chúng ta.

Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 58

Bài 1 (trang 191 SGK Sinh học 7)

Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng.

Lời giải:

Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới cao hơn hẳn so với tất cả những môi trường địa lí khác trên Trái đất vì:

- Môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm tương đối ổn định, thích hợp với sự sống của mọi loài sinh vật .

- Lượng thực vật phong phú, đa dạng cung cấp nguồn thức ăn cho nhiều nhóm động vật.

- Khu hệ sinh thái đa dạng, nhiều kiểu môi trường sống.

Bài 2 (trang 191 SGK Sinh học 7)

Các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học.

Lời giải:

Các biện pháp cần để bảo vệ đa dạng sinh học:

- Bảo vệ môi trường: không xả rác thải bừa bãi, khai thác tài nguyên hợp lí, tận dụng năng lượng sạch.

- Hạn chế chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy; trồng thêm rừng mới.

- Nghiêm cấm nuôi nhốt, săn bắt động vật trái phép.

- Tiến hành phục hồi lại giống loài có nguy cơ tuyệt chủng.

- Khai thác các nguồn tài nguyên động vật một cách hợp lí.

Lý thuyết Sinh 7 Bài 58

I. ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT Ở MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA

Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn hẳn so với tất cả những môi trường địa lí khác trên Trái Đất, là do môi trường nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng, ẩm tương đối ổn định, thích hợp với sự sống của mọi loài sinh vật. Điều này đã tạo điều kiện cho các loài động vật ở vùng nhiệt đới gió mùa thích nghi và chuyên hóa cao đối với những điều kiện sống rất đa dạng của môi trường.

Sinh học 7

Ví dụ về sự chuyên hóa tập tính dinh dưỡng của các loài rắn trên đồng ruộng, ở đồng bằng Bắc Bộ : có những loài chuyên ăn rắn, có những loài chủ yếu ăn chuột, hoặc chủ yếu ăn ếch nhái hay sâu bọ. Có loài bắt chuột về ban ngày (bắt trong hang), có loài về ban đêm (bắt ở ngoài hang)… Do vậy, trên cùng một nơi có thể có nhiều loài cùng sống bên nhau, tận dụng được nguồn sống của môi trường mà không cạnh tranh với nhau, làm cho số lượng loài động vật ở nơi đó tăng lên rõ rệt.

Lý thuyết sinh học lớp 7 bài 58 sgk ngắn gọn

II. NHỮNG LỢI ÍCH CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC

- Đa dạng sinh học động vật ở Việt Nam đã được biểu hiện cụ thể ở các nguồn tài nguyên về động vật.

- Nguồn tài nguyên động vật đã cung cấp cho nhân dân ta thực phẩm, sức kéo, dược liệu, sản xuất công nghiệp (da, lông, sáp ong, cánh kiến...), nông nghiệp (thức ăn gia súc, phân bón), có những loài có tác dụng tiêu diệt các loài sinh vật có hại, có giá trị văn hóa (cá cảnh, chim cảnh), giống vật nuôi (gia cầm, gia súc và những động vật nuôi khác...)

Lý thuyết sinh 7 bài 58 sgk ngắn gọn

- Tài nguyên động vật là tài nguyên chung, có vai trò quyết định tới sự phát triển bền vững của đất nước chúng ta.

III. NGUY CƠ SUY GIẢM VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC

Hiện nay trên Trái Đất được biết khoảng 1,5 triệu loài động vật. Tỉ lệ diệt vong những loài động, thực vật gây ra do con người gấp nghìn lần so với tỉ lệ diệt vong tự nhiên. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút độ đa dạng sinh học là:

- Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị, làm mất môi trường sống của động vật.

Lý thuyết sinh 7 bài 58 sgk

Nạn phá rừng

- Sự săn bắn buôn bán động vật hoang dại cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải của các nhà máy, đặc biệt là khai thác dầu khí hoặc giao thông trên biển.

Lý thuyết sinh 7 bài 58

Nạn săn bắt, buôn bán động vật

- Để bảo vệ đa dạng sinh học cần có biện pháp cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắt buôn bán động vật, đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.

Lý thuyết sinh 7

CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đa dạng sinh học (tiếp theo) file pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
3.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status