Logo

Sinh học 8 Bài 4: Mô đầy đủ và chi tiết nhất

Hướng dẫn soạn Sinh học 8 Bài 4: Mô đầy đủ và chi tiết nhất, hỗ trợ các em trả lời các câu hỏi, bài tập trong SGK trang 14, 15, 17 kèm tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
2.5
3 lượt đánh giá

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học Bài 4: Mô trang 14, 15, 17 lớp 8 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Sinh học.

Soạn Sinh 8 Bài 4: Tế bào

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 4 trang 14, 15

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 4 trang 14:

- Hãy kể tên những tế bào có hình dạng khác nhau mà em biết.

- Thử giải thích vì sao tế bào có hình dạng khác nhau.

Trả lời:

- Tế bào cơ, tế bào thần kinh…

- Do chức năng khác nhau mà tế bào phân hoá, có hình dạng và kích thước khác nhau. Sự phân hoá đó diễn ra ngay từ giai đoạn phôi. Mô là một tổ chức gồm các tế bào có cấu trúc giống nhau; ở một số loại mô còn có các yếu tố không có cấu trúc tế bào. Chúng phối hợp thực hiện các chức năng chung

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 4 trang 14: Quan sát hình 4 -1, em có nhận xét gì về sự sắp xếp các tế bào ở mô biểu bì

Trả lời:

    Mô biểu bì (biểu mô) gồm các tế bào xếp sít nhau thành lớp dày bao phủ mặt ngoài cùng như mặt trong của cơ thể, có chức năng bảo vệ, bài xuất và tiếp nhận kích thích. Biểu mô bảo vệ cho các lớp tế bào phía trong khỏi các tác động cơ học, hoá học, ngăn không cho vi khuẩn có hại xâm nhập, đồng thời không bị khô. Tuỳ theo hình dạng và chức năng của tế bào, biểu mô chia làm các loại khác nhau.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 4 trang 15: Máu (gồm huvết tương và các tế bào máu) thuộc loại mô gì? Vì sao máu được xếp vào loại mô đó?

Trả lời:

Nếu quan niệm huyết tương của máu là chất nền và xét về nguồn gốc các tế bào máu được tạo ra từ các tế bào giống như nguồn gốc tế bào sụn, xương thì có thể xếp máu thuộc mô liên kết.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 4 trang 15: Quan sát hình 4-3 hãy cho biết:

- Hình dạng, cấu tạo tế bào cơ vân và tế bào cơ tim giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?

- Tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo như thế nào?

Trả lời:

*** Mô cơ gồm những tế bào có hình dạng dài, đặc điểm này giúp cơ thực hiện tốt chức năng co cơ. Trong cơ thể có 3 loại mô cơ là mô cơ vân, mô cơ trơn và mô cơ tim.

* Mô cơ vân:

   - Các tế bào cơ dài.

   - Cơ gắn với xương.

   - Tế bào có nhiều vân ngang

   - Cơ vân tập hợp thành bó và gắn với xương giúp cơ thể vận động.

* Mô cơ tim

   - Tế bào phân nhánh.

   - Tế bào có nhiều nhân - Tế bào có nhiều vân ngang.

   - Mô cơ tim cấu tạo nên thành tim giúp tim co bóp thường xuyên liên tục.

* Mô cơ trơn

   - Tế bào có hình thoi ở 2 đầu.

   - Tế bào chỉ có 1 nhân - Tế bào không có vân ngang.

   - Mô cơ trơn tạo nên thành của các nội quan có hình ống ruột, dạ dày, mạch máu, bóng đái...

Giải bài tập SGK Sinh học 8 Bài 4

Bài 1 (trang 17 SGK Sinh học 8) : So sánh mô biểu bì và mô liên kết về vị trí của chúng trong cơ thể và sự sắp xếp tế bào trong hai loại mô đó.

Lời giải:

ảnh

Bài 2 (trang 17 SGK Sinh học 8) :Cơ vân, cơ trơn, cơ tim có gì khác nhau về đặc điểm cấu tạo, sự phân bố trong cơ thể và khả năng co giãn ?

Lời giải:

ảnh

Bài 3 (trang 17 SGK Sinh học 8) : So sánh 4 loại mô theo mẫu ở bảng sau :

ảnh

Lời giải:

ảnh

Bài 4 (trang 17 SGK Sinh học 8) :Em hãy xác định trên chiếc chân giò lợn có những loại mô nào.

Lời giải:

 Chân giò lợn gồm :

    - Mô biểu bì (da) ;

    - Mô liên kết : mô sụn, mô xương, mô mỡ, mô sợi, mô máu ;

    - Mô cơ vân ;

    - Mô thần kinh.

Lý thuyết Sinh 8 Bài 4

I. Khái niệm mô

- Mô là tập hợp gồm các tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau, thực hiện chức năng nhất định.

II. Các loại mô

1. Mô biểu bì

- Mô biểu bì gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các xoang rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bong đái,… có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.

- Có 2 loại mô biểu bì:

   + Biểu bì bao phủ

   + Biểu bì tuyến

hình ảnh

2. Mô liên kết

- Thành phần chủ yếu của mô liên kết là chất phi bào, trong đó các tế bào nằm rải rác.

- Có 2 loại mô liên kết:

   + Mô liên kết dinh dưỡng: máu, bạch huyết có vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.

   + Mô liên kết đệm cơ học: mô sợi, mô sụn, mô xương.

hình ảnh

3. Mô cơ

- Mô cơ là thành phần của hệ vận động, có chức năng co giãn, tạo nên sự vận động, tạo nhiệt cho cơ thể.

- Mô cơ bao gồm: mô cơ tim, mô cơ vân, mô cơ trơn.

hình ảnh

hình ảnh

4. Mô thần kinh

- Gồm các tế bào thần kinh gọi là noron và các tế bào thần kinh đệm có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và xử lí thông tin, điều khiển sự hoạt động của các cơ quan và trả lời các kích thích từ bên ngoài.

hình ảnh

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập Sinh học Bài 4: Mô trang 14, 15, 17 SGK lớp 8 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.5
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status