Logo

Sinh học 8 Bài 53: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người đầy đủ

Hướng dẫn soạn Sinh học 8 Bài 53: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người đầy đủ, hỗ trợ các em trả lời các câu hỏi, bài tập trong SGK trang 170, 171 kèm tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học Bài 53: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người trang 170, 171 lớp 8 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Sinh học.

Soạn Sinh 8 Bài 53: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 53 trang 170

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 53 trang 170: Hãy tìm ví dụ trong thực tiễn đời sống về sự hình thành các phản xạ mới và ức chế các phản xạ không còn thích hợp nữa.

Trả lời:

- Hình thành phản xạ mới ví dụ như đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

- Ức chế phản xạ không còn thích hợp ví dụ như ức chế phản xạ khóc khi ngủ dậy của trẻ sơ sinh.

Giải bài tập SGK Sinh học 8 Bài 53

Bài 1 (trang 171 SGK Sinh học 8) : Ý nghĩa của sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện trong đời sống con người ?

Lời giải:

    - Phản xạ có điều kiện hình thành ở trẻ mới sinh từ rất sớm. Các phản xạ có điều kiện với ánh sáng, màu sắc, âm thanh dần được thành lập. Trẻ càng lớn, số lượng phản xạ có điều kiện xuất hiện càng nhiều và càng phức tạp. Bên cạnh đó là quá trình ức chế phản xạ nếu phản xạ đó không cần thiết.

    - Sự hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người là 2 quá trình thuận nghịch quan hệ mật thiết với nhau, nhờ đó mà cơ thể thích nghi với những điều kiện sống luôn thay đổi, là cơ sở để hình thành thói quen, tập quán, nếp sống có văn hóa ở người.

Bài 2 (trang 171 SGK Sinh học 8) : Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống con người ?

Lời giải:

    - Tiếng nói và chữ viết là kết quả của sự khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật, hiện tượng cụ thể, thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2, tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao.

    - Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau và các thế hệ sau, là cơ sở của tư duy.

Lý thuyết Sinh 8 Bài 53

I. Sự hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người:

Phản xạ không điều kiện được hình thành ở trẻ mới sinh từ rất sớm

- Ức chế PXCĐK xảy ra nếu PXCĐK đó không cần thiết đối với đời sống

- Sự hình thành và ức chế PXCĐK là 2 quá trình thuận nghịch, quan hệ mật thiết với nhau làm thích nghi với điều kiện môi trường luôn thay đổi

- Ở người, học tập, rèn luyện, xây dựng các thói quen, các tập quán tốt, nếp sống văn hoá chính là kết quả của quá trình hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện.

ảnh

II. Vai trò của tiếng nói và chữ viết

1. Tiếng nói và chữ viết cũng là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao:

- Tiếng nói và chữ viết giúp ta mô tả sự vật => đọc, nghe và tưởng tượng.

- Tiếng nói và chữ viết là kết quả của quá trình học tập => hình thành các phản xạ có điều kiện cấp cao (vui, buồn, tức giận,…)

2. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp trao đổi kinh nghiệm với nhau:

- Nhờ tiếng nói và chữ viết con người có thể trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống, lao động, sản xuất, học tập,…

- Truyền từ đời này sang đời khác, dân tộc này cho dân tộc khác, giúp nhân loại văn minh.

III. Tư duy trừu tượng

Nhờ có tiếng nói và chữ viết, con người có tư duy trừu tượng:

- Từ những thuộc tính chung của sự vật hiện tượng, con người biết khái quát hóa thành khái niệm, được diễn đạt bằng các từ.

- Khả năng khái quát hóa và trừu tượng hóa là cơ sở của tư duy trừu tượng, chỉ có ở con người.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập Sinh học Bài 53: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người trang 170, 171 SGK lớp 8 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status