Logo

Sinh học 8 Bài 52: Phản xạ không điều kiện và Phản xạ có điều kiện đầy đủ

Hướng dẫn soạn Sinh học 8 Bài 52: Phản xạ không điều kiện và Phản xạ có điều kiện đầy đủ, hỗ trợ các em trả lời các câu hỏi, bài tập trong SGK trang 166, 167, 168 kèm tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
3.6
4 lượt đánh giá

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học Bài 52: Phản xạ không điều kiện và Phản xạ có điều kiện trang 166, 167, 168 lớp 8 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Sinh học.

Soạn Sinh 8 Bài 52: Phản xạ không điều kiện và Phản xạ có điều kiện

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 52 trang 166, 167

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 52 trang 166: Hãy xác định xem trong các ví dụ nêu dưới đây, đâu là phản xạ không điều kiện và đâu là phản xạ có điều kiện và đánh dấu vào cột tưởng ứng ở bảng

Trả lời:

hình ảnh

3 ví dụ về phản xạ không điều kiện:

   + Khi hít phải luồng không khí có nhiều bụi ta hắt hơi.

   + Khi thức ăn chạm vào khoang miệng lưỡi thì nước bọt tiết ra.

   + Bị muỗi cắn ngứa chân. Ta đưa tay gãi chỗ ngứa ở chân.

3 ví dụ về phản xạ có điều kiện:

   + Chạy xe đạp.

   + Thấy thầy giáo bước vào, cả lớp đứng dậy chào

   + Nghe gọi tên mình, ta quay đầu lại.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 52 trang 167: Dựa vào hình 52-3A và B kết hợp với hiểu biết của em về quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện, hãy trình bày quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện đã thành lập để thành lập một phản xạ mới qua một ví dụ tự chọn

Trả lời:

Vỗ tay mỗi khi thả mồi cho cá ăn, lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi chỉ nhẹ vỗ tay nhưng không thả mồi cá vẫn nổi lên là ta đã thành lập phản xạ có điều kiện.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 52 trang 167: Dựa vào sự phân tích các ví dụ nêu ở mục I và những hiểu biết qua ví dụ trình bày ở mục II, hãy hoàn thành bảng 52-2, so sánh tính chất của 2 loại phản xạ sau đây:

Trả lời:

hình ảnh

Giải bài tập SGK Sinh học 8 Bài 52

Bài 1 (trang 168 SGK Sinh học 8) : Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

Lời giải:

hình ảnh

Bài 2 (trang 168 SGK Sinh học 8) : Trình bày quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện (tự chọn) và nêu rõ những điều kiện để sự hình thành có kết quả.

Lời giải:

   Có thể lấy ví dụ : khi cho gà ăn kết hợp với gõ mõ nhiều lần sẽ hình thành ở gà phản xạ có điều kiện : "tiếng mõ là tín hiệu gọi ăn", nên khi nghe mõ là gà chạy về ăn. Sở dĩ như vậy là do giữa vùng thính giác và vùng ăn uống trên vỏ não đã hình thành đường liên hệ tạm thời. Tuy nhiên, nếu gõ mõ, gà chạy về mà không được cho ăn nhiều lần thì về sau khi nghe tiếng mõ gà cũng không chạy về nữa. Đó là do đường liên hệ tạm thời giữa vùng ăn uống và vùng thính giác không được củng cố nên đã mất.

Bài 3 (trang 168 SGK Sinh học 8) : Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và sự ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống các động vật và con người.

Lời giải:

Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật và con người là :

    - Đối với động vật : đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống thay đổi.

    - Đối với con người : Đảm bảo sự hình thành các thói quen, tập quán trong sinh hoạt cộng đồng.

Lý thuyết Sinh 8 Bài 52

I. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

- Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập

- Phản xạ có điểu kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện.

hình ảnh

II. Sự hình thành phản xạ có điều kiện

1. Sự hình thành

- Phản xạ có điều kiện được hình thành khi có sự kết hợp giữa một kích thích gây phản xạ không điều kiện với một kích thích bất kì (tín hiệu) và phải được lặp đi lặp lại nhiều lần.

hình ảnh

2. Ức chế phản xạ có điều kiện

- Nếu không được củng cố, dần dần phản xạ có điều kiện đã hình thành sẽ mất. Đó là ức chế tắt dần PXCĐK

- Ý nghĩa:

   + Đảm bảo với sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi

   + Hình thành các thói quen và tập quán tốt của con người.

III. Tính chất và ý nghĩa của phản xạ có điều kiện

- Phản xạ có điều kiện được hình thành qua quá trình luyện tập, dễ mất nếu không được củng cố, không di truyền được.

- Phản xạ có điều kiệ dễ thay đổi giúp cơ thể thích nghi với điều kiện sống mới

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập Sinh học Bài 52: Phản xạ không điều kiện và Phản xạ có điều kiện trang 166, 167, 168 SGK lớp 8 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.6
4 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status