Logo

Sinh học 8 Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ đầy đủ

Hướng dẫn soạn Sinh học 8 Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ đầy đủ, hỗ trợ các em trả lời các câu hỏi, bài tập trong SGK trang 33 kèm tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ trang 33 lớp 8 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Sinh học.

Soạn Sinh 8 Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 9 trang 33

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 9 trang 33:

- Ngồi trên ghế để thõng chân xuống, lấy búa y tế (búa cao su) gõ nhẹ vào gân xương bánh chè thấy có hiện tượng gì xảy ra?

- Hình 9-3 mô tả cơ chế của phản xạ đầu gối, dựa vào đó, em hãy giải thích cơ chế phản xạ của sự co cơ.

- Gập cẳng tay vào sát với cánh tay, em thấy bắp cơ ở trước cánh tay thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó?

Trả lời:

- Ngồi trên ghế để thõng chân xuống, lấy búa y tế (búa cao su) gõ nhẹ vào gân xương bánh chè thấy có hiện tượng có phản xạ đầu gối.

- Cơ chế của phản xạ:

   + Cơ quan thụ cảm: Tiếp nhận kích thích (búa gõ), phát sinh xung thần kinh.

   + Nơron hướng tâm: Dẫn truyền xung thần kinh (từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh).

   + Trung ương thần kinh: Phân tích và xử lí các xung thần kinh cảm giác, làm phát sinh xung thần kinh vận động.

   + Nơron li tâm: Dẫn truyền xung thần kinh vận động (từ trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng hay còn gọi là cơ quan trả lời).

   + Cơ quan phản ứng: Hoạt động để trả lời kích thích (biểu hiện ở phản ứng tiết và phản ứng vận dộng là co gối). - Gập cẳng tay vào sát với cánh tay, thấy bắp cơ ở trước cánh tay to lên là do có sự co cơ, tính chất của cơ là co và dãn. Cơ thường bám vào hai xương qua khớp nên khi co cơ làm xương cử động dẫn đến sự vận động của cơ thể. Mỗi bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều tế bào cơ. Tế bào cơ được cấu tạo từ các tơ cơ gồm các tơ mảnh và tơ dày. Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bô' của tơ cơ dày làm tế bào ngắn lại, đó là sự co cơ. Cơ co khi có kích thích của môi trường và chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh. Như vậy, khi có 1 kích thích tác động vào cơ quan thụ cảm trên cơ thể sẽ làm xuất hiện xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh. Trung tâm thần kinh phát lệnh theo dây li tâm tới cơ làm co cơ. Khi cơ co, các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho đĩa sáng ngắn lại, đĩa tối dày lên do đó bắp cơ ngắn lại và to về bề ngang.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 9 trang 33:

- Quan sát hình 9-4, em hãy cho biết sự co cơ có tác dụng gì?

- Thử phân tích sự phối hợp hoạt động co, dãn giữa hai đầu (cơ gấp) và cơ ba đầu (cơ duỗi) ở cánh tay.

Trả lời:

- Hoạt động co cơ chỉ xảy ra khi có kích thích của môi trường và chịu sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi đó các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của các tơ cơ dày sẽ làm tế bào cơ co ngắn lại và tạo ra sự co cơ. Khi cơ hoạt động sẽ sinh công và tạo ra lực làm di chuyển vật. Năng lượng cung cấp cho hoạt động của cơ là từ phản ứng ôxi hoá các chất dinh dưỡng trong tế bào cơ tạo ra. Nếu cơ khoẻ mạnh thì khả năng sinh công sẽ lớn, khả năng hoạt động sẽ dẻo dai và lâu mỏi.

- Sự sắp xếp các cơ trên cơ thể thường tạo thành từng cặp đối kháng. Cơ này kéo xương về một phía thì cơ kia kéo về phía ngược lại. Ví dụ, cơ nhị ở cánh tay co nâng cẳng tay về phía trước cơ tam đầu co thì duỗi cảng tay ra. Cơ co làm xương cử động dản tới sự vận động của cơ thể. Trong sự vận động của cơ thể có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ: cơ này co thì cơ dối kháng dãn và ngược lại. Thực ra, dó là sự phối hợp của nhiều nhóm cơ. Cơ hai dầu và cơ ba đầu là một cặp đối kháng. Sự phối hợp co và duỗi của chúng giúp cử động khớp khuỷu tay.

Giải bài tập SGK Sinh học 8 Bài 9

Bài 1 (trang 33 SGK Sinh học 8) : Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ ?

Lời giải:

 Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng co của cơ là:

    - Mỗi bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều tế bào cơ.

    - Tế bào cơ được cấu tạo từ các tơ cơ gồm các tơ mảnh (trơn) và tơ dày (có mấu sinh chất) xếp song song và xen kẽ nhau.

    - Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.

Bài 2 (trang 33 SGK Sinh học 8) : Khi các em đi hoặc đứng , hãy để ý tìm hiểu xem có lúc nào cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co? Giải thích hiện tượng đó.

Lời giải:

   Khi cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co, nhưng không co tối đa. Cả hai cơ đối kháng cùng co tạo ra thế cân bằng giữ cho hệ thống xương chân thẳng để trọng tâm cơ thể rơi vào đế chân.

Bài 3 (trang 33 SGK Sinh học 8) : Có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đa ? Vì sao ?

Lời giải:

  - Không khi nào cả 2 cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa.

  - Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ (trường hợp người bị tê liệt).

Lý thuyết Sinh 8 Bài 9

I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ

- Cấu tạo bắp cơ:

   + Cấu tạo ngoài: bắp cơ gồm 2 đầu cơ và bụng cơ

   + Cấu tạo trong: bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ lại chứa rất nhiều tế bào cơ.

- Cấu tạo tế bào cơ:

   + Tơ cơ dày: có các mấu sinh chất, tạo nên vân tối

   + Tơ cơ mỏng: trơn, tạo nên vân sáng.

   + Các tơ cơ xếp xen kẽ nhau tạo nên đĩa sáng, đĩa tối.

 

ảnh

II. Tính chất của cơ

- Cơ có tính chất co và dãn

- Cơ co theo nhịp gồm 3 pha: pha tiềm tang, pha co, pha dãn

- Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày => tế bào cơ co ngắn lại => bắp cơ phình to lên.

- Cơ co chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh

III. Ý nghĩa hoạt động co cơ

- Cơ co giúp xương cử động làm cho cơ thể vận động, lao động, di chuyển.

- Trong cơ thể luôn có sự phối hợp hoạt động của các cơ.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập Sinh học Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ trang 33 SGK lớp 8 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status