Logo

Vi phạm bản quyền là gì? Một số ví dụ về vi phạm bản quyền dễ hiểu nhất

Bạn đang không biết vi phạm bản quyền là gì? Vi phạm bản quyền âm nhạc là vi phạm gì? Tham khảo ngay bài viết chi tiết dưới đây của chúng tôi. Đảm bảo giúp bạn hiểu rõ định nghĩa về vi phạm bản quyền cũng như khung xử phạt hiện hành. Xem ngay!
5.0
1 lượt đánh giá

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm, ví dụ cụ thể về hành vi vi phạm bản quyền là gì theo quy định của pháp luật. Mời bạn theo dõi!

Vi phạm bản quyền là gì?

Vi phạm bản quyền là việc sử dụng các tác phẩm được bảo hộ bản quyền một cách trái phép, trừ khi có sự cho phép, do đó vi phạm một số quyền độc quyền được cấp cho chủ bản quyền, như quyền sao chép, phân phối, hiển thị hoặc thực hiện công việc được bảo vệ, hoặc để thực hiện.

Chủ bản quyền thường là người tạo ra tác phẩm hoặc nhà xuất bản hoặc doanh nghiệp khác được giao bản quyền. Chủ bản quyền thường xuyên viện dẫn các biện pháp pháp lý và công nghệ để ngăn chặn và xử phạt vi phạm bản quyền.

Để có thể hiểu rõ hơn về vi phạm bản quyền là gì, bạn cần nắm được cơ bản về yếu tố xâm phạm quyền tác giả. Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 105/2006/NĐ-CP:

“1. Yếu tố xâm phạm quyền tác giả có thể thuộc một trong các dạng sau đây:

a) Bản sao tác phẩm được tạo ra một cách trái phép;

b) Tác phẩm phái sinh được tạo ra một cách trái phép;

c) Tác phẩm giả mạo tên, chữ ký của tác giả, mạo danh hoặc chiếm đoạt quyền tác giả;

d) Phần tác phẩm bị trích đoạn, sao chép, lắp ghép trái phép;

đ) Sản phẩm có gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền tác giả bị vô hiệu hoá trái phép.

Vi phạm bản quyền là gì?

Vi phạm bản quyền tiếng Anh là gì?

Trong Tiếng Anh, vi phạm bản quyền là Copyright Infringement 

Vi phạm bản quyền âm nhạc là vi phạm gì?

Xâm phạm bản quyền bài hát là các hành vi sử dụng, sao chép, sửa chữa, xuyên tạc, lưu truyền bài hát … mà chưa được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với bài hát đó.

Vi phạm bản quyền Youtube là gì?

Nếu bạn bị dính bản quyền, điều đó có nghĩa là video của bạn đã bị gỡ xuống khỏi YouTube. Vì chủ sở hữu bản quyền đã gửi cho google và yêu cầu pháp lý đầy đủ nếu yêu cầu hợp lệ thì sẽ được chấp thuận

Vi phạm bản quyền phần mềm là gì?

Vi phạm bản quyền phần mềm được hiểu là hành vi sử dụng phần mềm không có bản quyền hợp pháp, hành vi này cũng được xem như là “Sao chép phần mềm trái phép”. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm bản quyền phần mềm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Vi phạm bản quyền phần mềm là gì?

Tham khảo thêm:

Vi phạm bản quyền bị phạt như thế nào?

Về việc xử lý hành vi vi phạm bản quyền được quy định tại Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 10. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Như vậy, hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và còn bị áp dụng hình phạt bổ sung như trên.

Bên cạnh đó, tại Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP cũng quy định về hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm như sau:

Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Do đó, hành vi sao chép tác phẩm khi chưa được sự đồng ý hay cho phép từ tác giả thì sẽ bị xử phạt từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng và bị áp dụng hình thức khắc phục hậu quả như trên.

Vi phạm bản quyền bị phạt như thế nào?

Một số ví dụ về vi phạm bản quyền

– Ví dụ về vi phạm bản quyền: Ví dụ về vi phạm bản quyền là hành vi vi phạm bản quyền đối với các đối tượng được bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ như các hành vi vi phạm về quyền tác phẩm, vi phạm bản quyền của một bộ phim điện ảnh…

– Vi phạm bản quyền hình ảnh: Vi phạm bản quyền hình ảnh là những hành vi sao chép, đạo nhái, sử dụng hình ảnh của người khác mà không có sự đồng ý hay trích dẫn nguồn, tên tác giả.

– Vi phạm bản quyền âm nhạc: Vi phạm bản quyền âm nhạc là việc có những hành vi đạo nhái, lấy cắp ý tưởng hay thậm chí là công bố tác phẩm là của mình.

Tham khảo thêm:

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu vi phạm bản quyền là gì, vi phạm bản quyền trên Internet là gì cũng như các thông tin quan trọng khác. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Vi phạm bản quyền là gì? Một số ví dụ về vi phạm bản quyền dễ hiểu nhất file pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status