Logo

Các trò chơi tết trung thu cho trẻ em 2023 mới nhất

Trung thu chơi gì? Tổng hợp những trò chơi tết trung thu cho thiếu nhi vui nhộn, thú vị, dễ thực hiện và mang nhiều ý nghĩa dành cho các bé trong ngày rằm tháng 8
5.0
1 lượt đánh giá

Trung thu được ví như ngày tết của thiếu nhi nên chắc chắn sẽ không thể thiếu các trò chơi dành cho trẻ em mang nhiều sắc màu vui tươi, âm thanh rộn rã. Dưới đây là một số trò chơi trung thu dân gian cũng như hiện đại được các bé vô cùng yêu thích và thường được tổ chức và xuất hiện trong các kịch bản trung thu triển khai trong ngày rằm tháng tám hàng năm. 

Trò chơi tết trung thu dân gian

Dưới đây là nội dung giới thiệu một số trò chơi dân gian thường được tổ chức trong dịp tết trung thu hàng năm vừa có ý nghĩa giải trí vừa chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa dân tộc. Mời các bạn cùng tham khảo.

Múa lân trung thu

Múa lân (ở miền Bắc thường gọi là múa sư tử mặc dù sư tử thì không có sừng) thường được tổ chức vào trước tết Trung Thu nhưng nhộn nhịp nhất là hai đêm 15 và 16.

Múa lân là trò chơi không thể thiếu trong đêm trung thu

Múa lân là trò chơi không thể thiếu trong đêm trung thu

Lân chỉ chế tạo cái đầu thật công phu, còn mình là vải thêu, viền rất khéo. Có loại lân đặc biệt, nửa giống lân, nửa giống rồng, nhưng ít xuất hiện trong các buổi diễn.

Đám múa lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Đầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có trống thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân và quan trọng nhất không thể thiếu đó là ông Địa. Thường đội lân đánh trống vang xóm và nhà nào có treo thưởng thì đội lân sẽ đến múa chúc vui, tiền thưởng thường treo trên cao, có khi buộc trên cành tre cao, đội lân sẽ đôn người lên cho lân há miệng ngoạm lấy (có khi làm thang là một cột thép dựng đứng để lân leo). Thường phần thưởng càng lớn thì treo càng cao, đội lân càng có nghề càng thích phần thưởng treo cao, xem như một thách thức các đội lân khác, đồng thời qua đó chứng tỏ tài nghệ của đội để thu hút các gia chủ khác. Nhưng trong nhà có người già thì phần thưởng lại được treo thấp dù có giá trị cao, chắc tránh cho lân gặp phải nguy hiểm xem như gia chủ để phước. Ông địa phải vào nhà vái chào người già, gia chủ, sau đến giỡn chơi hoặc làm hề cho trẻ em vui, nếu gia chủ tỏ ý muốn mời thì đoàn lân sẽ vào, sau khi lân ngậm được tiền, lân gục gặc đầu cảm tạ thì ông địa lại vái chào cảm ơn gia chủ trước khi đoàn lân qua nhà khác.

Rước đèn lồng trung thu

Tại một số vùng nông thôn, những nơi mà quan hệ hàng xóm láng giềng vẫn còn được bảo tồn và trân trọng, người ta thường tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp làng, khu phố trong đêm trung thu. Chắc chắn trong những ngày rằm tháng tám không thể thiếu những chiếc đèn lồng cùng giai điệu "tết trung thu em rước đèn đi chơi..." vang lên khắp ngõ xóm.

Lễ hội rước đèn có thể được phát động bởi chính quyền địa phương hoặc những nhóm thanh niên trong làng xóm. Họ phân công nhau làm những lồng đèn ông sao thật lớn hoặc những lồng đèn thật đẹp để thi thố với nhau trong lễ rước đèn.

Rước đèn trung thu đã trở thành ngày hội lớn trong mỗi đêm rằm tháng 8

Rước đèn trung thu đã trở thành ngày hội lớn trong mỗi đêm rằm tháng 8

Cùng với rước đèn, mỗi em thiếu nhi cầm trên tay một đồ chơi tinh nghịch cho riêng mình như: gậy Tôn hành giả, mặt nạ các nhân vật hoạt hình khác nhau (Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Bạch Cốt Tinh...), thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi.  

Tham khảo thêm:

Đốt pháo bằng hạt bưởi khô

Đốt pháo hạt bưởi là trò chới rất thú vị. Nó khiến cho mỗi đữa trẻ phải cười vang khi chơi vì thích thú. Sắp đến trung thu là sau mỗi lần ăn bưởi những đứa trẻ lại nhanh chóng thu lại những hạt bưởi để đem đi phơi.

Sau khi đã tích trữ được một lượng hạt bưởi kha khá chúng sẽ kiếm những sợi dây thép nhỏ để xâu chuỗi những hạt bưởi thành các tràng dài. Những tràng hạt này sẽ được buộc vào một cái gậy để làm tay cầm, tránh bị bỏng khi chơi. Trong hạt bưởi có tinh dầu nên khi đốt nó tỏa ra một hương thơm vô cùng dễ chịu. Những đứa trẻ lại thi nhau hít hà rồi nhìn nhau cười đầy thích thú.

Trò chơi đốt pháo bằng hạt bưởi khô được nhiều trẻ em yêu thích trung ngày trung thu xưa

Trò chơi đốt pháo bằng hạt bưởi khô được nhiều trẻ em yêu thích trung ngày trung thu xưa

Tham khảo thêm:

Hát trống quân

Vào các dịp tết Trung Thu ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Đôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận tức là hát theo vần, theo ý hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc.

tục hát trống quân do từ đời vua Quang Trung Nguyễn Huệ, "nguyên khi ông đem quân ra Bắc. Quân sĩ lắm kẻ nhớ nhà. Ông ấy mới bày ra một cách cho đôi bên giả làm trai gái, hát đối đáp với nhau để cho quân sĩ vui lòng mà đỡ nhớ nhà. Có đánh trống làm nhịp, cho nên gọi là trống quân".

Hát trống quân trong dip tết trung thu nhiều ý nghĩa

Hát trống quân trong dip tết trung thu nhiều ý nghĩa

Ngoài ra còn có các trò chơi khác cũng hay được tổ chức trong đêm hội trăng rằm như Rồng rắn lên mây, Bịt mắt bắt dê, Thả đỉa ba ba....vv.

Trò chơi rồng rắn lên mây cũng thường được tổ chức trong đêm trung thu

Trò chơi rồng rắn lên mây cũng thường được tổ chức trong đêm trung thu

Bịt mắt bắt dê - trò chơi hoạt náo vui vẻ trong đêm hội trăng rằm

Bịt mắt bắt dê - trò chơi hoạt náo vui vẻ trong đêm hội trăng rằm 

Tham khảo thêm:

Các trò chơi Trung thu hiện đại

Ngoài các trò chơi dân gian, trung thu cũng là đêm hội của nhiều trò chơi tập thể hiện đại được tổ chức dành cho cả thiếu nhi và người lớn tham gia. Các bạn có thể tham khảo một số trò chơi sau:

Trò chơi Chuột nhử Mèo

Số lượng chơi: 6 - 7 thiếu nhi.

Cách chơi: Cả nhóm sẽ cử ra 1 bạn làm chuột. Còn lại là mèo, ngồi bệt thành vòng tròn quay mặt vào tâm, hai tay quơ ra sau lưng để bắt mồi. Bạn làm chuột cầm khăn chạy quanh vòng tròn và kín đáo thả khăn sau lưng một chú mèo, đừng để mèo đó biết.

Khi chạy hết 1 vòng, nếu chuột thấy mèo chưa biết có khăn sau lưng, thì chuột có quyền cầm khăn mồi lên mà quất mạnh vào vai, lưng mèo mất cảnh giác... Chú mèo bị thua phải đứng dậy chạy quanh tránh đòn rồi quay về chỗ cũ thì thoát.

Nếu mèo phát hiện khăn mồi, thì cầm khăn đứng lên và lao đi đánh đuổi chuột quanh vòng tròn. Chuột phải chạy nhanh hết vòng và ngồi vào vị trí mèo bỏ lại mới thoát.

Trò chơi Chuột nhử mèo được các em thiếu nhi ưa thích trong các dịp trung thu

Trò chơi Chuột nhử mèo được các em thiếu nhi ưa thích trong các dịp trung thu

Trò chơi Tìm báu vật

Nếu nhà bé có vườn rộng, bạn có thể tổ chức trò chơi tìm báu vật. Hãy chuẩn bị những món quà nhỏ để kích thích các bé sau đó là vẽ 1 bản đồ để các bé đi tìm. Chia các bé thành các nhóm để các bé có thể học được tinh thần đoàn kết và kỹ năng tư duy.

Trò chơi Bịt mắt đập niêu

Trò bịt mắt đập niêu không chỉ trẻ em mà còn dành cho cả người lớn. Thể lệ cuộc chơi vô cùng đơn giản. Cần có ít nhất 2 đội, mỗi đội có 2 người. Trò chơi này cả người lớn và trẻ nhỏ đều có thể chơi. Cách chơi như sau:

Mỗi đội 1 người cõng, 1 người được cõng. Người được cõng bị mắt và dùng gậy đập vào niêu. Nếu không có niêu thì có thể dùng thú ngồi bông. Người cõng không hỗ được hỗ trợ bằng tay hoặc nói cho người được cõng. Đội nào đập trúng đầu tiên sẽ thắng. Trò này mà có trống đánh kèm thì vô cùng kích thích. Trò bịt mắt đập niêu thường xuất hiện trong các dịp lễ đặc biệt như trung thu hay hội làng.

Trò chơi Bịt mắt đập niêu cũng thường được tổ chức vào tết trung thu

Trên đây là một số gợi ý các phụ huynh, thầy cô có thể cân nhắc để tổ chức vui chơi cho các bé. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

Tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status