Logo

Bị thủy đậu kiêng gì? Những tips trị thủy đậu để bệnh mau khỏi

Bị thủy đậu nên kiêng gì? Hay trẻ bị thủy đậu kiêng gì là các câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Theo dõi ngay những lời khuyên cực hữu ích được chúng tôi chia sẻ dưới đây. Đảm bảo giúp bạn nắm rõ và áp dụng cho những người đang bị thủy đậu. Xem ngay!
5.0
2 lượt đánh giá

Hy vọng thông tin dưới đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích để bạn nắm rõ được kiêng gì khi bị thủy đậu để giúp bệnh mau khỏi. Giúp bạn tham khảo cho sức khỏe cho người thân của mình. Mời bạn đón đọc.

Bị thủy đậu kiêng gì?

Với bệnh này, chế độ ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc đóng vai trò quan trọng. Vậy bị thủy đậu kiêng những gìì? Dưới đây là những lưu ý cần tuyệt đối tránh khi mắc bệnh:

- Chế độ sinh hoạt

Kiêng đến nơi đông người

Thủy đậu là một bệnh có khả năng lây truyền cao. Vì vậy, người bệnh nên tránh tiếp xúc nơi đông người, đặc biệt là những nơi công cộng để tránh lây lan virus trong cộng đồng. Đây là biện pháp vừa giúp bảo vệ bản thân, vừa giúp làm giảm nguy cơ lây bệnh cho những người khác, tránh bệnh bùng phát thành dịch.

Kiêng gãi, chạm vào nốt thủy đậu

Thuỷ đậu bị ngứa là tình trạng thường gặp do nốt thủy đậu có dạng là các tổn thương mụn nước to, bên trong chứa đầy dịch và rất ngứa. Nếu các nốt mụn nước này bị vỡ và không được xử lý kịp thời thì rất dễ gây lây lan sang các vùng da lành khác hoặc gây nhiễm trùng với các tổn thương nghiêm trọng hơn và rất dễ để lại sẹo. Vì thế, dù rất ngứa ngáy khó chịu thì người bệnh cũng cần kiêng chạm, chà xát, gãi, nặn các nốt mụn nước này; nên mặc đồ rộng rãi, thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt để hạn chế các ma sát lên da.

Bị thủy đậu kiêng gì?

Tránh sử dụng chung đồ dùng cá nhân

Đồ dùng cá nhân, quần áo, khăn mặt của người bệnh cũng cần được giặt thật kỹ, giặt riêng với các thành viên khác trong gia đình và phải được phơi nắng, hoặc là/ủi kỹ trước khi sử dụng hay để chung với đồ dùng của người khác trong gia đình để tránh lây bệnh.

Không tắm lá

Không nên tắm lá cho người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ, cũng như việc uống thuốc chỉ được áp dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Vì da của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng, cấu trúc da chưa ổn định, chỉ bằng 1/5 so với da người lớn nên rất dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. Ngay cả lá bàng, lá chè xanh mà các bậc cha mẹ thường hay sử dụng để tắm cho trẻ bị bệnh thủy đậu cũng không hề tốt, có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn vì trong hai loại lá này có chất tanin (chất chát) dễ làm cho da của trẻ nhỏ bị tổn thương.

Không cần kiêng nước và gió quạt

Bị thuỷ đậu có tắm gội được không là thắc mắc của rất nhiều người. Thực tế, kiêng nước, kiêng tắm, kiêng gió quạt khi mắc bệnh thuỷ đậu là quan điểm cổ hủ, lạc hậu, gây ra tình trạng viêm nhiễm nốt thủy đậu gia tăng.

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào mùa nắng nóng, khi cơ thể càng tiết ra nhiều mồ hôi thì lỗ chân lông càng bị ứ đọng bã nhờn, từ đó gây cảm giác bết dính khó chịu trên da. Nếu người bệnh không tắm gội sẽ càng khiến những nốt phỏng mụn nước có nguy cơ bị nhiễm trùng, bệnh lại càng lâu khỏi.

Ngoài ra, khi cơ thể không vệ sinh sạch sẽ, dẫn tới viêm nhiễm, thì triệu chứng ngứa ngáy lại càng dữ dội, người bệnh “phản ứng” bằng gãi và sờ tay lên da nhiều hơn, dẫn đến nốt mụn trên da bị trầy xước hoặc vỡ; từ đó tăng nguy cơ lây nhiễm sang vùng da lành bệnh, gây sẹo và nhiễm trùng dễ biến chứng.

Trong thời gian bị bệnh, người bệnh cần được điều trị đúng phương pháp và giữ vệ sinh sạch sẽ, nên sinh hoạt như bình thường và chỉ hạn chế tắm, gội quá lâu để tránh bị nhiễm lạnh. Bên cạnh đó, hãy sử dụng nước ấm để tránh làm tổn thương vùng da bị viêm nhiễm.

Như vậy, người bị thủy đậu cần kiêng gió trời cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn. Còn đối với gió quạt, vào mùa hè thì hoàn toàn không cần thiết. Bạn có thể bật quạt khi thời tiết nóng để tạo không khí thoáng mát, trong lành và dễ chịu.

Bị thủy đậu kiêng gì?

- Chế độ ăn uống

Bị thủy đậu kiêng ăn gì để không bị sẹo? Khi bị thủy đậu, bạn hãy nhớ nên tránh các thực phẩm sau đây nhé

Thực phẩm tanh

Những thực phẩm như tôm, cua, cá,... rất dễ gây kích ứng trên da, khiến quá trình da hồi phục lâu hơn, thậm chí để lại sẹo mất thẩm mỹ.

Thực phẩm cay nóng, mặn

Những gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, tỏi, hành, mù tạt, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ dễ gây nóng trong người, tăng tiết mồ hôi làm tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Đồng thời, khiến những cơn ngứa ngày ngày càng nhiều và khó chịu.

Bị thủy đậu kiêng gì?

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn bởi chúng tăng kích thích da tiết nhờn.

Trẻ bị thủy đậu kiêng gì?

Rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc trẻ bị thuỷ đậu kiêng ăn gì? Bé bị thủy đậu kiêng ăn gì để chóng khỏi? Dưới đây là 7 loại thực phẩm kiêng kị cho bé mắc bệnh thủy đậu, bố mẹ cùng tham khảo nhé.

  • Thịt gà là thực phẩm có tính ôn, khiến bé ăn vào ngứa ngáy, bệnh tình nặng hơn.
  • Các món ăn nhiều dầu mỡ, chiên, xào cũng không nên cho bé ăn, vì sẽ khiến bé khó tiêu.
  • Đặc biệt không cho trẻ mắc bệnh thủy đậu ăn hải sản.
  • Không cho bé ăn các món ăn từ gạo nếp, như xôi chẳng hạn. Vì chúng sẽ khiến các bọng mủ trên cơ thể trở nặng hơn.
  • Khi mắc bệnh thủy đậu, tránh cho bé ăn các chế phẩm làm từ sữa. Chẳng hạn như kem, bơ, phô mai,…
  • Kể cả các loại hạt trái cây, các loại hạt sấy khô cũng không nên cho bé ăn.
  • 2 loại trái cây giàu axit mà bé mắc bệnh thủy đậu cần kiêng ăn là cam và chanh.

Trẻ bị thủy đậu kiêng gì?

Tham khảo thêm:

Con bị thủy đậu mẹ kiêng ăn gì?

Trường hợp trẻ dưới 3 tháng bị thủy đậu, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Để giúp quá trình điều trị thủy đậu ở trẻ sơ sinh hiệu quả, mẹ có thể:

  • Giữ mát cho trẻ, đặc biệt ở những nốt bị thủy đậu.
  • Không để trẻ gãi khi cảm thấy ngứa. Cắt tỉa móng tay để trẻ tránh làm tổn thương da.
  • Duy trì việc tắm rửa, vệ sinh cho trẻ nhưng cần thực hiện một cách nhẹ nhàng để các nốt thủy đậu không bị vỡ.
  • Khi các nốt thủy đậu vỡ, có thể bôi thuốc xanh methylen để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Tuy nhiên cần thực hiện bôi thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc tại nhà có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Bà bầu bị thủy đậu nên kiêng gì?

Bên cạnh việc sử dụng các thực phẩm lành tính, bà bầu cũng nên kiêng sử dụng các loại thực phẩm ảnh hưởng xấu đến sự tiến triển của bệnh:

  • Ăn ít chất đạm, cứng, dai gây khó tiêu
  • Tránh các loại gia vị cay nóng như: tỏi ớt, gừng, hạt tiêu, cà ri, mù tạt,....
  • Không ăn các loại thịt như thịt chó, thịt dê, các loại gia cầm hải sản như tôm, sò, ốc, ngao.
  • Kiêng các loại quả có tính nóng như vải, nhãn, mận, xoài, mít
  • Không sử dụng nhục quế vì vị thuốc này có tính đại nhiệt, thuần dương, tác dụng ôn nhiệt trợ hỏa nên rất nguy hiểm cho bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu.

Việc điều trị bệnh thủy đậu cho bà bầu cần có sự tư vấn của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị. Mẹ bầu cần chú ý: 

  • Nghỉ ngơi thường xuyên
  • Uống nhiều nước
  • Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo đậu xanh, cháo củ năng kết hợp với ý dĩ, lá tre non, cháo gạo lứt, măng tây, chuối, đậu xanh, đậu đỏ, khoai tây, cà rốt, các loại rau
  • Giữ vệ sinh thân thể, tránh làm vỡ những bóng nước vì có nguy cơ bội nhiễm.
  • Sử dụng thuốc điều trị theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu bệnh thủy đậu diễn tiến nặng có nguy cơ viêm phổi nên bạn cần phải nhập viện và điều trị với thuốc chống virus cao hơn thông qua đường tĩnh mạch.

Thủy đậu trong thời gian mang thai rất nguy hiểm, vì vậy, ngay khi có biểu hiện thủy đậu, thai phụ không nên chủ quan mà cần thăm khám với bác sĩ sớm nhất có thể.

Bà bầu bị thủy đậu nên kiêng gì?

Bị thủy đậu nên ăn gì?

Ngoài danh sách những thực phẩm cần tránh thì câu hỏi: “ Bị thủy đậu nên ăn gì?” cũng được rất nhiều người quan tâm. Theo đó, khi mắc bệnh thủy đậu người bệnh nên dùng các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như các loại quả: cam, chanh, bưởi, kiwi, lê, dưa hấu, dưa leo.

Thực tế, lượng vitamin C có trong các loại quả này có tác dụng làm tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, tái tạo sản sinh ra lượng collagen, phòng ngừa sẹo lõm do bệnh thủy đậu gây ra.

Người mắc bệnh thủy đậu còn có thể sử dụng một số các món ăn bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh như: Cháo đậu đỏ ý dĩ, cháo đậu xanh thịt heo, các loại canh thanh nhiệt và các loại nước uống như rau sam, kim ngân hoa, nước tam đậu cam thảo.

Sau khi bệnh thủy đậu được điều trị và khỏi hẳn, các vết thương bắt đầu lên da non thì người bệnh nên sử dụng nghệ tươi để điều trị sẹo. Cách làm như sau: Rửa sạch nghệ và cạo nhẹ lớp vỏ bên ngoài, giã nhỏ và vắt lấy nước cốt, người bệnh thoa nước cốt nghệ xung quanh các vết sẹo mỗi ngày trước khi đi ngủ, để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau, tiếp tục kiên trì bôi các lớp khác đến khi khỏi hẳn.

Tham khảo thêm:

Hy vọng những thông tin chúng tôi tổng hợp trên đã giúp ích cho bạn tìm hiểu khi bị thủy đậu kiêng gì để nhanh khỏi và không bị sẹo. Trân trọng.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Bị thủy đậu kiêng gì? Những tips trị thủy đậu để bệnh mau khỏi file pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status