Logo

Cúng giao thừa 2024 như thế nào cho đúng để may mắn cả năm?

Giao thừa phải cúng như thế nào, cần những gì? Tham khảo ngay hướng dẫn cúng đêm giao thừa, cách bày mâm cỗ và các bước cúng giao thừa trong nhà, ngoài trời chi tiết nhất
3.6
6 lượt đánh giá

Giao thừa được xem là những thời khắc thiêng liêng nhất bắt đầu một năm mới được mọi người vô cùng coi trọng. Vậy đón giao thừa có ý nghĩa như thế nào hay cúng giao thừa có quan trọng không? Mời các bạn cùng tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin thú vị, đặc sắc về khoảnh khắc mà bất cứ ai cũng không muốn bỏ qua trong dịp Tết nguyên đán này.

Tham khảo thêm:

Giao thừa là gì? Ngày mấy? Ý nghĩa?

Giao thừa là thời điểm chuyển tiếp giữa ngày cuối cùng của năm cũ sang ngày đầu tiên của năm mới, là thời điểm quan trọng, trời đất giao hòa, âm dương hòa quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Đây là một trong những buổi lễ quan trọng trong tập quán, văn hóa nhiều dân tộc.

Theo "Hán Việt từ điển giản yếu" của Ðào Duy Anh, "giao thừa" (chữ Hán: 交承) có nghĩa là "Cũ giao lại, mới tiếp lấy – Lúc năm cũ qua, năm mới đến".

Vào dịp này, nhiều quốc gia phương Tây và phương Đông thường tổ chức các lễ bắn pháo hoa hoặc các lễ hội khác để chấm dứt năm cũ (tất niên) và đón mừng năm mới vào đúng thời điểm 0 giờ 0 phút 0 giây ngày 1 tháng 1 đối với Tết Dương lịch, đối với Tết Âm lịch, giao thừa là phút giây thiêng liêng lúc đêm 30 Tết, lúc này khí tiết chuyển sang lập xuân, chính thức bắt đầu năm mới.

Nguồn gốc lễ cúng giao thừa?

Nhiều người trẻ hiện nay vẫn không biết lễ cúng giao thừa (hay còn gọi là Trừ tịch) có nguồn gốc từ đâu hay tại sao phải có lễ cúng này?. Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn nguồn gốc lịch sử của buổi lễ thiêng liêng này như sau:

Người xưa cho rằng có mười hai vị Hành khiển, Phán quan nhà trời tượng trưng cho 12 con giáp từ năm Tí - con chuột đến năm Hợi - con heo, luân phiên trông coi việc dưới hạ giới. Cứ sau mỗi chu kỳ 12 năm lại quay trở về vị Hành khiển đầu tiên.

Các quan nhà trời đều có ông Thiện và ông Ác. Ông Thiện chuyên phù hộ những điều tốt đẹp cho con người, còn ông Ác gây ra hạn hán, lụt lội, mất mùa, đói kém.

Việc lành hay việc dữ là do sớ tấu của các quan Hành khiển, Ngọc hoàng dựa trên sớ tấu đó mà ban phúc hay trừng phạt con người.

Với quan niệm như thế, người xưa làm lễ rất cẩn trọng. Đúng lúc nửa đêm, quan cũ giao lại công việc, quan mới tiếp nhận. Vào thời điểm này, mọi gia đình đều bày cỗ ra ngoài trời để cúng hai đoàn các quan.

Ngày xưa, thậm chí các vị chức sắc ở thôn, xã cũng phải thiết lập hương án chào lạy các quan trời ở nơi trung thiên, ở sân đình, ở văn chỉ, vàng hương, trầu, rượu, hoa quả, xôi gà; tế lễ trọng thể với trống chiêng vang dậy đêm khuya.

Ngày nay, nhiều người không thật hiểu ý nghĩa của lễ Trừ tịch. Một số cách hiểu cho rằng cúng ngoài trời lúc giao thừa là cúng chúng sinh. Theo đó, khi gia tiên được ăn cỗ trong nhà thì ở ngoài chúng sinh, ma đói không biết ăn tết ở đâu. Do vậy muốn được yên ổn cả năm mới thì nhất thiết phải có mâm cỗ cúng chúng sinh.

Dù vậy, phong tục cổ truyền này vẫn mang ý nghĩa triết học và nhân văn cao đẹp. Hiểu là lễ các quan nhà trời hay lễ chúng sinh đều được, điều cốt yếu là con người ngày thường cư xử phải đạo, không hổ thẹn với các thế lực tâm linh.

Mâm cỗ cúng đêm giao thừa đầy đủ nhất

Mâm cỗ cúng đêm giao thừa đầy đủ nhất

Tham khảo thêm:

Còn bao nhiêu ngày nữa đến giao thừa 2024?

Theo lịch năm 2024 thì ngày 30 Tết sẽ là vào Thứ sáu ngày 9/2/2024 và Ngày mùng 1 Tết Giáp Thìn vào Thứ bảy ngày 10/2/2024. Như vậy thời khắc giao thừa chuyển giao giữa năm cũ sang năm mới sẽ vào 00h ngày 10/2/2024. Như vậy bạn sẽ tự tính được số ngày từ giờ đến giao thừa là bao nhiêu ngày rồi nhé.

Cúng giao thừa như thế nào cho đúng nhất?

Dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn cách chuẩn bị lễ vật cúng giao thừa, cách bày biện mâm cúng cũng như nội dung các bài văn khấn cúng giao thừa chuẩn nhất nhằm giúp gia chủ làm đúng các thủ tục quan trọng và rước lộc cả năm cho gia đình mình.

Cách cúng giao thừa ngoài trời

Theo tục lệ cổ truyền thì Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh - tức 12 vị Hành khiển. Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Đây được gọi là lễ cúng Giao thừa ngoài trời.

Trên chiếc hương án có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm các chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu hoặc nước và vàng mã. Đôi khi có thêm chiếc mũ của Đại Vương hành khiển. Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc.

Sau khi cúng Giao thừa xong, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết nên được gọi là Lễ cúng giao thừa trong nhà.

Ở Nam bộ, Thổ Công được thay bằng Ông Địa và thờ ở dưới đất. Sau khi cúng xong, xem như Tết thực sự đã đến với gia đình.

Ngoài lễ vật để đưa tiễn hoặc đón tiếp các vị Hành khiển thì do mỗi năm sẽ có một vị quan Đương niên cai quản, nên việc làm sớ tấu cũng như lễ vật cần phải chú ý khấn đúng danh vị của các vị Hành Khiển cùng các vị Phán quan, năm nào thì khấn danh vị của năm ấy.

Văn khấn lễ Giao thừa ngoài trời

Mẫu bài cúng giao thừa ngoài trời chuẩn xác nhất

Cách cúng giao thừa trong nhà

Lễ cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng Thổ Công, vị thần cai quản trong nhà. Mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà tương tự như lễ cúng giao thừa ngoài trời, tuy nhiên sẽ bỏ mũ chuồn. Thường thì ở một số gia đình sẽ có thêm cả các món chè như chè hoa cau, chè kho,… để cúng giao thừa. Tùy theo mỗi vùng miền mà mâm cỗ cúng giao thừa cũng có những sự khác biệt riêng. Nếu như miền Bắc mâm cỗ rất đầy đủ các món mặn, đặc biệt không thể thiếu gà luộc thì miền Nam thì mâm cỗ cúng có thể đơn giản hơn với mâm ngũ quả, hoa cúc vạn thọ, lư hương, hai cây nến, giấy tiền vàng và một quả dừa tươi đã chặt sẵn.

Văn khấn lễ Giao thừa trong nhà

Mẫu bài cúng giao thừa trong nhà hay và mới nhất

Cách cúng giao thừa trong bếp

Ngoài 2 mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời và trên bàn thờ trong nhà, một số gia đình còn chuẩn bị mâm cỗ cúng ở bếp để cung thỉnh thần Bếp phù hộ cho gia chủ no ấm trong năm mới.

Mâm cỗ này gồm các loại trái cây như: Na, táo, đu đủ chín, thanh long, sung, mướp đắng (hoặc 5 quả ớt), gạo, muối.

Theo quan niệm dân gian, qua giao thừa, muối, ớt sẽ được ném ra đường với mong muốn mọi điều đen đủi, xui xẻo sẽ được tiêu tan.

Còn đu đủ chín bổ ra ăn hết, quả sung treo chạn bát, gạo mang nấu cơm cúng mùng 1 với mong ước một năm sung túc no đủ.

Mâm cúng giao thừa gồm những gì?

Để lễ cúng giao thừa được trọn vẹn, các bạn cần chuẩn bị hai mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời, các loại lễ vật cần chuẩn bị như sau:

Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời

Mâm cỗ cúng Giao thừa ngoài trời là cỗ mặn, gồm có ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, muối gạo, trà, rượu, quần áo và mũ nón thần linh, gà trống luộc có gắn một bông hoa hồng đỏ ở mỏ, xôi, bánh chưng... nếu là phật tử có thể cúng mâm lễ chay.

Mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà

- Đối với người miền Bắc, sắm lễ cúng giao thừa thì mâm cỗ mặn được chuẩn bị rất bài bản, thường trên mâm có 4 bát, 4 đĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa… Cũng có nhà chuẩn bị mâm cỗ lớn xếp cao từ 2 đến 3 tầng.

Bốn bát gồm: bát giò heo hầm măng lưỡi lợn, bát bóng thả, bát miến, bát mọc. Bốn đĩa của mâm cỗ gồm: đĩa giò lụa, đĩa chả quế, đĩa thịt gà, đĩa thịt heo.

- Đối với người miền Trung thường có: bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua…

- Đối với người miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, chả giò, nem, gỏi tôm thịt.Khi cúng giao thừa trong nhà, tất cả thành viên trong gia đình cần phải trang nghiêm, chỉn chu trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được phù hộ trong năm mới đồng thời mời ông bà tổ tiên về nhà ăn Tết cùng gia đình.

Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình để mâm cỗ có ít hoặc nhiều món. Hơn tất cả là lòng thành của bạn dâng đến tổ tiên.

Tham khảo thêm:

Một số câu hỏi về đêm giao thừa thường gặp nhất

Cùng tìm hiểu lời giải chính xác cho các câu hỏi thường gặp về giao thừa nhất được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp ngay bên dưới.

Đón giao thừa tiếng anh là gì?

"Đón giao thừa trong Tiếng Anh" là "To have a New Year’s Eve party" hoặc "To see the New Year in". Bạn dùng câu đầu với nghĩa là có bữa tiệc đón giao thừa, còn câu thứ hai thì theo nghĩa đón năm mới (đón giao thừa). Trong tiếng Anh, Giao thừa là New Year’s Eve. Một cụm từ để nói về việc đón giao thừa đơn giản nữa là Countdown.

Lễ giao thừa có tên gọi khác là gì?

Lễ giao thừa còn thường được gọi với cái tên khác là Lễ Trừ tịch hay là lễ để khử trừ ma quỷ.

Cúng giao thừa lúc mấy giờ?

 Lễ Trừ tịch hay lễ cúng giao thừa sẽ được cử hành vào giờ tý - từ 23 giờ đến 1 giờ sáng, khoảnh khắc một giờ của năm cũ và một giờ của năm mới.

Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?

Theo quan niệm lễ cúng giao thừa ngoài trời phải làm trước nhằm “nghênh tân, tiễn cửu”, tức là đón quan hành khiển mới, tiễn quan hành khiển cũ rồi sau đó mới tiến hành cúng trong nhà.

Gạo muối cúng giao thừa xong làm gì?

Theo phong tục, ở nhiều địa phương sẽ chuẩn bị muối và rượu để sau khi cúng giao thừa lấy muối này rắc xung quanh nhà và rót rượu để trừ tịch, tức trừ tà ma, sẵn sàng đón một năm mới bình an.

Tại sao cúng gà trống đêm giao thừa?

Theo phong tục Việt Nam thì con gà trống có đủ 5 đức tính mẫu mực của một con người mà người đàn ông đặc biệt cần, với người đàn ông tuổi Dậu cũng cần phát huy . Cúng gà trống là cầu mong con cháu sau này được hưởng những cái đức tính đó. 

1. Văn : mào con gà trống và hai cái mào ở dưới nhìn như mũ cánh chuồn của ông tiến sĩ biểu tượng cho văn.

2. Võ : cựa gà là vũ khí biểu tượng cho võ.

3. Dũng : con gà trống trong đàn luôn sẵn sàng đánh nhau để bảo vệ đàn của mình và sẵn sàng chí tử đến chết biểu tượng cho dũng khí.

4. Nhân : con gà trống đầu đàn khi được cho ăn thì luôn gọi bầy của mình đến rồi mới thủng thẳng ăn cùng mà không bao giờ ăn một mình biểu tượng cho nhân.

5. Tín : con gà trống luôn gáy đúng giờ bất kể bốn mùa biểu tượng cho tín. Đó là ý nghĩa của việc tại sao ngày xưa các cụ chọn gà trống để cúng chứ không bao giờ chọn gà mái.

Cách buộc gà cúng giao thừa?

Gà cúng trong mâm cúng giao thừa thường được buộc theo các cách như kiểu cánh tiên, kiểu gà bay, kiểu gà quỳ hay kiểu gà chầu.

Cách buộc gà cúng giao thừa đẹp nhất

Cách buộc gà cúng giao thừa đẹp nhất

Thắp mấy nén hương đêm giao thừa?

Có nhiều quan niệm về số nén nhang cần dâng, nhưng thường dâng theo số lẻ 1, 3, 5, 7, 9. Tuy nhiên trên thực tế, việc thắp bao nhiêu nén hương tùy lễ. Nhưng khi thắp hương đêm giao thừa nên thắp 3 nén hương, nếu muốn duy trì bàn thờ thì chỉ thắp 1 nén hương trong phòng là đủ.

Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào?

Hướng đặt mâm lễ chỉ nên đặt hướng Bắc, hoặc hướng Đông tuỳ theo từng gia đình (hướng Bắc để cúng Thượng Đế, hướng Đông để cúng Thiên Tử là Vua).

Hướng dẫn các cách tréo gà cúng

Dưới đây là một số cách tréo gà cúng đơn giản đẹp mắt mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Các bạn tham khảo nhé!

Cách tréo gà cúng cánh tiên

Cánh tréo gà cúng cánh tiên-1

Cách tréo gà cúng cánh tiên là một cách tréo gà rất quen thuộc của các gia đình Việt bởi nó khá dễ thực hiện. Các bạn các thực hiện theo các chỉ dẫn như sau:

  • Đầu tiên, các bạn dùng một con dao bén để cứa nhẹ vào phần cánh của con gà rồi đan chúng lại. Bạn nhớ để cả hai khớp chạm vào nhau và xòe ra như hình cánh tiên nhé.

  • Sau đó, các bạn đem nhét phần đầu gà vào giữa cánh gà. Để cố định cánh gà, các bạn có thể dùng dây lạt buộc lại. Riêng phần chân gà thì các bạn chỉ cần giấu vào bụng sao cho khéo léo là được nhé.

Cách tréo gà cúng gà bay

Cánh tréo gà cúng gà bay-1

Cách tréo gà cúng gà bay là một cách tạo dáng gà cúng Tết vô cùng độc đáo và nó cũng không quá khó để thực hiện.

  • Các bạn chỉ cần bẻ cánh gà và vắt ngược lên phía sau.

  • Sau đó, bạn dùng dây để cố định phần cánh lên đầu gà.

  • Riêng phần chân gà thì bạn chỉ cần bẻ gọn vào trong.

  • Phần đầu gà bạn giữ cho ngẩng cao về phía trước cho đẹp mắt nhé.

Cách tréo gà cúng gà chầu

Cánh tréo gà cúng gà chầu-1

Cách tréo gà cúng gà chầu là cách tréo gà cúng đẹp, mang nhiều ý nghĩa và thường được sử dụng trong các ngày lễ quan trọng và đặc biệt. Tuy nhiên, cách tréo gà kiểu này cần khá nhiều thời gian để tạo hình. Các bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:

  • Đầu tiên, các bạn cần dùng dao để rạch nhỏ một đường dưới miệng gà, ngay chỗ cắt tiết.

  • Sau đó, các bạn bẻ hai cánh của con gà nhét vào sao cho hai phần mũi cánh chìa ra ngoài.

  • Về phần chân gà, các bạn bẻ ngược hai chân của gà vào bên trong sao cho chúng ôm lấy thân gà là được.

  • Ngoài ra, các bạn có thể buộc dây chun để định hình gà cho chắc chắn và đứng đẹp hơn nhé.

Cách tréo gà cúng quỳ

Cánh tréo gà cúng quỳ-1

So với các cách tréo gà cúng ở trên thì kiểu tréo gà quỳ này khá đơn giản, tự nhiên và thực hiện tương đối dễ dàng. Các bạn làm như sau:

  • Đối với cánh gà, các bạn chỉ cần bẻ ngược lại rồi áp sát vào bên thân gà là được.

  • Riêng phần chân gà thì các bạn sẽ không cần che khéo chúng vào bên trong nữa mà sẽ bẻ quặp ra phía sau.

  • Sau đó, bạn cố định chân gà bằng dây lạt để tạo ra dáng như gà đang quỳ là xong nhé

Trên đây là nội dung tổng hợp đầy đủ nhất về ý nghĩa đêm giao thừa cũng như hướng dẫn chi tiết cách cúng giao thừa dịp tết Quý Mão năm 2023 sẽ giúp các bạn cập nhật nhiều thông tin mới về lễ cúng truyền thống của dân tộc mình. Chia sẻ ngay cho bạn bè và người thân của mình về nội dung hữu ích này nhé.

Tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết
3.6
6 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status