Logo

Sự tích, ý nghĩa, các bài cúng ông công ông táo chuẩn nhất

Tết ông công ông táo là một trong những phong tục quan trọng, ý nghĩa được chào đón nhất của người Việt. Là ngày mọi người, mọi nhà tấp nập chuẩn bị lễ vật tiễn ông táo về trời, nhưng không phải ai cũng biết cách cúng ông táo, lễ vật cúng chuẩn xác. Dưới đây là tất cả những gì các bạn cần tìm hiểu, mời các bạn tham khảo.
5.0
2 lượt đánh giá

Mỗi năm đến ngày 23 tháng Chạp, các gia đình thường làm mâm cỗ cúng đưa ông Công, ông Táo về trời. Đây là một nét đặc sắc trong văn hóa của người Việt vẫn luôn được gìn giữ qua bao đời.

Tham khảo thêm:

Sự tích, ý nghĩa ngày ông công ông táo

Cứ đến 23 tháng chạp hàng năm người dân lại nô nức chuẩn bị tiễn ông Táo, ông Công chầu trời. Những câu chuyện về truyền thuyết ông Công, ông Táo lại được nhắc lại, cúng 23 tháng chạp là truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng với dân tộc Việt Nam.

Sự tích ông công ông táo "3 ông 1 bà"

Truyền thuyết ông công ông táo​​​​​​​

Theo sự tích của nhân dân ta ngày xưa, Thần Táo Quân gồm "2 ông 1 bà" (gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo).

Theo kể lại, ngày xưa có đôi vợ chồng Thị Nhị và Trọng Cao lấy nhau đã lâu mà không có con cái, vì chuyện này mà Trọng Cao cộc cằn, đánh đập đuổi Thị Nhi đi. Thị Nhị sau khi bỏ nha đi, tại một xứ khác gặp được Phạm Lang, 2 người tâm đầu ý hợp kết thành phu thê. Phần Trọng Cao sau khi nguôi giận cảm thấy hối hận bèn đi tìm lại vơ, nhưng đường đi quá xa lại hết tiền, Trọng Cao đành đi ăn xin để sống qua ngày, một ngày ăn xin đúng nhà của Thị Nhi, thấy chồng cũ trong cảnh khốn cùng, thương tình cô mời anh vào nhà mời ăn một bữa đầy đủ. Không may đúng lúc Phạm Lang về nhà, để tránh điều thị phi cô bèn cho Trọng Cao núp ở trong đống rơm cạnh nhà. Tối đó Phạm Lang đốt đống rơm để làm tro bón ruộng, không may thiêu luôn Trọng Cao. Thấy chồng cũ bị thiêu chết, Thị Nhi đau lòng quá độ liền nhảy vào đống lửa tự vẫn. Phạm Lang sau khi vợ chết cũng xuy sụp tự sát theo.

Ngọc Hoàng thương tình 3 kẻ có tình có nghĩa nên phong cho làm ba vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong nhà. Bên cạnh đó còn có ông Công là vị thân cai quản đất đai cũng được người dân tiễn lên chầu chời vào ngày 23 tháng Chạp.

Ý nghĩa ngày ông công ông táo

Quan niệm dân gian cho rằng ông Công, ông Táo vốn được ông Trời phái xuống theo dõi và ghi chép các việc thiện - ác của loài người. Và bởi vậy, các vị Táo quân lên chầu vào ngày 23 là nhằm báo cáo lại việc làm của con người trong suốt năm đó để Thiên đình định công tội, thưởng phạt. 

Như vậy ông Công, ông Táo chính là các vị thần định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình (dựa trên đạo lý, lối sống của con người). Với mong muốn được Thần Bếp phù hộ mà người ta làm lễ đưa Táo Quân lên chầu hết sức long trọng.

Cách cúng ông táo ông công chuẩn nhất

Tuy đây là phong tục đã lâu đời của người Việt, nhưng không phải ai cũng hiểu chính xác và thực hiện đầy đủ quá trình cúng viếng, thấu hiểu điều đó chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc các vấn đề liên quan đến quá trình chuẩn bị cho đại lễ quan trọng này như bài cúng ông táo, lễ cúng ông công ông táo,...chuẩn nhất.

Văn khấn ông công ông táo 23 tháng chạp

Hiện nay đang lưu truyền rất nhiều bài văn khấn khác nhau về nghi lễ cúng ông Công ông Táo. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bài khấn nào là đúng, là chuẩn xác nhất. Vậy văn khấn như thế nào đúng với truyền thống dân tộc?

Sau đây là bài văn khấn ông Công, ông Táo phổ biến nhất của người Việt. Văn khấn này đã được lưu truyền nhiều đời và được NXB Văn hóa Thông tin sưu tầm, đăng tải trong sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam”:

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp năm Kỷ Hợi tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

(Trích sách Văn khấn nôm của NXB Văn hóa Thông tin)

Tham khảo thêm:

Văn khấn hóa vàng ngày 23 tháng Chạp

Theo quan niệm dân gian, bài văn khấn là phương tiện, là cách để con người giao tiếp với thần linh, giao tiếp với ông bà tổ tiên. Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày ông Công, ông Táo lên trời báo cáo Ngọc Hoàng những việc đã xảy ra trong năm vừa qua. Vào ngày này, các gia đình thường sẽ làm một mâm lễ với bộ vàng mã ông công, ông Táo và mâm cỗ cúng thịnh soạn, một con cá chép để tiễn Táo Quân. Sau khi hương tàn, các gia đình sẽ tiến hành đốt bộ vàng mã ông công, ông Táo. 

Dưới đây là bài văn khấn hóa vàng ngày ông Công, ông Táo. Mời các bạn tham khảo.

Nam mô A-di-đà Phật

Nam mô A-di-đà Phật

Nam mô A-di-đà Phật

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm …………………

Chúng con là: ……………………………tuổi………………

Hiện cư ngụ tại ……………………………………………….

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Kính cẩn thưa trình: nhang hương đã mãn, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, tiễn Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân về trời.

Kính mong Thần Táo Quân gợi ý lên Tam Thanh Ngọc Hoàng Đại Đế cầu xin Thượng Đế khai ân minh xét để sang năm mới ..., đất nước con được thái bình, quê hương con được giàu đẹp, gia tộc và gia đình con luôn được mạnh khoẻ hạnh phúc, an khang thịnh vượng, vận khí hanh thông, vạn sự như ý.
Con cầu xin Thượng Đế, Ngũ Đế các vị Đại Tiên, cùng chư ngài chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con.
Kính chúc Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Đại Tiên cùng chư ngài thiên thiên tuế. Con xin tỏ lòng biết ơn và xin đa tạ.

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Lễ cúng ông công ông táo gồm những gì?​​​​​​​​​​​​​​

Bạn có biết cúng ông công ông táo cần những gì? Mâm lễ cúng ông Táo về chầu trời đủ đầy sẽ là hiện thân của ước muốn một năm mới gia đình sung túc. Theo quan niệm dân gian, phương tiện đi lại của các Táo từ hạ giới lên chầu trời là cá chép. Vì vậy, người ta thường chuẩn bị 3 con cá chép đỏ sống để bơi trong chậu nước với quan niệm “cá chép hóa rồng” đưa các Táo về trời. Những con cá chép này sau khi làm lễ sẽ được thả (phóng sinh) ra các ao hồ hoặc sông.

Chuẩn bị lễ cúng ông công ông táo chuẩn nhất

Về mâm cơm cúng ông Táo, không cần quá cầu kỳ, tùy theo điều kiện gia cảnh mà gia chủ có thể chuẩn bị, có thể làm món mặn và món chay. Mâm cúng phổ biến cúng ông Táo gồm:

  • 1 con gà trống luộc chéo cánh ngậm hoa tỉa ớt hoặc hoa hồng (có thể thay bằng thịt heo luộc hoặc vịt quay)
  • 1 đĩa xôi gấc (có thể thay bằng xôi lá cẩm, xôi đậu, xôi lá nếp)
  • 1 đĩa giò lợn, 1 cái bánh chưng, 1 tô canh chân giò nấu măng (hoặc canh mọc)
  • 1 đĩa rau xào thập cẩm, chả rán, thịt đông,…
  • 1 chén gạo
  • 1 chén muối

Bên cạnh đó, các gia đình có thể chuẩn bị thêm các món chè như: chè hoa cau, chè trôi nước, chè kho, các loại bánh trái để mâm lễ thêm đủ đầy và đẹp mắt.

Cúng ông táo vào ngày nào, giờ nào, ở đâu?

Rất nhiều người còn thắc mắc liệu cúng 23 tháng chạp vào giờ nào, ở đâu là phù hợp, tốt lành nhất. Chúng tôi xin giải đáp như sau:

Cúng ông táo vào ngày nào, giờ nào?

Theo truyền thống của người Việt, ngày 23 tháng Chạp (âm lịch) là ngày ông Công ông Táo lên Thiên đình để báo cáo về công, tội của từng người, từng nhà ở nhân gian trong một năm qua. Vì vậy lễ cúng ông Công ông Táo được người Việt rất coi trọng. 

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Võ Uyên Mi, ngày 23 tháng Chạp năm nay, gia chủ có thể cúng ông Công ông Táo vào khung giờ: 5h-7h hoặc 9-11h.

Chuyên gia giải thích: 5-7h sáng ngày 23 là giờ Mão - giờ Đại An.

Cúng Táo quân vào giờ này ngụ ý nhờ Táo quân mang đi những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình, giúp gia đạo hưng vượng. Ngoài ra, tiến hành nghi lễ cúng vào giờ này còn mang tới sức khỏe tốt lành, sự bình an trong tâm trí gia chủ.

9-11h ngày 23 là giờ Tỵ. Đây là giờ Tốc Hỷ. Tiễn Táo quân lên chầu trời vào khung giờ này, Táo quân sẽ mau chóng đem về những chuyện may mắn vui vẻ, hứa hẹn trong năm mới cả gia đình có nhiều niềm vui và sự hóa giải kịp thời cho những xui xẻo có thể gặp phải.

Bên cạnh đó, chuyên gia phong thủy còn khuyên mọi người cần phải làm lễ cúng tiễn ông Táo về trời trước giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp.

Cúng ông công ông táo năm 2023 ngày nào đẹp?

Cúng ông Công ông Táo 2023 năm nay rơi vào thứ Bảy, ngày 14/01/2023 dương lịch.

Đây là thời điểm các thần sẽ cưỡi cá chép lên trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về tất cả việc làm tốt, xấu của con người trong một năm để thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh.

*Bạn đang không biết ngày đẹp cúng ông công ông táo năm 2023? Dưới đây là những ngày đẹp để cúng ông Công ông Táo năm 2023:

- Ngày 17 tháng Chạp (08/1/2023 dương lịch): Tức Chủ nhật, ngày Bính Dần, là ngày Hoàng đạo Kim Quỹ.

- Ngày 18 tháng Chạp (09/1/2023 dương lịch): Tức thứ Hai, ngày Đinh Mão, là ngày Hoàng Đạo.

- Ngày 20 tháng Chạp (11/01/2023 dương lịch): Tức thứ Tư, ngày Kỷ Tỵ, là ngày Hoàng đạo Ngọc Đường.

- Ngày 23 tháng Chạp (14/1/2023 dương lịch): Tức thứ Bảy, ngày Nhâm Thân, Hoàng Đạo Tư Mệnh.

*Giờ đẹp cúng ông Công ông Táo năm 2023:

- Ngày 17 tháng Chạp:

Các khung giờ đẹp trong ngày 17 tháng Chạp năm Nhâm Dần gồm: Tí (23h-1h); Sửu (1h-3h); Thìn (7h-9h); Tỵ (9h-11h); Mùi (13h-15h); Tuất (19h-21h).

- Ngày 18 tháng Chạp:

Các khung giờ tốt trong ngày 18 tháng Chạp gồm: Tí (23h-1h); Dần (3h-5h); Mão (5h-7h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Dậu (17h-19h).

- Ngày 20 tháng Chạp:

Các khung giờ tốt trong ngày 20 tháng Chạp gồm: Sửu (1h-3h); Thìn (7h-9h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Tuất (19h-21h); Hợi (21h-23h).

Trong đó, giờ Ngọ ngày 20 tháng Chạp là giờ Tốc hỷ, là khung giờ đẹp nhất để cúng Táo quân. Nếu gia chủ tiến hành làm lễ cúng Táo quân vào khung giờ này sẽ hứa hẹn cả năm mới gặp nhiều may mắn, gặp dữ hóa lành.

- Ngày 23 tháng Chạp:

Các khung giờ tốt trong ngày 23 tháng Chạp gồm: Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h), tốt nhất là trước 12 giờ trưa

Đặc biệt, trong ngày 23 tháng Chạp năm Nhâm Dần, giờ Thìn là giờ Tốc hỷ, rất thích hợp để tiến hành nghi lễ cúng tiễn ông Táo về trời.

Cúng ông công ông táo ngày 21 có được không? 

Các gia đình nên cúng sớm nhất là từ ngày 20 tháng Chạp đến 23 tháng Chạp. Theo các chuyên gia văn hóa, lễ cúng ông Công ông Táo có thể thực hiện vào nhiều thời điểm khác nhau, có thể cúng trước hay sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp hoặc trước khoảng 1 - 2 ngày, tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình.

Cúng ông táo trước ngày 23 có được không?

Về vấn đề này, có nhiều ý kiến khác nhau. Trong cuốn "Phong Tục Ngày Tết" (NXB Hồng Đức), ghi rõ các gia đình tùy từng điều kiện có thể cúng ông Công ông Táo trước hai ngày cũng được. Miễn là hoàn thành lễ cúng trước 12h00 ngày 23 tháng Chạp vì đây là thời điểm Táo quân đã phải có mặt trên Thiên đình. Nếu cúng sau giờ Ngọ, Táo quân không thể chầu trời, đồng nghĩa với việc cả năm tới của gia đình đó sẽ gặp nhiều vất vả, sóng gió.

Tuy nhiên, một số ý kiến của các chuyên gia phong thủy khác lại cho rằng nên cúng đúng ngày 23, vừa tốt cho gia chủ lại vừa đúng với tục lệ truyền thống. Trừ trường hợp bất khả kháng, không thể khắc phục được thì mới làm lễ cúng ông Táo trước.

Lễ cúng ông Công ông Táo có thể cúng trước nhưng điều quan trọng hơn cả là nghi lễ phải được tiến hành với sự kính cẩn và thành tâm của gia chủ. Nếu cúng đúng ngày nhưng tiến hành qua loa, đại khái, khấn vái không lòng thành, thì cũng không được.

Cúng ở đâu là phù hợp?

Ông Táo là vị thần trông coi việc bếp núc, vì vậy lễ cúng cần được tiến hành ở dưới bếp.

Tuy nhiên, theo chuyên gia nghiên cứu tâm linh, việc cúng lễ như vậy là không đúng. Theo truyền thống, tất cả các vị này đều cần được thờ phụng trên ban thờ chính của gia đình. Hơn nữa, bếp là nơi đun nấu, không phải nơi cúng lễ.

Cách bao sái ban thờ

Việc bao sái ban thờ rất quan trọng, chúng tôi sẽ hướng dẫn quy trình bao sái ban thờ đúng chuẩn để đón nhận nhiều may mắn, phước lành:

1. Dụng cụ dành riêng cho việc bao sái

- Gia chủ nên chuẩn bị một chiếc khăn mới tinh chỉ để bao sái ban thờ.

- Tiếp đó là chuẩn bị ngũ vị hương, gừng (hoặc tinh dầu thơm) để hòa cùng nước sạch dùng lau dọn, bao sái ban thờ.

- Chuẩn bị chổi, giấy lau, chậu nhỏ - tất cả cần phải sạch và mới để bao sái.

Để tiết kiệm thời gian, công sức chuẩn bị có thể mua bộ sản phẩm bao sái ban thờ (gồm 3 vật phẩm: nước thơm bao sái, khăn bao sái và bột tẩy uế). 

Bột tẩy uể có thành phần chính làm từ 108 loại thảo liệu quý ở các vùng có linh khí hội tụ. 

Nên mua bộ sản phẩm bao sái ban thờ ở những địa chỉ bán vật phỏng phong thủy, thờ cúng có uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

2. Làm lễ, thắp hương xin phép

Trước khi tiến hành bao sái và tỉa chân hương, gia chủ dâng mâm lễ nhỏ rồi thắp hương, đọc văn khấn xin phép bao sái ban thờ. 

Lễ vật nhiều hay ít không quan trọng, mà phải thật thành tâm và thể hiện lòng biết ơn, chân thành.

3. Thực hiện lau dọn, bao sái

Bắt đầu bao sái ban thờ từ trên cao xuống thấp, lau dọn nhẹ nhàng để tránh làm xước, bay màu. Tránh xê dịch các bức tượng, bát hương.

Khi rút chân hương hãy rút ít một, cho tới khi số chân hương trong bát hương còn vài chân theo số lẻ (3-5-7-9 chân hương).

Bát hương có nhiều tro thì nên gạt bớt bằng thìa sạch, sau đó dùng khăn sạch, hoặc khăn ướt lau dọn ban thờ.

Sau khi lau dọn sạch không gian thờ cúng, bao sái xong thì gia chủ sắp xếp lại vật phẩm, đồ thờ cúng về vị trí ban đầu. Nếu có hũ gạo, muối... thì thay mới. Xong xuôi khấn xin thỉnh các vị thần linh, gia tiên trở về và báo cáo đã xong việc bao sái ban thờ.

Thủ tục tỉa chân nhang ngày 23 tháng chạp

Nếu gia đình nào cúng ông Công ông Táo sớm vào các ngày 19, 20, 21, 22 tháng Chạp (ngày 22/12 âm lịch phải cúng sáng hoặc cúng chiều không cúng tối) thì nên rút tỉa chân nhang, bao sái, dọn dẹp tổng vệ sinh ngay sau khi cúng.

Nếu gia đình cúng ông Công ông Táo đúng ngày 23 tháng Chạp thì cúng xong để an yên, sang sáng ngày 24 hay 25 mới được rút tỉa chân nhang. Vì ngày 23 tháng Chạp trùng ngày 4/2 dương lịch - ngày Lập Xuân, không thể rút tỉa chân nhang được, sẽ gây bất ổn cho vận khí đầu năm mới.

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà còn lưu ý, khi làm nghi thức rút tỉa chân nhang không được làm xê dịch bát hương, không xê dịch bàn thờ.

Nếu gia đình có bàn thờ bị mối mọt, cong vênh, nứt vỡ hay bát hương nứt, bát hương đồng gỉ cần phải đánh bóng hay đơn giản là muốn thay bát hương, chuyển bàn thờ sang vị trí tốt hơn... thì sau khi chuyển phải làm lễ an vị bát hương, an vị ban thờ ngay.

Trong các di chỉ cổ về tập tục văn hóa đã ghi rất kĩ việc bát hương an yên trong một ngôi nhà là điều quan trọng.

Khi rút tỉa chân nhang, gia chủ phải một tay giữ bát hương, một tay nhẹ nhàng rút dần chân nhang. Lau dọn bàn thờ phải lau mặt nhật nguyệt của bát hương đầu tiên, lau bát hương trước rồi mới lau đến các đồ thờ khác.

Nếu nam nhân làm chủ khí trong nhà, để lại 17, 27, 37 chân nhang. Nếu nữ nhân làm chủ khí trong nhà (trường hợp mẹ góa con côi hay bà mẹ đơn thân) để lại 19, 29, 39 chân nhang.

23 tháng chạp là mốc thời gian không chỉ gắn liền với Lễ cúng ông công ông táo, còn là thời điểm được nhiều gia chủ lựa chọn để tiến hành nhiều nghi thức tâm linh khác có thể kể đến như: thắp hương thần tài, dọn dẹp ban thờ,...

Ngày đẹp tỉa chân nhang năm 2023

Theo dân gian, việc dọn bát hương thường tiến hành từ ngày 23 tháng Chạp. Trước khi dọn dẹp, gia chủ sẽ thắp hương xin phép.

Tỉa chân nhang ngày nào đẹp năm 2023? Theo đó, trong tháng Chạp năm Nhâm Dần, có 3 ngày tốt mà các gia đình có thể chọn để dọn dẹp bàn thờ cuối năm gồm:

- Ngày 24 tháng Chạp (tức ngày 15/1/2023 dương lịch)

Đây là ngày tốt dọn dẹp bàn thờ tổ tiên, để đón năm mới ấm no, hạnh phúc, vạn sự như ý, làm ăn phát đạt.

Trong ngày có các khung giờ tốt là giờ Mão (5-7h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ Mùi (13-15h), giờ Dậu (17-19h).

- Ngày 26 tháng Chạp (tức ngày 17/1/2023 dương lịch)

Đây là một ngày Hoàng đạo tốt để tiến hành lau dọn bàn thờ, tăng thêm vượng khí, cầu thần linh phù trợ cho gia đình.

Giờ tốt trong ngày: 7-9h (giờ Thìn), 11-13h (giờ Ngọ), 13-15h (giờ Mùi), 19-21h (giờ Tuất).

- Ngày 28 tháng Chạp (tức ngày 19/1/2023 dương lịch)

Đây là ngày tốt để làm các việc lớn, mang đến may mắn, niềm vui, tài lộc, thuận lợi.

Giờ tốt: 5-7h (giờ Mão), 9-11h (giờ Tỵ), 15-17h (giờ Thân), 19-21h (giờ Tuất).

Trên đây là tất cả những vấn đề các bạn đọc còn thắc mắc về đại lễ tiễn Táo quân về chầu trời, cách thắp hương ông công ông táo hay cách rút chân nhang, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn!

Tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết
5.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status