Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Bài 15: Mùa xuân của tôi Ngữ Văn lớp 7 tập 1 VNEN được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.
1. Các nhóm cử đại diện hát hoặc ngâm một vài câu hát miêu tả về vẻ đẹp của mùa xuân
2. Hãy nhớ lại những nét riêng của quê hương mình về thời tiết, sinh hoạt, cảnh vật khi xuân về, tết đến và cho biết những ấn tượng sâu sắc nhất của em
Trả lời
1.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
2. Đặc điểm:
Thời tiết: ấm áp, có mưa phùn.
Sinh hoạt: đông vui, rộn rã.
Cảnh vật: xanh tươi, đầy sức sống.
Ấn tượng của em: Nấu nồi bánh chưng cùng gia đình để đón năm mới.
1. Đọc văn bản sau: Mùa xuân của tôi
2. Tìm hiểu văn bản
a. Hãy xác định bố cục của văn bản từ những gợi ý sau đây:
Nội dung | Phần |
---|---|
1. Tình cảm của con người với mùa xuân là một quy luật tất yếu, tự nhiên | Từ……đến…….. |
2. Cảnh sắc, không khí của đất trời và lòng người | Từ……đến…….. |
3. Cảnh sắc riêng của đất trời và lòng người | Từ……đến…….. |
Trả lời
Nội dung | Phần |
---|---|
1. Tình cảm của con người với mùa xuân là một quy luật tất yếu, tự nhiên | Từ đầu đến "mê luyến mùa xuân" |
2. Cảnh sắc, không khí của đất trời và lòng người | Tiếp theo đến "mở hội liên hoan" |
3. Cảnh sắc riêng của đất trời và lòng người | Từ "Đẹp quá đi mùa xuân ơi" đến "êm đềm thường nhật" |
b. Đọc đoạn trích từ "Mùa xuân của tôi đến "mở hội liên hoan, trao đổi những nội dung sau:
(1) Cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội - đất Bắc, hiện lên trong nỗi nhớ của "người con xa xứ có những nét rất riêng, đó là gì?
(2) Tìm những câu văn diễn tả sức sống diệu kì của mùa xuân trong thiên nhiên và lòng người. Em có đồng cảm cùng tác giả khi cảm nhận về mùa xuân không? Vì sao?
(3) Nhớ về mùa xuân, Vũ Bằng không chỉ dừng lại ở cảnh vật mà còn hướng ngòi bút của mình đến không khí gia đình đón tết:"nhang trầm, đèn nến,... không khí gia đình đoàn tụ êm đềm... làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng". Theo em, những câu văn ấy chứa đựng tâm sự gì của tác giả?
(4) Hãy hoàn chỉnh sơ đồ theo gợi ý sau:
Trả lời
(1) ) Cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội - đất Bắc, hiện lên trong nỗi nhớ của "người con xa xứ có những nét rất riêng, đó là:
+ Màu sắc đặc trưng: màu sông xanh, núi tím say mộng ước, cỏ xanh mướt, bầu trời hiện lên những làn sáng hồng hồng, đào hơi phai.
+ Đặc trưng thời tiết: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào
+ Âm thanh đặc trưng: tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, tiếng hát của những cô gái huê tình
+ Hình ảnh con người:
+ Nghi lễ đón xuân: thắp nến trên bàn thờ Phật Thánh, bàn thờ tổ tiên.
+ Gia đình: sum họp, đoàn viên, trên kính dưới nhường.
+ Lòng người trong ngày xuân: thấy ấm áp, vui như mở hội.
→ Những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người, đó là nét đẹp văn hóa của người Hà Nội.
(2) Sức sống diệu kì của mùa xuân trong thiên nhiên và lòng người thể hiện ở:
• Sức sống của thiên nhiên: máu căng lên trong lộc của loài nai, mầm non của cây cối nằm im không chịu được trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti, những con vật nằm thu hình một nơi nay bò ra để nhảy nhót kiếm ăn, cái rét ngọt ngào, không tê buốt căm căm nữa…
• Sức sống của con người: nhựa sống trong người căng lên, tươi trẻ hơn, thêm khao khát yêu thương bằngnhững hình ảnh gợi cảm, với những hình ảnh so sánh cụ thể: “ Ngồi yên không chịu được… nhựa sống của con người căng lên như máu, những cặp uyên ương đứng cạnh”
• Tình cảm của tác giả: cảm thấy trẻ trung, đầy sức sống, lòng mình say sưa một cái gì đó.
=> Mùa xuân trong mắt Vũ Bằng là mùa xuân trẻ trung, mùa xuân của thương yêu đằm thắm.
=> Em có đồng cảm với tác giả khi cảm nhận mùa xuân vì em cảm thấy mùa xuân là mùa của sự tươi mới, trẻ trung, đầy sức sống .
(3Những câu văn ấy chứa đựng nỗi nhớ của một người con người xứ Bắc xa quê luôn nhớ về quê hương, nhớ về gia đình, nhớ không khí đầm ấm được sum họp vui vầy bên những người thân thương nhất.
(4) Điền vào các ô như sau:
Nghệ thuật:
• Sử dụng từ ngữ: chắt lọc tinh tế, kỹ càng, giàu hình ảnh, giàu tình cảm.
• Giọng điệu: trìu mến, thiết tha.
• Hình ảnh: chọn lọc, chân thật, giàu ý nghĩa.
• Biện pháp tu từ: điệp ngữ, so sánh, nhân hóa.
c. Chỉ ra những chi tiết và nhận xét về lí do khiến tác giả yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau rằm tháng giêng ( theo gợi ý sau):
Cảnh sắc, không khí mùa xuân |
|
Sinh hoạt gia đình |
|
Lí do tác gỉa yêu mùa xuân nhất vào thời điểm đó |
|
Trả lời
Cảnh sắc, không khí mùa xuân | Đào: hơi phai nhưng nhụy hãy con phong. Cỏ: không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác. Mưa xuân: mưa riêu riêu. Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng. |
Sinh hoạt gia đình | Bữa cơm: đã trở về giản dị, thịt mỡ dưa hành đã hết. Cánh màn điều: treo ở bàn thờ ông vải đã hạ xuống. Các trò vui: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật. |
Lí do tác gỉa yêu mùa xuân nhất vào thời điểm đó | Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí mùa xuân, sự hồi sinh của đất trời, cây cỏ trồi lộc, đơm hoa, kết trái, cùng với một cuộc sống bình dị, sum họp gia đình đã khiến cho tác giả càng yêu mùa xuân nhất là vào thời điểm đó. => Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là sự giao hòa trọn vẹn của trời đất, con người. |
d. Bài văn đã gợi cho em những tình cảm đẹp nào? Em sẽ làm gì để có thể sống thật ý nghĩa với những tình cảm ấy?
Trả lời
Văn bản đã gợi cho em tình yêu thiên nhiên, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Em sẽ chăm chỉ học tập, rèn luyện để để trở thành người có ích cho gia đình và quê hương.
1. Luyện tập đọc hiểu văn bản:
a. Cách dùng các cụm từ " mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội", " cái mùa xuân thần thánh của tôi" trong Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) thể hiện rõ nhất cảm xúc gì của nhà văn?
b. Hoàn thành câu văn sau bằng sự cảm nhận của em từ nội dung của văn bản Mùa xuân của tôi Vũ Bằng.
Cảnh sắc và không khí của mùa Xuân Hà Nội- mùa xuân đất Bắc hiện lên qua sự quan sát................ và một...................... tha thiết nồng nàn. Bên cạnh đó viết về không khí sinh hoạt gia đình trước và sau rằm tháng giêng nhà văn có muốn chia sẻ một điều thầm kín..................
c) Em thích nhất câu văn hoặc đoạn văn nào trong văn bản Mùa xuân của tôi? Hãy giải với bạn bè theo em thích.
Trả lời
a. Cách dùng các cụm từ "mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội", " cái mùa xuân thần thánh của tôi" trong Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) thể hiện cảm xúc vui mừng, tình yêu và nỗi nhớ da diết của tác giả về quê hương.
b. Cảnh sắc và không khí của Mùa xuân Hà Nội- đất Bắc hiện lên qua sự quan sát tinh tế và một nỗi nhớ tha thiết ,nồng nàn. Bên cạnh đó ,viết về ko khí sinh hoạt gia đình trước và sau rằm tháng Giêng ,nhà văn còn muốn chia sẻ một điều thầm kín mong muốn mọi gia đình sẽ luôn hạnh phúc và đầm ấm bên nhau.
c. Em thích nhất đoạn: “cùng với mùa xuân trở lại…. yêu thương nữa”. Vì đoạn văn cho thấy sự quan sát tinh tế của nhà văn, sự trẻ trung, tràn đầy sức sống của con người và sự sinh sôi nảy nở của thiên nhiên tươi mới.
2. Luyện tập sử dụng từ.
a. Nối cột A và cột B để xác định những lỗi dùng từ từ trong các câu sau:
b) Đoạn thơ sau đã lược đi một số từ. Em hãy lựa chọn các từ phù hợp trong số các từ ngữ: " thầm thì, thủ thỉ, vàng, chói chang, chận trời, bầu trời" để điền vào chỗ trống:
Mang theo truyện cổ tôi đi,
Nghe trong cuộc sống ................ tiếng xưa
......... cơn nắng, trắng cơn mưa,
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.
Đời cha ông với đời tôi,
Như con sông với.............. đã xa
Trả lời
a. Nối:
1-d: che => sửa: tre
2-a: cậu trang phục => trang phục của cậu
3-c: mẫu thân => mẹ
4-e: chết => Hi sinh
5-b: thù lao => lương
b. Điền:
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa.
1. Em hãy tìm hiểu qua sách, báo, in-tơ-nét, các phương tiện thông tin đại chúng hoặc hỏi người thân về những nét đặc trưng của các mùa nơi quê hương mình đang sống. Ghi chép vào sổ tay cá nhân hoặc viết thành một bài và chia sẻ.
Trả lời
Quê hương tôi nổi tiếng với nghề làm nón:
“Muốn ăn cơm trắng cá trê
Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông”
Nón làng Chuông giúp người nông dân che nắng che mưa, là vật dụng thân thương của cuộc sống thường nhật. Nón theo bà đi chợ, theo mẹ ra đồng, theo cha đi cày. Nón theo cô dâu về nhà chồng, theo tài tử giai nhân trẩy hội, theo các đấng nam nhi xông pha chiến trận. Nón làng Chuông cũng theo nghệ sĩ lên sân khấu, theo người trí thức đi triển lãm... Nón thay chiếc quạt từ tay bà, tay mẹ đưa con vào giấc ngủ, nón thay chiếc rổ giúp chị, giúp mẹ đựng nắm rau, quả khế, chùm hoa. Nón là đồ chơi của trẻ con khi đợi mẹ làm đồng, đợi cha bắt cá, là vật hữu dụng khi trẻ con chơi bán đồ hàng, chơi bắn trận giả, chơi trồng nụ trồng hoa….Mẹ dùng nón để quạt mát sau những bó lúa vừa gặt, cô dùng nón để quạt bếp nấu cơm, chị dùng nón làm duyên trong những buổi hẹn hò...Chiếc nón từng là kỷ vật thời ấu thơ của bao nhiêu đứa trẻ, là kỉ niệm thời thanh xuân của bao cô gái chàng trai, là kí ức đẹp của bao nhiêu mối tình… Chiếc nón đã góp một phần không nhỏ trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt.
2. Vận dụng kiến thức về chuẩn mực của sử dụng từ, hãy viết một bài tâm sự ngắn về nội dung: “Tưởng tượng một ngày nào đó em sẽ xa quê và gửi lại nỗi niềm thương nhớ của em với quê hương”
Trả lời
Quê hương – Hai tiếng gọi thân thương và da diết. Từ lúc xa quê đến nay, đã hơn 20 năm rồi tôi chưa có dịp trở về thăm nơi tôi đã sinh ra và lớn lên. Cuộc sống bon chen nơi thành thị phồn hoa cứ thế cuốn trôi tôi vào vòng xoáy của công việc. Rất hiếm khi tôi có thời gian rảnh để nghỉ ngơi, nhưng mỗi khi công việc không được suôn sẻ tôi lại bồi hồi và xúc động nhớ tới những năm tháng ấu thơ ở quê nhà. Tôi nhớ bà, nhớ ba, mẹ. Nhớ những ngày cùng bọn trẻ trong thôn đi chăn trâu ngoài đồng. Nhớ những buổi chiều thả diều và tắm mát ven sông. Nhớ hình ảnh bếp lửa với khói rơm bình dị vào mỗi buổi sáng bà nhóm bếp. Chao ôi! Giá như thời gian có thể quay lại những năm tháng tuổi thơ vô tư, hồn nhiên, bình dị ấy tôi sẵn sàng đánh đổi tất cả để được gần gia đình, bạn bè, quê hương tôi. Lòng xúc động, bồi hồi bởi tôi nhớ quê da diết và cũng tự hào về nơi tôi đã sinh ra.
1. Sưu tầm một đoạn thơ/ đoạn văn viết về mùa xuân. Ghi lại những suy nghĩ và cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ/ đoạn văn đó.
Trả lời
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Cảm nhận ngắn:
Mùa xuân luôn là đề tài bất tận của thi ca nhạc họa xưa và nay. Trong kho tàng văn học dân tộc Việt Nam ta đã biết đến “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử, “Mùa xuân xanh” của Nguyễn Bính, một “chiều xuân” của Anh Thơ. Và giờ đây ta lại biết thêm “Mùa xuân nho nhỏ” của người con xứ Huế mộng mơ – Thanh Hải. Khổ thơ trên là một bức tranh mùa xuân “thi trung hữu họa”, “thi trung hữu nhạc”, “thi trung hữu tình” hòa quyện với tâm trạng say sưa, ngây ngất của nhà thơ. Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân to lớn của dân tộc. Từ đó mở ra những nghĩ suy về ý nghĩa và giá trị cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, sống cống hiến cho cuộc đời chung.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Ngữ văn lớp 7 sách VNEN Bài 15: Mùa xuân của tôi file PDF hoàn toàn miễn phí.