Logo

Soạn văn 7 Từ Hán Việt tập 1 sách giáo khoa chi tiết nhất

Soạn văn 7 Từ Hán Việt chi tiết nhất hướng dẫn trả lời các câu hỏi trang 70, 71 sách giáo khoa giúp các em hiểu và tiếp thu bài giảng hiệu quả nhất
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn soạn bài Từ hán việt Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7 tập 1 được trình bày ngắn gọn, chi tiết nhất dưới đây để các em hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học tới.

Phần I. Kiến thức cơ bản Từ Hán Việt

Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt

a) Trong bài thơ Nam quốc sơn hà, các tiếng Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì? Trong các tiếng ấy, tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu? Cho ví dụ.

Gợi ý: Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà đều có nghĩa (Nam: phương nam, quốc: nước, sơn: núi, hà: sông), cấu tạo thành hai từ ghép Nam quốc và sơn hà (nước Nam, sông núi). Trong các tiếng trên, chỉ có Nam là có khả năng đứng độc lập như một từ đơn để tạo câu, ví dụ: Anh ấy là người miền Nam. Các tiếng còn lại chỉ làm yếu tố cấu tạo từ ghép, ví dụ: nam quốc, quốc gia, sơn hà, giang sơn, ...

b) Tiếng thiên trong bài Nam quốc sơn hà và các tiếng thiên dưới đây nghĩa có giống nhau không?

(1) thiên niên kỉ

(2) thiên lí mã

(3) (Lí Công Uẩn) thiên đô về Thăng Long.

Gợi ý:

Thiên trong thiên thư (ở bài Nam quốc sơn hà) nghĩa là trời, thiên trong (1) và (2) nghĩa là nghìn, thiên trong thiên đô nghĩa là dời. Đây là hiện tượng đồng âm của yếu tố Hán Việt.

Từ ghép Hán Việt

a) Các từ sơn hà, xâm phạm (trong bài Nam quốc sơn hà), giang san (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc loại từ ghép chính phụ hay đẳng lập?

Gợi ý:

Chú ý mối quan hệ giữa các tiếng trong từ. Các từ trên là từ ghép đẳng lập.

b) Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép gì? Nhận xét về trật tự của các tiếng trong các từ ghép loại này với từ ghép thuần Việt cùng loại.

Gợi ý:

Các từ trên thuộc loại từ ghép chính phụ, yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau giống như từ ghép chính phụ thuần Việt.

c) Các từ thiên thư (trong bài Nam quốc sơn hà), thạch mã (trong bài Tức sự), tái phạm (trong bài Mẹ tôi) thuộc loại từ ghép gì? Hãy so sánh vị trí của các tiếng trong các từ ghép này với từ ghép thuần Việt cùng loại.

Gợi ý:

Các từ này cũng thuộc loại từ ghép chính phụ nhưng trật tự các tiếng ngược lại với từ ghép chính phụ thuần Việt: tiếng phụ đứng trước, tiếng chính đứng sau.

Phần II. Luyện tập Từ hán việt

Soạn Câu 1 trang 70 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1.

Hãy phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ sau:

  • hoa1: hoa quả, hương hoa / hoa2: hoa mĩ, hoa lệ
  • phi1: phi công, phi đội / phi2: phi pháp, phi nghĩa / phi3: cung phi, vương phi
  • tham1: tham vọng, tham lam / tham2: tham gia, tham chiến
  • gia1: gia chủ, gia súc / gia2: gia vị, gia tăng

Gợi ý:

Tra từ điển để biết nghĩa của các yếu tố đồng âm. Hoa có các nghĩa: bông hoa, người con gái; tốt đẹp. Phi: bay, chẳng phải, sai trái, vợ vua, mở ra. Tham: ham muốn, dự vào. Gia: nhà, thêm vào.

Soạn Câu 2 trang 71 sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 1

Thêm tiếng để tạo từ ghép theo bảng sau:

quốc đế quốc,...
sơn sơn trại,...
định cư,...
bại thất bại,...

Soạn Câu 3 Ngữ Văn 7 Tập 1 trang 71 sgk

Xếp các từ hữu ích, thi nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hoả vào bảng phân loại:

chính - phụ  
phụ - chính  

Gợi ý:

Tra từ điển để biết nghĩa của mỗi yếu tố trong từ, xét vai trò các yếu tố. Trong các từ trên, các yếu tố đóng vai trò chính là: ích, thi, thắng, phát, mật, binh, đãi, hoả.

Soạn Ngữ Văn 7 Tập 1 Câu 4 trang 71 sgk 

Tìm thêm mỗi loại 5 từ theo bảng trên.

chính - phụ tri thức, địa lí, ...
phụ - chính cường quốc, tham chiến,...

CLICK NGAY nút TẢI VỀ dưới đây để download Soạn ngữ văn 7 bài Từ hán việt file word, pdf hoàn toàn miễn phí

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status