Logo

Soạn văn 7 Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

Soạn văn 7 Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh chi tiết nhất hướng dẫn trả lời các câu hỏi trang 41 sách giáo khoa giúp các em hiểu và tiếp thu bài giảng hiệu quả nhất
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7 tập 2 được trình bày ngắn gọn, chi tiết nhất dưới đây để các em hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học tới.

Mục đích và phương pháp chứng minh

Câu 1 trang 41 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2

   Ví dụ :

   - Kiểm tra người nhận thư có đúng hay không ?

   - Khi kê khai thông tin cần xác định người kê khai là đúng người.

   Cần chứng minh khi bị hoài nghi về việc nào đó. Và cần phải đưa ra bằng chứng xác đáng. Như vậy, chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ một ý kiến (vấn đề) nào đó là sự thật.

Câu 2 trang 41 sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 2

   Trong văn nghị luận, khi chỉ được sử dụng lời văn thì cách tốt nhất để chứng minh một ý kiến, đó là sử dụng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận để chứng minh tính đúng của một luận điểm.

Câu 3 Ngữ Văn 7 Tập 2 trang 41 sgk 

   a. Luận điểm cơ bản : Đừng sợ vấp ngã.

   - “Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ”

   - “Vậy bạn xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.”

   b. Cách lập luận của bài văn :

   - Vấp ngã là chuyện bình thường (sử dụng ví dụ).

   - Dẫn chứng bằng vấp ngã của những người nổi tiếng.

   - Điều đáng sợ là thiếu sự cố gắng.

   Các sự thật được dẫn ra có sự đáng tin. Qua đó ta thấy phép lập luận chứng minh là dùng những lí lẽ, dẫn chứng chân thực để chứng tỏ luận điểm là đúng.

Luyện tập Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

   a. Luận điểm : Không sợ sai lầm. Thể hiện qua các câu văn :

   - “Thất bại là mẹ của thành công”

   - “Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình”

   b. Luận cứ được nêu là hiển nhiên, đầy sức thuyết phục :

   - Người không phạm sai lầm, thì hoặc là ảo tưởng, hoặc là hèn nhát.

   - Người sợ sai lầm là người sợ hãi thực tế, không thể tự lập.

   - Không mất cũng sẽ không được.

   - Sai lầm có hai mặt xấu và tốt.

   - Thất bại là mẹ thành công.

   c. Khác với bài văn Đừng sợ vấp ngã sử dụng lí lẽ và dẫn chứng thì ở Không sợ vấp ngã lại dùng lí lẽ kết hợp với phân tích lí lẽ.

CLICK NGAY nút TẢI VỀ dưới đây để download soạn ngữ văn 7 bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh file word, pdf hoàn toàn miễn phí

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status