Logo

Soạn văn 7 VNEN Bài 19: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Soạn văn 7 VNEN Bài 19: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trang 19 - 24 gợi ý trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7 tập 2 chương trình mới ngắn gọn, chính xác nhất
5.0
0 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Bài 19: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Ngữ Văn lớp 7 tập 2 VNEN được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Hoạt động khởi động Bài 19: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Giới thiệu ngắn gọn về tinh thần yêu nước được thể hiện ở mỗi hình ảnh sau đây.

Trả lời:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không phải là một tình cảm tự nhiên mà nó là một sản phẩm lịch sử được hun đúc bởi chính lịch sử đau thương nhưng hào hùng của dân tộc. Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước nhân dân Việt Nam luôn phải gồng mình lên để đối mặt với các thế lực thù địch xâm lược để làm nên sức mạnh kỳ diệu. Ngược dòng thời gian trở về với quá khứ, đã có rất nhiều những vị anh hùng anh dũng, những trận chiến “lừng lẫy năm châu trấn động địa cầu” đã làm rạng danh Tổ quốc vinh quang. Những con người đứng lên chống giặc ngoại xâm trong những câu chuyện được kể lại như sự tích Thánh Gióng, cuộc khởi nghĩa bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo,... và hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc là hai cuộc kháng chiến chống Pháp chống Mĩ. Những chiến công oanh liệt đó khiến cả thế giới năm châu phải nể phục một dân tộc kiên cường, bất khuất vì chúng ta thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.

Hoạt động hình thành kiến thức Bài 19: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

1. Đọc hiểu văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.

2. Tìm hiểu văn bản.

a) Đọc đoạn văn sau và thực hiện nhiệm vụ giao ở dưới.

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

Xác định câu chủ đề của đoạn văn và cho biết văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.

c) Để chứng minh cho vấn đề nghị luận, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp chúng theo trình tự như thế nào?

d) Trong bài văn, tinh thần yêu nước được so sánh, liên hệ với những hình ảnh nào? Tác dụng của việc sử dụng những hình ảnh ấy là gì?

e) Đọc lại đoạn văn từ "Đồng bào ta ngày nay" đến "nơi lòng nồng nàn yêu nước" và trả lời các câu hỏi sau:

• (1) Xác định câu mở đoạn và câu kết đoạn của đoạn văn.

• (2) Các dẫn chứng trong đoạn văn được sắp xếp theo cách nào?

• (3) Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình : "từ ... đến ..." có mối quan hệ với nhau như thế nào?

g) Nhận xét về nghệ thuạt nghị luận của văn bản ở các phương diện sau:

• Xây dựng bố cục.

• Cách chọn lọc và trình tự đưa dẫn chứng.

• Cách sử dụng hình ảnh so sánh.

Trả lời:

a. Chủ đề: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

Nghị luận về tình yêu nước của nhân dân ta.

b. Bố cục:

• Đoạn 1: "Dân ta ... lũ cướp nước": Giới thiệu chung về tinh thần yêu nước.

• Đoạn 2: "Lịch sử... yêu nước": Những biểu hiện của tình yêu nước của nhân dân ta.

• Đoạn 3: Còn lại: Nhiệm vụ chung của chúng ta.

Lập dàn ý trình tự lập luận:

a) MB

- Nêu luận đề: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. và khẳng định: “Đó là một truyền thống quý báu của ta

- Sức mạnh của lòng yêu nước khi tổ quốc bị xâm lăng:

+ Ví với làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn.

+ Lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn.

+ Nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước.

b) TB

- Lòng yêu nước của nhân dân ta được phản ánh qua nhiều cuộc kháng chiến

+ Là những tranh sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, THĐ, LL, QT…

+ Chúng ta có quyền tự hào…Chúng ta phải ghi nhớ công ơn...

- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

+ Các lứa tuổi: Từ cụ gia đén nhi đồng…

+ Đồng bào khắp mọi nơi

+ Kiều bào ở vùng tạm chiếm

+ Nhân dân miền ngược-miền xuôi.

+ Khẳng định ai cùng một lòng yêu nước ghét giặc

Các giới các tầng lớp xã hội.

+ Chiến sĩ ngoài mặt trận bám giặc tiêu diệt giặc

+ Công chức ở đại phương ủng hộ bộ đội

+ Phụ nữ khuyên chồng….

+ Nông dân, công nhân…

+ Các điền chủ

Tiểu kết, khẳng định: “Những cử chỉ….yêu nước”

c) KB

- Ví lòng yêu nước như các thứ của quý. Các biểu hiện của lòng yêu nước.

- Nêu nhiệm vụ, phát huy lòng yêu nước để kháng chiến.

c. Những luận điểm được đưa ra:

• Tinh thần yêu nước trong lịch sử các triều đại.

• Tinh thần yêu nước trong kháng chiến chống Pháp.

=> Các dẫn chứng trên được đưa ra theo trình tự thời gian (quá khứ – hiện tại), không gian (miền ngược – miền xuôi, trong nước – nước ngoài), …

d. Hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng :

• Tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn …

• Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.

=>Tác dụng : Giúp sự hình dung được sức mạnh, giá trị quý giá của lòng yêu nước được rõ ràng, cụ thể.

e. (1)

• Câu mở đầu: Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

• Câu kết đoạn: Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

(2) Cách sắp xếp dẫn chứng: theo mô hình “từ … đến” và theo trình tự: tuổi tác, khu vực, tiền tuyến, hậu phương, tầng lớp, giai cấp, …

(3) Các sự việc và con người được sắp xếp theo mô hình có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau, nhưng bao quát toàn bộ già, trẻ, gái, trai, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương, nông dân, công nhân, điền chủ,… nghĩa là toàn thể nhân dân Việt Nam.

g. Nghệ thuật nghị luận của bài có những điểm nổi bật :

• Bố cục chặt chẽ.

• Dẫn chứng chọn lọc, trình bày theo trình tự thời gian, dẫn chứng giàu sức thuyết phục.

• Cách diễn đạt trong sáng, hình ảnh so sánh độc đáo.

3. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận ,

a) Đọc lại bài Tinh Thần yêu nước của nhân dân ta, xem sơ đồ dưới đây theo hàng ngang, hàng dọc và nhận xét về bố cục và cách lập luận, tức phương pháp xây dựng luận điểm trong bài.

(Gợi ý: Bài có mấy phần? Mỗi phần gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn gồm những luận điểm nào ? Hàng ngang (1) lập luận theo quan hệ nhân – quả , hàng ngang (3) lập luận theo quan hệ tổng – phân – hợp , hàng ngang(4) là suy luận tương đồng, hàng dọc(1) là suy luận tương đồng theo dòng thời gian.)

b. Nhận xét về bố cục và phương pháp lập luận trong văn bản nghị luận (Mỗi văn bản nghị luận có mấy phần, mối phần có yêu cầu gì? Để nghị luận người viết cần sử dụng những phương pháp nghị luận nào)

Trả lời:

Bố cục 3 phần:

1. Mở bài: lập luận theo quan hệ nguyên nhân – kết quả.

• Câu 1 :nêu vấn đề nghị luận 1 cách trực tiếp.

• Câu 2 :khẳng định giá trị của vấn đề.

• Câu 3: so sánh mở rộng và xác định phạm vi giới hạn,biểu hiện của vấn đề.

2. Thân bài: (giải quyết vấn đề): Biểu hiện của tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Trong lịch sử (gồm 3 câu ):

• Câu 1: Giới thiệu khái quát và chuyển ý.

• Câu 2: Liệt kê dẫn chứng.

• Câu 3: Xác định thái độ trách nhiệm của chúng ta.

Trong hiện tại (gồm 5 câu):

• Câu 1: Giới thiệu khái quát và chuyển ý.

• Câu 2;3;4: Liệt kê dẫn chứng.

• Câu 5: Nhận định đánh giá vấn đề.

3. Kết bài: (kết thúc vấn đề)

• Câu 1: So sánh giá trị của tinh thần yêu nước.

• Câu 2;3: 2 biểu hiện khác nhau của lòng yên nước.

• Câu 4;5: Xác định bổn phận trách nhiệm của chúng ta.

b. ⇒ Sơ đồ bố cục

Lập luận theo chiều dọc của bài Tinh thần yêu nước được sơ hồ hóa như sau:

Soạn văn 7 VNEN Bài 19: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | Hay nhất Soạn văn lớp 7 VNEN

Phương pháp lập luận:

• Hàng ngang 1;2: quan hệ nhân quả.

• Hàng ngang 3: quan hệ tổng phân hợp.

• Hàng ngang 4: quan hệ tổng phân hợp.

• Hàng dọc 1;2: quan hệ suy luận tương đồng theo thời gian

• Hàng dọc 3: quan hệ nhân quả so sánh suy luận.

Hoạt động luyện tập Bài 19: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

1. Luyện tập về phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

a) Đọc gợi ý sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.

Lập luận là đưa ra luận cứ nhằm dẫn dắt người nghe (người đọc) đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận, mà kết luận đó là một tư tưởng (quan điểm, ý định) của người nói (người viết)

(1) Xác định luận cứ, kết luận trong các câu sau đây:

• Hôm nay trời mưa, chúng ta không đi chơi công viên nữa

• Em thích đọc sách, vì qua sách em học được rất nhiều điều.

• Trời nóng quá, đi ăn kem đi.

(2) Xác định mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận trong các câu ở mục (1).

(3) Vị trí của luận cứ và kết luận trong các câu ở mục (1)

Trả lời:

(1)

Soạn văn 7 VNEN Bài 19: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | Hay nhất Soạn văn lớp 7 VNEN

(2) Mối quan hệ giữ luận cứ và kết luận vô cùng chặt chẽ, luận cứ chính là nguyên nhân để đưa đến kết luận.

(3) Vị trí của luận cứ và luận điểm có thể thay đổi được cho nhau. ví dụ:

Chúng ta không đi chơi công viên nữa, (vì) hôm nay trời mưa.

b. So sánh kết luận của các lập luận trong những câu ở mục a) với các kết luận dưới đây và nhận xét về đặc điểm của luận điểm trong bản nghị luận.

• Chống nạn thất học.

• Dân ta có một lòng nồng nàng yêu nước.

• Sách là người bn lớn của con người.

(Gợi ý: Do luận điểm có vai trò quan trọng nên phương pháp lập luận trong văn nghị luận phải khoa học chặt chẽ. Nó phải trả lời các câu hỏi: Vì sao mà nêu ra luận điểm đó? Luận điểm đó có những nội dung gì, có cơ sở thực tế không, có tác dụng gì? Muốn trả lời câu hỏi đó thì phải lựa chọn luận cứ thích hợp, sắp xếp chặt chẽ)

Trả lời:

Đặc điểm cơ bản của luận điểm:

• Ngắn gọn.

• Có tính khái quát cao.

• Có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội.

• Phương pháp luận mang tính xã hội chặt chẽ.

c. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ra ở dưới: Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.

( 1) Văn bản nêu nên tư tưởng gì? Tư tưởng đấy thể hiện ở những luận điểm nào? Tìm những câu mang luận điểm?

(2) Văn bản có bố cục mấy phần? Hãy cho bt cách lập luận đc sử dụng trong bài?

Trả lời:

1) Tư tưởng được nêu: Vai trò của việc học cơ bản đối với một nhân tài.

Luận điểm chính của bài văn thể hiện rõ từ nhan đề của bài văn: học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn nói cách khác để trở thành tài phải học từ cơ bản.

Những câu mang luận điểm:

• Ở đời có nhiều người đi học nhưng ít ai biết học cho thành tài.

• Tác gỉa nêu truyện Lê-ô-na đơ Vanh-xi học vẽ trứng.

• Chỉ ai chịu khó luyện tập trong động tác cơ bản thật tốt thật tình thì mới có tiền đồ.

(2) Bố cục gồm 3 phần

Mở bài: câu đầu “Ở đời…cho thành tài”.

Thân bài: “Danh họa….Phục hưng”

• Câu chuyện: đóng vai trò minh họa cho luận điểm chính

• Phép lập luận: suy luận nhân quả.

Kết bài : phần còn lại

=> Cách lập luận : Phép lập luận suy luận cụ thể - khái quát kết hợp suy luận nhân quả: nhân là cách học – quả là thành công, quan hệ tổng phân hợp, tương phản.

* Lập luận của toàn bài, lập luận chiều dọc: Quan hệ tổng phân hợp:

Soạn văn 7 VNEN Bài 19: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | Hay nhất Soạn văn lớp 7 VNEN

2. Bổ sung luận cứ cho các kết luận sau:

a) Em rất yêu trường em...

b) Nói dối rất có hại...

c)...Nghĩ một lát nghe nhạc thôi.

d)...Trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.

e)...em rất thích đi tham quan.

Trả lời:

1. Em rất yêu trường em, vì nơi đây em đã trưởng thành.

2. Nói dối rất có hại vì điều đó sẽ làm cho người khác mất lòng tin.

3. Mệt quá rồi, nghỉ một lát nghe nhạc thôi.

4. Trẻ em rất non nớt nên cần biét nghe lời cha mẹ.

5. Đi nhiều nơi được mở rộng tầm hiểu biết nên em rất thích đi tham quan.

3. Viết tiếp kết luận cho luận cứ sau:

a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm...

b, Ngày mai đã đi thi rồi mà còn bài vở nhiều quá.....

c, Một số bạn nói năng thật khó nghe.....

d, Các bạn đã lớn rồi...

e, Cậu này ham đá bóng thật ...

Trả lời:

H - làm BT3

a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm, nên em phải đi ra ngoài.

b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, vì thế em phải học suốt đêm.

c. Nhìn bạn nói năng thật khó nghe, nên chúng ta cần phải có một cuộc luận bàn về văn hoá ứng xử.

d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó cần phải gương mẫu.

e. Cậu này ham đá bóng nên đá bóng rất giỏi.

Hoạt động vận dụng Bài 19: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

1. Giới thiệu về quốc kì, quốc ca Việt Nam.

Trả lời:

Quốc kì và Quốc ca Việt Nam chính là quốc hồn quốc túy của dân tộc gắn liền với lịch sử 4000 năm dựng nước, giữ nước của cha ông ta. Ý nghĩa lá cờ đỏ sao vàng rất thiêng liêng và cao quý. Nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thống tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, và 5 cánh sao tượng trưng cho 5 tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết. Lá cờ đỏ sao vàng là kết tinh của tình yêu nước, lòng tự hào, tự tôn và niềm tin của dân tộc Việt Nam. Không những vậy, Quốc kỳ của Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng đại diện cho chủ quyền quốc gia, độc lập của Việt Nam. Vào năm 1944, Dù chưa được nhìn thấy lá cờ, nhạc sĩ Văn Cao đã sáng tác Tiến quân ca và trong ca khúc có những câu như "...Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,... Sao vàng phấp phới”. Quốc ca Việt Nam là bài Tiến quân ca do Văn Cao sáng tác và được Hồ Chí Minh chọn làm Quốc ca Việt Nam. Bài Quốc ca đem lại không khí hào hùng, sôi nổi, vẻ vang của những năm nhân dân ta anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Hát Quốc ca là nghi thức quan trọng, khi nghe được hát Quốc Ca dưới là cờ đỏ sao vàng bay phấp phới thì trong mỗi trái tim của người dân Việt Nam lại dâng trào mãnh liệt tình yêu quê hương, niềm tự hào, tự tôn, lòng biết ơn và niềm tin vào dân tộc sáng ngời.

2.Tìm hiểu thêm ở các môn Lịch sử, địa lý, Giáo dục công dân,… để viết thành lập luận cho một trong các luận điểm sau:

a. Yêu quê hương, đất nước là tình cảm tự nhiên ở mỗi con người.

b. Yêu nước là phẩm chất của một công dân chân chính.

c. Biểu hiện của lòng yêu nước ở mỗi người là rất phong phú.

Trả lời:

Yêu quê hương, đất nước là tình cảm tự nhiên ở mỗi con người. Tình cảm thiêng liêng đó được khơi nguồn từ tình yêu gia đình, yêu làng xóm, yêu dòng sông, yêu cánh đồng,…và yêu những những thứ gần gũi, bình dị nhất. Quê hương là nơi đẹp nhất đối với mỗi con người bởi đó là nơi chôn rau cắt rốn, nơi gần gũi nhất, nơi lưu giữ những kỷ niệm thơ ấu thiêng liêng. Tình yêu quê hương trong mỗi người Việt luôn trào dâng da diết và mãnh liệt. Có người yêu những xóm làng nghoằn ngoèo có cây xanh phủ kín hai ven đường, những cánh đồng lúa chín bao la, bát ngát chảy quanh những con sông xanh biếc. Người khác lại yêu những chiếc nón đội của bà, của mẹ được tạo nên bởi đôi tay khéo léo của các nghệ nhân. Và những người con xa quê chưa có dịp trở về lại yêu lắm những trưa hè vang lên bởi câu hát ru à ơi của người mẹ, người bà đầy tình yêu thương. Con người và cảnh vật của quê hương đã in đậm trong trái tim mỗi người Việt Nam. Con người ai ai cũng được sinh ra một lần và cũng một lần đi vào cõi vĩnh hằng mãi mãi. Và khi đến giây phút “nhắm mắt buông tay” để vĩnh biệt hồng trần thì hình ảnh quê hương, gia đình vẫn luôn hiện lên là những ký ức đẹp đẽ và thiêng liêng trong tâm trí mỗi người.

3.Sưu tầm những hình ảnh thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân. Sắp xếp các hình ảnh đó theo một ý tưởng nhất định

Trả lời:

Soạn văn 7 VNEN Bài 19: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | Hay nhất Soạn văn lớp 7 VNEN Soạn văn 7 VNEN Bài 19: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | Hay nhất Soạn văn lớp 7 VNEN Soạn văn 7 VNEN Bài 19: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | Hay nhất Soạn văn lớp 7 VNEN Soạn văn 7 VNEN Bài 19: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | Hay nhất Soạn văn lớp 7 VNEN

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Ngữ văn lớp 7 sách VNEN Bài 19: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status